Chùa Việt

Bảo Hải Linh Thông Tự: Không gian thiền tịnh trên núi Ba Đèo

Chủ nhật, 06/07/2021 07:02

Tọa lạc trên núi Ba Đèo (Tp Hạ Long, Quảng Ninh), được bao bọc bởi đồi thông xanh mát, Quần thể văn hóa tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự mang dáng dấp của ngôi chùa cổ thời Hậu Lê thế kỷ 17, 18.

Nét kiến trúc chùa Việt cổ thế kỷ 17-18 và cả nghệ thuật tạo tác tượng Phật độc đáo của thời kỳ này đã được các kiến trúc sư và nghệ nhân hàng đầu tái tạo đầy tinh tế, trong cụm công trình văn hóa tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự trên núi Ba Đèo (Hạ Long, Quảng Ninh). Bảo Hải Linh Thông Tự có vị trí độc đáo trên đỉnh Ba Đèo, giữa rừng thông xanh mướt và xa xa là vịnh biển. Nhờ vị thế độc tôn mà quần thể kiến trúc tâm linh này được Đại lão hòa thượng Thích Trí Tịnh – Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam đích thân đặt tên là Bảo Hải Linh Thông Tự, với ý nghĩa: Ngôi chùa linh thiêng nằm giữa đồi thông xanh mát, hay bảo vật trấn giữ cho thành phố biển Hạ Long được bình an, thịnh vượng.

Nét kiến trúc chùa Việt cổ thế kỷ 17-18 và cả nghệ thuật tạo tác tượng Phật độc đáo của thời kỳ này đã được các kiến trúc sư và nghệ nhân hàng đầu tái tạo đầy tinh tế, trong cụm công trình văn hóa tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự trên núi Ba Đèo

Nét kiến trúc chùa Việt cổ thế kỷ 17-18 và cả nghệ thuật tạo tác tượng Phật độc đáo của thời kỳ này đã được các kiến trúc sư và nghệ nhân hàng đầu tái tạo đầy tinh tế, trong cụm công trình văn hóa tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự trên núi Ba Đèo

Nằm trên tổng diện tích 4.000m2, toàn bộ quần thể gồm các hạng mục: Tam quan, Lầu chuông, Lầu Khánh, Tam bảo, Nhà tổ, Nhà mẫu, hai bên hành lang tả vu, hữu vu, Ngũ Phương Bảo Tháp. Tất cả đều đậm nét kiến trúc chùa cổ Việt Nam thế kỷ 17, 18. Các kiến trúc sư đã tạo ra không gian tâm linh nhuần nhị, nền nã, bố cục được sắp xếp chặt chẽ, theo hướng mở ra dần ra từ khoảng rộng tới khoảng hẹp.

Bảo Hải Linh Thông Tự là một không gian thiền tịnh trên núi Ba Đèo.

Bảo Hải Linh Thông Tự là một không gian thiền tịnh trên núi Ba Đèo.

Cổng Tam quan được thiết kế khoáng đạt, với mái ngói mũi hài, các chi tiết trang trí cách điệu hình vân mây tinh xảo. Khu Tam bảo có mặt hình chữ Công với hai tường mái. Bộ khung mái Tam Bảo có dạng giá chiêng, chồng rường - lối kiến trúc chùa Việt tiêu biểu thế kỷ 17.

Cổng Tam quan Bảo Hải Linh Thông Tự.

Cổng Tam quan Bảo Hải Linh Thông Tự.

Thiết kế của Bảo Hải Linh Thông Tự được lấy ý tưởng từ hoa sen - loài hoa biểu tượng của Phật giáo. Đặc biệt, thủ pháp kiến trúc chồng diêm tầng mái được xem như sen nở trong sen, mang đến nét độc đáo cho tổng thể công trình và tạo nên không gian thiền tự thanh tịnh, an lạc trên đỉnh Ba Đèo.

Nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống của cha ông với những đường nét tinh xảo là điểm nhấn làm nên giá trị của công trình này.

Nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống của cha ông với những đường nét tinh xảo là điểm nhấn làm nên giá trị của công trình này.

Hoa sen, hình ảnh tượng trưng cho sự thanh tao, thoát tục và triết lý của nhà Phật được chạm khắc trang trí trên cửa gỗ, các chân cột, và hệ thống cột trống trên xà cũng được đặt trên đấu sen. Biểu tượng lá sen hiện hữu trên các xà, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong nghệ thuật tạo hình trang trí gỗ tinh tế tại quần thể tâm linh trên đỉnh Ba Đèo.

Thiết kế của Bảo Hải Linh Thông Tự được lấy ý tưởng từ hoa sen - loài hoa biểu tượng của Phật giáo.

Thiết kế của Bảo Hải Linh Thông Tự được lấy ý tưởng từ hoa sen - loài hoa biểu tượng của Phật giáo.

Nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống của cha ông với những đường nét tinh xảo là điểm nhấn làm nên giá trị của công trình này. Bộ khung gỗ mái dạng “giá chiêng, chồng rường” và các họa tiết trang trí, tạo hình hoa sen, vân mây được cách điệu, thể hiện óc sáng tạo, sự tài hoa và tỉ mỉ trong từng chi tiết của các nghệ nhân điêu khắc làm nên công trình này.

Ngũ Phương Bảo Tháp.

Ngũ Phương Bảo Tháp.

Ngũ Phương Bảo Tháp là điểm nhấn của quần thể này khi đặt giữa trung tâm, được tạo tác bằng đá hoa cương lắp ghép nguyên khối và thiết kế theo mô hình ngũ phương Phật, gồm 5 tháp, tượng trưng cho 5 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung tâm; 5 bộ: Bảo Bộ, Liên Hoa Bộ, Kim Cang Bộ, Nghiệp Bộ, Phật Bộ; 5 sắc: Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng, Đen.Trong đó, tháp trung tâm gồm 9 tầng, cao 25,2 mét, bên trong đặt tượng Phật và cột kinh cao 4 mét, được lấy theo mẫu cột kinh Phật có niên đại từ 1.000 năm trước tại chùa Nhất Trụ (Hoa Lư, Ninh Bình), với mong muốn nguyện cầu bình an cho muôn dân, cho đất nước… Bốn tháp xung quanh mỗi tháp gồm 5 tầng, cao 12,1 mét.

Bảo Hải Linh Thông Tự thắp sáng trong đêm

Bảo Hải Linh Thông Tự thắp sáng trong đêm

Kiến trúc Nhà Tổ, với ba gian tiền đường và một gian hậu cung, được tham khảo từ những mẫu chùa cổ của Việt Nam, tuy nhiên được giản lược để giữ vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa về tổng thể.

Hồ sen trước Tổ đường.

Hồ sen trước Tổ đường.

Ý nghĩa và cách thực hành Diệu Pháp Thiền Tịnh

Phía trước Nhà tổ là một hồ sen rộng, giữa hồ đặt Tượng Quan Âm Tự Tại (Công chúa Ba), được tạo tác theo nguyên mẫu tượng ở động Thiên Trù, chùa Hương (Hà Nội). Hành lang tả vu, hữu vu rộng lớn là nơi ngự tọa của 18 vị La Hán, được tạo tác vô cùng tinh xảo, công phu, theo nguyên mẫu bộ tượng La Hán ở chùa Tây Phương.

Nhà thờ Tổ Bảo Hải Linh Thông Tự.

Nhà thờ Tổ Bảo Hải Linh Thông Tự.

Điểm đặc sắc của Bảo Hải Linh Thông Tự là 106 pho được chế tác kỳ công, trong đó có 66 pho tượng đồng được tạo tác theo nguyên mẫu thờ tại các chùa cổ Bắc Bộ như chùa Bà Đá, Chân Tiên, chùa Vua, chùa Mía, chùa Tây Phương (Hà Nội), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).

Điện Tam Bảo.

Điện Tam Bảo.

Quá trình tạo tác 66 pho tượng đồng tại Bảo Hải Linh Thông Tự là cả một sự kỳ công, khi các nghệ nhân chuyển thể mẫu tượng từ chất liệu gỗ sang đồng đỏ giả cổ nhưng vẫn phải đảm bảo giữ nguyên bản thể của mẫu cũng như thần thái, cốt cách của từng pho tượng.

78074Bao-Hai-Linh-Thong-Tu-(4)

Trong số 66 bức tượng đồng, riêng 2 pho tượng Hộ Pháp trừ ác và Hộ Pháp khuyến thiện là khó làm hơn cả. Trước hết, khi chép nguyên mẫu tượng cổ từ chất liệu gỗ chuyển sang đúc đồng đòi hỏi đường nét trên tượng đồng giả cổ phải mềm mại hơn song vẫn giữ nguyên được dáng hình và thần thái của tượng gỗ cổ. Bên cạnh đó, công nghệ đúc đồng được sử dụng là khuôn vỏ mỏng, một công nghệ cao bậc nhất hiện nay. Do công suất của lò nung và lò nấu đồng không đáp ứng được thể tích của Pho tượng Hộ Pháp nên các nghệ nhận phải đúc từng phần, sau đó ráp lại thành khối tượng theo mẫu. Việc đúc từng phần đòi hỏi phải được thực hiện thật tinh xảo, để khi hàn ráp lại các khối không có sự lệch lạc dù là nhỏ nhất. Do đó, công đoạn ráp các khối tượng cũng phải được làm thật chính xác đến từng li mới giữ được thần thái và hình khối của tượng mẫu. 

78073Bao-Hai-Linh-Thong-Tu-(3)

Để tạo màu giả cổ cho các tượng đồng, nghệ nhân phải điều chỉnh màu bằng hóa chất trên chính chất liệu đồng, tại các vị trí khác nhau, mức độ oxy hóa khác nhau. Việc điều chỉnh màu cũng đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cực kỳ vững, bởi chỉ cần sai lệch nhỏ trong liều lượng hóa chất sử dụng để chỉnh màu, rất có thể bức tượng sẽ chuyển sang một sắc màu đồng không như mong muốn.

Bảo Hải Linh Thông Tự - dấu ấn nghệ thuật Phật giáo thế kỷ 17-18 trên miền di sản

Bảo Hải Linh Thông Tự - dấu ấn nghệ thuật Phật giáo thế kỷ 17-18 trên miền di sản

Với những giá trị kiến trúc, văn hóa, tâm linh quý giá và đậm truyền thống văn hóa người Việt, quần thể tâm linh trên núi Ba Đèo góp thêm một điểm nhấn độc đáo không thể bỏ qua cho du khách, trên hành trình du ngoạn điểm đến Quảng Ninh vốn đã nổi tiếng với các quần thể tâm linh linh thiêng, hấp dẫn bậc nhất miền Bắc.

Quần thể văn hóa tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự.

Quần thể văn hóa tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự.

loading...