Sách Phật giáo
Bát thức quy củ tụng (P.1)
Thứ ba, 17/02/2017 01:03
Quyển “Bát thức quy củ tụng” này được dịch theo lối thoát văn, nghĩa là chỉ lấy ý tưởng của Duy Thức Học để diễn giải bằng cách cô đọng vào trong quyển sách này hơn là dịch theo văn pháp của Trung Hoa, bởi vì văn pháp cổ của Trung Hoa không giống như văn pháp của Việt Nam. Hơn nữa, cú pháp Trung Hoa trong quyển “Bát thức quy củ tụng” thì quá cô đọng, vì thế có thể trở nên tối nghĩa, khiến cho người đọc khó hiểu. Nơi bản dịch này, chúng tôi chủ trương “lấy ý hơn lấy lời”, cho nên sự giải thích trong đây nhằm soi vào những chỗ tối nghĩa; đồng thời sắp xếp lại theo chiều diễn tiến để cho ý tưởng Duy Thức Tông được phổ truyền sâu rộng.
Lời người dịch
Quyển “Bát thức quy củ tụng” của Ngài Huyền Trang, được Ngài Khuy Cơ toát yếu, chúng tôi nhận thấy rất quan hệ với quyển “Khảo nghiệm duy thức học”. Quyển “Bát thức quy củ tụng” mà chúng tôi đã phân tích nội dung, mặc dù trong đó chỉ trình bày hình tướng của tám Tâm Thức, nhưng đã nói lên được tất cả những gì liên quan đến tám Tâm Thức qua mọi lĩnh vực sinh hoạt đều có tác dụng tương ưng.
Điểm đặc biệt nhất nơi quyển sách này là sự phân tích rõ ràng trong việc kết hợp giữa tám Tâm Vương và năm mươi mối Tâm Sở qua sự hỗ tương sinh hoạt, mà nơi quyển “Khảo nghiệm duy thức học” chúng tôi chưa tiện bề giải thích. Ngoài ra, quyển “Bát thức quy củ tụng” còn nói lên được tính chất và giá trị của tám Tâm Thức trong quá trình chuyển hóa để giác ngộ hoặc để độ sinh.
Do đó, trước tiên chúng tôi chọn quyển “Bát thức quy củ tụng” từ trong Đại Tạng Hán Tự để dịch sang Việt Ngữ, mục đích bổ túc tư tưởng cho quyển “Khảo nghiệm duy thức học” có thêm phần sáng tỏ lập trường.
Quyển “Bát thức quy củ tụng” này được dịch theo lối thoát văn, nghĩa là chỉ lấy ý tưởng của Duy Thức Học để diễn giải bằng cách cô đọng vào trong quyển sách này hơn là dịch theo văn pháp của Trung Hoa, bởi vì văn pháp cổ của Trung Hoa không giống như văn pháp của Việt Nam. Hơn nữa, cú pháp Trung Hoa trong quyển “Bát thức quy củ tụng” thì quá cô đọng, vì thế có thể trở nên tối nghĩa, khiến cho người đọc khó hiểu. Nơi bản dịch này, chúng tôi chủ trương “lấy ý hơn lấy lời”, cho nên sự giải thích trong đây nhằm soi vào những chỗ tối nghĩa; đồng thời sắp xếp lại theo chiều diễn tiến để cho ý tưởng Duy Thức Tông được phổ truyền sâu rộng.
Theo tinh thần Phật giáo, người học Phật cần “đọc văn cầu lý” hơn là chấp trước nơi văn chương chữ nghĩa. Với chiều hướng này, mong rằng quý độc giả hoan hỷ và thông cảm cho lối dịch của chúng tôi không đi sát với văn cú của Hán Tự Trung Hoa.
Quyển “Bát thức quy củ tụng” của Ngài Huyền Trang, một trong những tác phẩm tư tưởng Duy Thức, được xây dựng trên tinh thần Bồ Tát Hạnh. Phương pháp hành trì của Duy Thức Quán cũng là phương pháp tu tập của Bồ Tát Hạnh. Bởi sự liên hệ mật thiết giữa Bát thức quy củ tụng và Bồ Tát Hạnh, chúng tôi muốn nhứt cử lưỡng tiện cho việc tham khảo, nên cộng thêm bản dịch 50 ngôi vị tu tập của Bồ Tát trong “Phật học đại từ điển” do Phật Quang xuất bản với nhan đề: “Quá trình tu tập của Bồ Tát” nơi phần phụ bản để góp thêm tài liệu cho quý độc giả dễ dàng trong vấn đề nghiên cứu tu học.
Không ngoài mục đích xương minh Phật pháp và nhằm phát huy Duy Thức Tông trong thời đại mới, thời đại văn minh cơ giới cực thịnh, chúng tôi nguyện dịch quyển “Bát thức quy củ tụng” này hầu cống hiến đến quý độc giả phương pháp đi vào kho tàng tư tưởng Duy Thức Tông có tính khoa học.
Vấn đề dịch thuật kinh sách, giáo điển cao thâm, Phật pháp nhiệm mầu, thật là một việc làm đáng trách. Với tài sơ trí thiển, học cạn hiểu gần, chúng tôi qua phần dịch thuật, nơi tác phẩm này, không làm sao chu toàn giáo nghĩa. Nếu có chỗ sai lầm thiếu sót, âu cũng là bởi thấy biết hạn hẹp, kính mong các bậc cao minh niệm tình chỉ giáo. Thành thật cám ơn chư Tôn túc, quý thức giả và quý độc giả bốn phương.
Trân trọng cẩn bút,
Thích Thắng Hoan
BÁT THỨC QUY CỦ TỤNG
(Những bài tụng khuôn mẫu giảng về tám Thức Tâm Vương)
I. Xuất xứ:
Đời nhà Đường, Ngài Huyền Trang là một vị pháp sư thông bác ba tạng kinh điển của Phật giáo. Ngài dịch rất nhiều Kinh luận Đại thừa. Trong đó có những bộ luận thuộc về Tông Duy Thức. “Bát thức quy củ tụng” ở đây chính là một trong những bộ luận của Tông Duy Thức do Ngài sáng tác bằng văn xuôi. Nghĩa lý của Tông Duy Thức trong những bộ luận do Ngài phiên dịch cũng như sáng tác thì rất sâu xa thâm diệu và khiến cho những người chưa quen thuộc với tông phái nói trên gặp phải khó khăn không ít trong việc nghiên cứu để tìm hiểu chân giá trị môn học này. Ngài Khuy Cơ là đệ tử của Ngài Huyền Trang, mong muốn sự lợi ích của Tông Duy Thức được phổ biến sâu rộng trong nhân gian, liền xin phép bổn sư toát yếu bộ luận đây thành bài tụng để cho người đọc dễ nhớ. Những bài tụng trong “Bát thức quy củ tụng” gồm có 4 chương và mỗi chương có 12 câu Tụng, nhằm mục đích trình bày rõ ràng hành tướng của tám Tâm Thức chính yếu với nhan đề là “Bát thức quy củ tụng”.
I. Định nghĩa:
A/ Bát thức:
Thức: là hiểu biết, là phân biệt. Bát Thức nghĩa là tám loại hiểu biết, tám loại phân biệt. Tám loại hiểu biết được liệt kê như sau:
1. Hiểu biết qua mắt gọi là Nhãn Thức.
2. Hiểu biết qua tai gọi là Nhĩ Thức.
3. Hiểu biết qua mũi gọi là Tỷ Thức.
4. Hiểu biết qua lưỡi gọi là Thiệt Thức.
5. Hiểu biết qua thân gọi là Thân Thức.
6. Hiểu biết qua ý (Manas) gọi là Ý Thức.
7. Hiểu biết qua sự so đo, chấp trước gọi là Mạt Na Thức.
8. Hiểu biết qua sự xây dựng, qua sự bảo trì và qua sự tàng trữ vạn pháp gọi là Alaya Thức.
Sáu Tâm Thức ở trước, từ Nhãn Thức cho đến Ý Thức đều y cứ nơi Căn (Giác quan) để đặt tên cho chúng. Thức Mạt Na thứ bảy thường duyên đến và chấp trước nơi Kiến Phần tư lương của Thức Alaya thứ tám để chọn làm Ngã Pháp (Ngã Tướng và Pháp Tướng), nên được đặt tên là Thức Mạt Na. Kiến Phần Tư Lương nghĩa là phần tác dụng (Activity) của Thức Thể Alaya trong công việc tính toán so lường để xây dựng và bảo trì vạn pháp đúng theo giá trị luật Nhân quả nghiệp báo của mỗi pháp nên gọi là Kiến Phần Tư Lương, còn Thức Alaya thứ tám chính là chỉ cho Thức Thể Alaya (Thức Thể là Tâm Thức thuộc loại Dynamic-State). Thức Thể Alaya dịch là Vô Một, nghĩa là Tâm Thức này thường hay dung chứa và bảo trì hạt giống của tất cả sự vật không cho tiêu diệt, nên Tâm Thức này gọi là Vô Một.
B/ Quy củ:
Quy: là dụng cụ để đo hình tròn. Củ: là dụng cụ để đo hình vuông. Quy củ: nghĩa là những dụng cụ để đo hình tròn và hình vuông của thợ mộc. Người thợ mộc, nếu không có quy củ thì không thể nào xây dựng sự vật đúng theo kiểu mẫu. Quy củ ở đây nghĩa bóng là phương thức, là khuôn mẫu cho việc xây dựng cũng như sáng tạo các pháp và con người.
C/ Tụng:
Tụng: là những bài tụng gồm những lời văn ngắn gọn, dễ đọc, mà khi đọc thì có âm, có điệu dễ nghe. Nói cách khác, những bài tụng giảng giải về tám Tâm Thức và thuyết minh hình tướng của mỗi Tâm Thức một cách rõ ràng, thiết thực, chính xác, có đường lối giống như quy củ, nên gọi là “Bát thức quy củ tụng”.
ĐỆ NHẤT CHƯƠNG
(Chương thứ nhất)
TIỀN NGŨ THỨC TỤNG:
Bài tụng giảng về năm Tâm Thức ở trước.
1. Tánh cảnh hiện lượng thông tam tánh:
Dịch: Cảnh là tánh cảnh, Lượng là hiện lượng, cả hai đều thông đến ba tánh.
Giải: Cảnh: là cảnh tượng, nghĩa là hiện tượng làm bối cảnh của năm Tâm Thức trước. Cảnh tượng này đều nương tựa nơi Thể Tánh của Duy Thức để biến hịện thành hình tướng trong thế gian, nên cảnh tượng này được gọi là Tánh Cảnh. Thể Tánh của Duy Thức tức là chỉ cho Thức Thể Alaya. Thức Thể Alaya là một loại Tâm Thức đóng vai trò làm nền tảng cho việc sinh khởi vạn pháp, nên Thức Thể Alaya gọi là Thể Tánh của Duy Thức hoặc gọi là Tánh Duy Thức.
Tánh cảnh: nghĩa là cảnh tượng chân thật trong thế gian và những cảnh tượng này được phát sinh từ nơi Thể Tánh của Duy Thức. Cảnh tượng chân thật nói trên tức là chỉ cho hiện tượng vạn pháp trong thế gian và những hiện tượng này luôn luôn đóng vai trò đối tượng (Objects) cho năm Tâm Thức phát sinh tác dụng để hiểu biết. Tánh Cảnh của một sự vật biểu hiện qua năm đối tượng khác nhau, nghĩa là một sự vật được biểu hiện qua năm Tánh Cảnh khác nhau để làm đối tượng cho năm Tâm Thức.
Năm Tánh Cảnh khác nhau của một sự vật gồm có: Sắc, thinh, hương, vị và xúc. Một sự vật trong thế gian dù lớn hay nhỏ như thế nào đi chăng nữa đều gồm có năm phần đối tượng gọi là năm Tánh Cảnh vừa kể và nhờ năm phần đối tượng đó, năm Tâm Thức mới hiểu biết được sự vật qua năm khía cạnh nói trên. Năm Tánh Cảnh đối tượng của một sự vật vừa kể gọi chung là Hữu Chất Tánh Cảnh, nghĩa là những Cảnh Tượng có thể chất chân thật do Tánh Duy Thức biến hiện nên.
Năm Tánh Cảnh khác nhau của một sự vật gồm có: Sắc, thinh, hương, vị và xúc. Một sự vật trong thế gian dù lớn hay nhỏ như thế nào đi chăng nữa đều gồm có năm phần đối tượng gọi là năm Tánh Cảnh vừa kể và nhờ năm phần đối tượng đó, năm Tâm Thức mới hiểu biết được sự vật qua năm khía cạnh nói trên. Năm Tánh Cảnh đối tượng của một sự vật vừa kể gọi chung là Hữu Chất Tánh Cảnh, nghĩa là những Cảnh Tượng có thể chất chân thật do Tánh Duy Thức biến hiện nên.
Lượng: là lượng tính, nghĩa là sự phân biệt vạn pháp của Tâm Thức có tính cách so lường, cân nhắc, tính toán để hiểu biết chính xác nên gọi là Lượng. Lượng ở đây gồm có ba loại: Hiện Lượng, Tỷ Lượng và Phi Lượng.
Bản tánh của năm Tâm Thức là hiểu biết vạn pháp không có vấn đề so sánh và phân biệt về hình thức như là: không có phân biệt lớn nhỏ, dài ngắn, vuông tròn v.v... và cũng không có so sánh cái này không phải cái kia, cai kia khác hơn cái nọ v.v... Năm Tâm Thức đấy chỉ duyên với thật cảnh bên ngoài để hiểu biết sự vật mà trong lúc đó Ý Thức thứ sáu không có hợp tác phân biệt nên gọi là Hiện Lượng.
Thí dụ: Anh A nhìn thấy anh B qua con mắt mà trong lúc đó anh để ý vào, cho nên anh A không nhớ được anh B ăn mặc gì và anh B đang làm gì, mặc dù anh A vẫn biết rằng mình đã thấy anh B.
Đó là trạng thái Nhãn Thức anh A nhìn thấy sự vật bằng Hiện Lượng mà trong lúc đó Ý Thức thứ sáu của anh A không hợp tác phân biệt. Nói cách khác, năm Tâm Thức chỉ hiểu biết sự vật bên ngoài bằng Hiện Lượng.
Năm Tâm Thức ở đây tác dụng sinh hoạt theo nghiệp lực điều khiển, nhằm mục đích giúp cho Ý Thức thứ sáu tạo thêm nghiệp báo. Cho nên năm Tâm Thức nói trên thông cả ba tánh là: Tánh Thiện, Tánh Ác và Tánh Vô Ký (Tánh Vô Ký nghĩa là tánh chất thuộc loại không phải thiện và cũng không phải ác). Nghĩa là năm Tâm Thức nói trên thường liên lạc và giao tiếp với tất cả sự việc chẳng những thuộc loại Tánh Thiện, thuộc loại Tánh Ác và cho đến những sự việc thuộc loại Tánh Vô Ký. Nói cách khác, năm Tâm Thức thường sinh hoạt quan hệ chẳng những các pháp Thiện, các pháp ác cho đến quan hệ các pháp thuộc loại vô ký và không chê bỏ một pháp nào cả. Bởi thế, nhà Duy Thức cho năm Tâm Thức này thông cả ba Tánh.
2. Nhãn, nhĩ, thân tam, nhị địa cư:
Dịch: Nơi cõi Nhị Địa (Cõi Sắc), chỉ còn lại ba Tâm Thức là: Nhãn Thức, Nhĩ Thức, và Thân Thức.
A/ Dục giới:
Dục giới: là những cõi thuộc ái dục. Những cõi này được thành lập là do bởi chất ái dục cực thịnh và thô tục kết hợp nên, nghĩa là những thế giới và những chúng sinh hữu tình trong các cõi đó được xây dựng nên bởi chất ái dục cực thịnh và được kết hợp thành hình bởi vật chất trọng trược trói buộc, nên gọi là Dục Giới.
Dục giới gồm có:
1. Ngũ thú tạp cư địa: nghĩa là những cõi Ái Dục đều đầy đủ năm thú (năm loại chúng sinh) ở chung lẫn lộn nhau nên gọi là Tạp Cư. Năm thú là: Thiên, Nhân, Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sinh. Ngoài năm thú nói trên, A Tu La là loại không có nơi chốn nhứt định. Nguyên vì loại A Tu La này đều có mặt ở những cõi Trời và cõi Người, cho nên chúng được gọi là Thiên A Tu La và Nhân A Tu La. Bởi lẽ đó, A Tu La không được xếp loại trong năm thú nói trên.
Các loài chúng sinh hữu tình trong những cõi Ái Dục (Dục Giới) được nảy nở và lớn lên qua sự ăn uống, ngủ nghỉ và dâm dục để tồn tại. Thế nên chúng sinh hữu tình ở những cõi này đều đầy đủ năm Tâm Thức.
B/ Sắc giới:
Sắc giới: là những cõi được xây dựng bởi những sắc chất rất tinh tế, rất trong suốt. Những sắc chất ở đây không ô trược, không nhơ nhớp, không giống như những thế giới thuộc Ái Dục. Những sắc chất trong những cõi này rất tinh sạch, rất trong sáng giống như chất pha lê kết hợp tạo thành thế giới và tạo thành thân thể. Chúng sinh hữu tình sống trong những thế giới sắc chất vừa kể trên vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của Ái Dục, mặc dù sự Ái Dục của họ không tác dụng mạnh và họ cũng chưa lìa khỏi hẳn sự ràng buộc của vật chất, cho nên những cõi này được gọi là Sắc Giới.
1. Sơ thiền ly, sinh hỷ lạc địa:
Sơ thiền ly, sinh hỷ lạc địa nghĩa là cõi Thiền Định thuộc về bậc thứ nhất. Chúng sinh hữu tình sống trong cõi đó thì rất an ổn, rất sung sướng và vui mừng cho mình đã được lìa khỏi vòng sinh tử lưu chuyển của Dục Giới để sống trong cõi Sắc Giới. Những chúng sinh hữu tình trong cõi này tuy có thân thể, nhưng họ không dâm dục thô tục. Họ được sinh ra bằng cách hóa sinh. Họ không có ăn uống (không đoạn thực), nghĩa là họ không ăn đồ ăn vào trong bụng như những chúng sinh hữu tình ở các cõi Dục Giới. Cho nên họ chỉ có ba Tâm Thức sinh hoạt là: Nhãn Thức, Nhĩ Thức, và Thân Thức. Họ không có Thiệt Thức và Tỷ Thức tác dụng. (Thân tam, Nhị địa cư).
2. Nhị thiền định, sinh hỷ lạc địa:
Nhị thiền định sinh hỷ lạc địa nghĩa là cõi Thiền Định thuộc về bậc thứ hai. Chúng sinh hữu tình sống trong cõi đó nhờ thiền định mà lìa được trạng thái Tầm tư, chỉ còn cảm giác về sự vui vẻ và an lạc trong trạng thái không chấp trước (trạng thái xả). Họ xa lìa được trạng thái Tầm tư, nghĩa là họ tu thiền định đã được thuần thục trong sự quán chiếu, cho nên họ không cần phải chứng minh mới giác ngộ và họ cũng không cần phải dụng tâm phân tích để xét đoán mới trực diện sự kiện. Những người tu thiền định ở cõi này mỗi lần quán chiếu vấn đề nào là họ liền giác ngộ ngay và không cần phải sử dụng lý trí để xét đoán.
3. Tam thiền ly hỷ, diệu lạc địa:
Tam thiền ly hỷ, diệu lạc địa nghĩa là cõi Thiền Định thuộc về bậc thứ ba. Chúng sinh hữu tình sống trong cõi đó nhờ thiền định xa lìa được trạng thái hỷ và chỉ còn cảm giác về sự an lạc một cách mầu nhiệm trong trạng thái không chấp trước (trạng thái xả). Người tu thiền định ở cõi này thì luôn luôn giữ Tâm Thức được tĩnh lặng một cách tự tại, nghĩa là họ không bao giờ bị rung động trước bất cứ sự cảm xúc nào của khổ, vui trong cuộc đời và trong lúc đó chính họ đã đạt đến một sự an lạc đặc biệt mầu nhiệm không thể diễn tả của bậc Thiền Định thứ ba này là Thiền Định Ly Hỷ Diệu Lac Địa.
4. Tứ thiền xả niệm thanh tịnh địa:
Tứ thiền xả niệm thanh tịnh địa nghĩa là cõi Thiền Định thuộc về bậc thứ tư. Chúng sinh hữu tình sống trong cõi đó nhờ thực tập thiền định đến mức thuần thục đã xa lìa hẳn trạng thái an lạc và khiến cho thân tâm nên thanh tịnh trong tĩnh lặng. Lúc đó, họ chỉ còn lại sự cảm giác về trạng thái không chấp trước (trạng thái xả). Người tu thiền định còn cảm giác về sự an lạc tức là người còn dụng tâm để niệm niệm phân biệt, còn chọn lựa những điều an lạc để hưởng thụ và còn phân biệt những điều không an lạc để tránh né, đào thải, thế là người chưa đạt đến Tứ thiền xả niệm thanh tịnh địa.
Người tu thiền định thuộc thứ tư này không phải đi tìm sự an lạc từ bên ngoài mang vào, mà ở đây họ phát hiện sự an lạc từ trong tâm khơi nguồn tuôn chảy ra. Nguồn an lạc thật sự đó chỉ có thể hiện là khi nào tâm họ hoàn toàn thanh tịnh, trong trạng thái tĩnh lặng mà ngay lúc đó, tâm họ không còn bợn chút nào ô nhiễm bởi niệm niệm phân biệt chấp trước. Người tu thiền định đạt đến mức độ nói trên tức là người đã chứng được Địa vị thiền xả niệm thanh tịnh một cách viên mãn.
Người tu thiền định thuộc thứ tư này không phải đi tìm sự an lạc từ bên ngoài mang vào, mà ở đây họ phát hiện sự an lạc từ trong tâm khơi nguồn tuôn chảy ra. Nguồn an lạc thật sự đó chỉ có thể hiện là khi nào tâm họ hoàn toàn thanh tịnh, trong trạng thái tĩnh lặng mà ngay lúc đó, tâm họ không còn bợn chút nào ô nhiễm bởi niệm niệm phân biệt chấp trước. Người tu thiền định đạt đến mức độ nói trên tức là người đã chứng được Địa vị thiền xả niệm thanh tịnh một cách viên mãn.
C/ Vô sắc giới:
Vô sắc giới nghĩa là những cõi hoàn toàn thoát ly hẳn vật chất, chỉ còn lại tâm thức tồn tại mà thôi. Những thế giới Vô Sắc phần nhiều là thế giới Vọng Hiện của thế giới Chân Như lưu xuất và cũng nền tảng của thế giới Nghiệp Duyên sinh khởi. Thế giới Nghiệp Duyên chính là những thế giới Sắc Giới và những thế giới này được phát sinh là do những thế giới Vọng Hiện của Vô Sắc tạo nghiệp thành hình, còn những thế giới Dục Giới cũng là loại thế giới Nghiệp Duyên và những thế giới này được phát sinh là do những thế giới Sắc Giới tạo nghiệp bằng cách cô đọng những Sắc Uẩn kết hợp thành hình. Thế giới Sắc Uẩn của Dục Giới là những thế giới trọng trược và ngăn ngại. Riêng Vô Sắc Giới là những thế giới hoàn toàn do Thức Ấm tạo thành, cho nên chúng nó không bị ngăn ngại bởi vật chất.
Vô sắc giới gồm có:
5. Không vô biên xứ địa:
Không vô biên xứ địa nghĩa là những chúng sinh hữu tình ở cõi này đã xa lìa phần sắc tướng thô trược tạp nhiễm của Nghiệp Duyên nơi các cõi Sắc Giới. Sắc Tướng Nghiệp Duyên ở đây đều là nghiệp tướng thành hình, nhưng Nghiệp Tướng không phải là Nghiệp Lực. Sắc Tướng Nghiệp Duyên chỉ có trong Sắc Giới và Dục Giới mà chúng nó không thể có trong Vô Sắc Giới. Những chúng sinh ở cõi Không Vô Biên Xứ Địa chỉ do sắc tướng tinh tế vọng hiện của thế giới Chân Như lưu xuất tác dụng kết thành thân thể và kết thành thế giới. Những chúng sinh hữu tình trong thế giới này đều là ở trạng thái không, nghĩa là chúng nó chỉ có Tướng Thể mà không có Tướng Hiện như các cõi Sắc Giới.
Tướng Thể là những hình tướng nguyên thể chưa bị tác dụng biến dịch, còn Tướng Hiện là những hình tướng đã bị tác dụng biến thể thành hình dạng khác biệt, lớn nhỏ v.v... không giống nhau và chúng nó cũng không còn giữ trạng thái nguyên thể như xưa nữa. Thế giới của họ cư trú là Hư Không bao la không có biên giới ngăn cách. Chúng hữu tình ở cõi này nhờ tu tập Thiền Quán nên giác ngộ được thể tánh của vạn pháp đều nằm trong trạng thái hư không bao la không có bờ mé. Cho nên thế giới này được gọi là Không vô biên xứ địa.
Tướng Thể là những hình tướng nguyên thể chưa bị tác dụng biến dịch, còn Tướng Hiện là những hình tướng đã bị tác dụng biến thể thành hình dạng khác biệt, lớn nhỏ v.v... không giống nhau và chúng nó cũng không còn giữ trạng thái nguyên thể như xưa nữa. Thế giới của họ cư trú là Hư Không bao la không có biên giới ngăn cách. Chúng hữu tình ở cõi này nhờ tu tập Thiền Quán nên giác ngộ được thể tánh của vạn pháp đều nằm trong trạng thái hư không bao la không có bờ mé. Cho nên thế giới này được gọi là Không vô biên xứ địa.
6. Thức vô biên xứ địa:
Thức vô biên xứ địa nghĩa là những chúng sinh hữu tình ở cõi này không còn dùng sắc tướng tinh tế vọng hiện của thế giới ngoại cảnh làm thân thể và làm cảnh giới để an trụ giống như Không vô biên xứ địa nói trên, mặc dù sắc tướng của thế giới ngoại cảnh đều là vọng hiện của thế giới Chân Như. Ở đây, họ chỉ dùng Thức Tướng của cảnh giới nội tâm làm thân thể và làm cảnh giới để an trụ.
Nói cách khác, họ chỉ dùng Thức Thân (Thân thể bằng Tâm Thức) trong nội tâm làm thân thể thay vì sử dụng từ những Ngã Tướng vọng hiện ngoại ảnh của thế giới Chân Như làm thân thể và họ chỉ dùng Thức Cảnh (Cảnh giới bằng Tâm Thức) trong nội tâm làm cảnh giới an trụ thay vì sử dụng từ những Pháp Tướng vọng hiện ngoại cảnh của thế giới Chân Như làm cảnh giới nương tựa giống như Không vô biên xứ địa nêu trên. Thức Cảnh của những chúng sinh hữu tình ở cõi này an trụ tức là Thức Thể Alaya bao la không biên giới nên gọi Cảnh Giới là Thức vô biên xứ địa.
Nói cách khác, họ chỉ dùng Thức Thân (Thân thể bằng Tâm Thức) trong nội tâm làm thân thể thay vì sử dụng từ những Ngã Tướng vọng hiện ngoại ảnh của thế giới Chân Như làm thân thể và họ chỉ dùng Thức Cảnh (Cảnh giới bằng Tâm Thức) trong nội tâm làm cảnh giới an trụ thay vì sử dụng từ những Pháp Tướng vọng hiện ngoại cảnh của thế giới Chân Như làm cảnh giới nương tựa giống như Không vô biên xứ địa nêu trên. Thức Cảnh của những chúng sinh hữu tình ở cõi này an trụ tức là Thức Thể Alaya bao la không biên giới nên gọi Cảnh Giới là Thức vô biên xứ địa.
7. Vô sở hữu xứ địa:
Vô sở hữu xứ địa nghĩa là những chúng sinh hữu tình ở cõi này đã lìa được trạng thái Không Quán, tức là họ đang sống trong thế giới Không Tánh (Thể Tánh vạn pháp đều không), cho nên họ không còn sử dụng Thiền Quán để nhận chân Thể Không của vạn pháp thuộc ngoại cảnh. Họ đã không còn sử dụng Tâm Thức để quán chiếu nữa mà ở đây, họ chỉ sử dụng Trí Tuệ để trực tiếp giác ngộ Thiền Cảnh không qua Thiền Quán. Họ cũng đã lìa được trạng thái ràng buộc của các Tâm Sở điều khiển hỗ trợ, nghĩa là ở đây họ luôn luôn sống trong Thiền Định bằng cách trực giác mà không cần phải quán chiếu để hiểu biết nữa. Cho nên họ không bị chi phối bởi các Tâm Sở, nhứt là các Tâm Sở Biến Hành cũng như các Tâm Sở Biệt Cảnh. Họ chỉ lìa khỏi sự ràng buộc của các Tâm Sở Biến Hành và các Tâm Sở Biệt Cảnh liên hệ, nhưng họ chưa hóa giải được những hạt giống các Tâm Sở nói trên.
Những chúng sinh hữu tình trong cõi này thì không còn chi để sử dụng (Vô Sở dụng) và cũng không cần chi để hưởng thụ (Vô Sở hữu). Chẳng những thế, họ cũng không cần đến những pháp môn để chứng đắc (Vô Sở đắc), nhưng họ còn vướng mắc bởi Tâm Sở tưởng điều khiển, cho nên họ còn bị suy tưởng bởi vọng tưởng về tướng sai biệt không bình đẳng của thế giới Chân Như. Ở đây họ còn phải tiếp tục sử dụng Trí Tuệ quán chiếu để hóa giải tận gốc rễ Tâm Sở Tưởng, không cho nó còn chút nào dấu vết trong Tâm Thức nữa. Nhờ đó họ mới trực diện được thể tánh bình đẳng không sai biệt của thế giới Chân Như.
Những chúng sinh hữu tình trong cõi này thì không còn chi để sử dụng (Vô Sở dụng) và cũng không cần chi để hưởng thụ (Vô Sở hữu). Chẳng những thế, họ cũng không cần đến những pháp môn để chứng đắc (Vô Sở đắc), nhưng họ còn vướng mắc bởi Tâm Sở tưởng điều khiển, cho nên họ còn bị suy tưởng bởi vọng tưởng về tướng sai biệt không bình đẳng của thế giới Chân Như. Ở đây họ còn phải tiếp tục sử dụng Trí Tuệ quán chiếu để hóa giải tận gốc rễ Tâm Sở Tưởng, không cho nó còn chút nào dấu vết trong Tâm Thức nữa. Nhờ đó họ mới trực diện được thể tánh bình đẳng không sai biệt của thế giới Chân Như.
8. Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa:
Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa nghĩa là thế giới hoàn toàn không còn trạng thái Phi Phi Tưởng. Những chúng sinh hữu tình ở cõi này thì mới thật sự sống trọn vẹn trong thế giới tĩnh lặng, sau khi họ hóa giải xong dấu vết hạt giống Tâm Sở Tưởng. Họ sử dụng Thiền Định Vô Tưởng nhằm mục đích hóa giải hạt giống Tâm Sở Tưởng và nhờ đó họ đạt đến trạng thái Phi Phi Tưởng. Sau khi đạt đến trạng thái Phi Phi Tưởng, họ không còn sử dụng Thiền Định Vô Tưởng nữa, nguyên vì hạt giống Tâm Sở Tưởng không còn dấu vết trong Tâm Thức của họ. Lúc đó họ sống hoàn toàn trọn vẹn trong thế giới tĩnh lặng của Thể Tánh chân thật. Thế giới Thể Tánh chân thật được gọi là thế giới Phi tưởng phi phi tưởng xứ địa.
Những chúng sinh hữu tình ở cõi này chỉ trực diện được thế giới Chân Như, nhưng họ chưa có thể bước vào thế giới Chân Như, nguyên vì họ còn bị vướng mắc bởi Vô Minh Nghiệp Tướng mà trong lúc đó họ chưa hóa giải được. Ở đây họ còn phải tiếp tục phát huy Trí Tuệ Diệu Quan Sát và Trí Tuệ Bình Đẳng Tánh để hóa giải Căn Bản Vô Minh Nghiệp Tướng trong mỗi Tâm Thân của họ ra khỏi vòng đai năng lực Tổng Thể Vô Minh Nghiệp Tướng. Đồng thời họ chuyển hóa Kiến Phần Thức Alaya nơi chính họ tách rời ra khỏi Thức Thể Alaya để biến thành Trí Tuệ Đại Viên Cảnh và Trí Tuệ Đại Viên Cảnh này lại thể nhập vào Tâm Như Lai Tạng. Thế là họ thật sự bước vào và an trụ nơi thế giới Chân Như một cách tự tại giải thoát.
Những chúng sinh hữu tình ở cõi này chỉ trực diện được thế giới Chân Như, nhưng họ chưa có thể bước vào thế giới Chân Như, nguyên vì họ còn bị vướng mắc bởi Vô Minh Nghiệp Tướng mà trong lúc đó họ chưa hóa giải được. Ở đây họ còn phải tiếp tục phát huy Trí Tuệ Diệu Quan Sát và Trí Tuệ Bình Đẳng Tánh để hóa giải Căn Bản Vô Minh Nghiệp Tướng trong mỗi Tâm Thân của họ ra khỏi vòng đai năng lực Tổng Thể Vô Minh Nghiệp Tướng. Đồng thời họ chuyển hóa Kiến Phần Thức Alaya nơi chính họ tách rời ra khỏi Thức Thể Alaya để biến thành Trí Tuệ Đại Viên Cảnh và Trí Tuệ Đại Viên Cảnh này lại thể nhập vào Tâm Như Lai Tạng. Thế là họ thật sự bước vào và an trụ nơi thế giới Chân Như một cách tự tại giải thoát.
Đây là ý nghĩa và giá trị của Ba Cõi (Tam Giới) và Chín Địa (Cửu Địa). Trừ Địa thứ nhì (Nhị Địa) ra tức là trừ ra Ly sinh hỷ lạc địa, chúng sinh hữu tình của bảy Địa sau chỉ duyên đến và an trụ nơi Thiền Định ở bên trong nội tâm, cho nên năm Tâm Thức ở trước không phát khởi tác dụng sinh hoạt để yểm trợ cho Ý Thức thứ sáu nhận thức.
3. Biến hành, biệt cảnh, thiện thập nhứt: trung nhị, đại bát, tham, sân, si:
Dịch: Có năm Tâm Sở Biến Hành, năm Tâm Sở Biệt Cảnh, mười một Tâm Sở Thiện.
Hai Tâm Sở Trung Tùy, tám Tâm Sở Đại Tùy và Tham, Sân, Si.
Giải: Đây là những Tâm Lý (Tâm Sở) thường hợp tác với nhau (Tương ưng) và cùng nhau yểm trợ cho năm Tâm Thức sinh hoạt. Nguyên do năm Tâm Thức tự nó sinh hoạt không lanh lợi và cũng không mạnh mẽ như Ý Thức thứ sáu, vì sinh hoạt không lanh lợi và không mạnh mẽ như Ý Thức thứ sáu, cho nên năm Tâm Thức tự nó không thể hợp tác toàn diện và hoạt động cùng một lúc với 51 loại Tâm Sở. Ở đây, năm Tâm Thức chỉ có khả năng kết hợp được 34 Tâm Sở là: 5 Biến Hành, 5 Biệt Cảnh, 11 Thiện, 3 Căn Bản Phiền não, 2 Trung Tùy và 8 Đại Tùy.
1. Trong 6 căn bản phiền não, năm Tâm Thức không thể kết hợp với Mạn, Nghi và Ác Kiến. Tâm Sở Mạn, Nghi và Ác Kiến sỡ dĩ phát sinh tác dụng là do Ý Thức thứ sáu phân biệt, so đo, chấp trước theo quan niệm của mình làm trợ duyên. Nhất là Tâm Sở Mạn và Tâm Sở Nghi. Tâm Sở Mạn sở dĩ phát sinh tác dụng là do Ý Thức thứ sáu khởi niệm phân biệt làm trợ duyên và Tâm Sở Nghi sở dĩ phát sinh tác dụng là do Ý Thức thứ sáu khởi niệm chọn lựa làm trợ duyên.
Nhưng năm Tâm Thức thì chỉ có khả năng hiểu biết vạn pháp một cách trực tiếp không cần phải qua trung gian, nên sự hiểu biết của năm Tâm Thức được gọi là Trực Giác. Do đó, bản tánh của năm Tâm Thức hoàn toàn không có vấn đề phân biệt, so đo, chấp trước theo quan niệm của mình, nghĩa là năm Tâm Thức này hiểu biết vạn pháp không có vấn đề so sánh và chọn lựa giống như Ý Thức thứ sáu. Cho nên năm Tâm Thức không thể hợp tác với các Tâm Sở Mạn, Nghi và Ác Kiến. Năm tâm Thức ở đây chỉ quan hệ với các Tâm Sở Tham, Sân, và Si Mê trong 6 căn bản phiền não.
Nhưng năm Tâm Thức thì chỉ có khả năng hiểu biết vạn pháp một cách trực tiếp không cần phải qua trung gian, nên sự hiểu biết của năm Tâm Thức được gọi là Trực Giác. Do đó, bản tánh của năm Tâm Thức hoàn toàn không có vấn đề phân biệt, so đo, chấp trước theo quan niệm của mình, nghĩa là năm Tâm Thức này hiểu biết vạn pháp không có vấn đề so sánh và chọn lựa giống như Ý Thức thứ sáu. Cho nên năm Tâm Thức không thể hợp tác với các Tâm Sở Mạn, Nghi và Ác Kiến. Năm tâm Thức ở đây chỉ quan hệ với các Tâm Sở Tham, Sân, và Si Mê trong 6 căn bản phiền não.
2. Mười tâm sở tiểu tùy phiền não thường tác dụng hiện bày hành động biểu lộ ra ngoài một cách thô tục, nông cạn và mạnh bạo. Ngược lại, năm Tâm Thức sinh hoạt hiểu biết vạn pháp một cách tinh tế và sâu sắc hơn. Cho nên năm Tâm Thức đây không thể hợp tác với 10 Tâm Sở Tiểu Tùy Phiền Não.
3. Bốn tâm sở bất định là Hối, Miên, Tầm và Tư. Năm Tâm Thức không thể nào hợp tác được với 4 Tâm Sở Bất Định nói trên. Nguyên do:
a) Tâm Sở Hối là trạng thái tâm lý thường ăn năn và hối tiếc những công trình, những cố gắng của Ý Thức thứ sáu sinh hoạt. Tâm Sở Hối thường ghi nhớ và so sánh thiệt hơn những quá trình hành động của Ý Thức thứ sáu để ăn năn hối tiếc. Năm Tâm Thức hiểu biết vạn pháp một cách trực tiếp, cho nên không có vấn đề ăn năn hối tiếc Do đó, năm Tâm Thức không thể hợp tác với Tâm Sở Hối.
b) Tâm Sở Miên là trạng thái tâm lý thích ngủ nghỉ, thường hay chận đứng sáu Tâm Thức (từ Nhãn Thức cho đến Ý Thức thứ sáu) không cho sinh hoạt và khiến con người trở nên bị buồn ngủ. Vì thế năm Tâm Thức không thể hợp tác với Tâm Sở Miên.
c) Tâm Sở Tầm là trạng thái tâm lý thích tìm cầu những dữ kiện, những chứng tích chưa được đối diện hiện cảnh. Ngược lại, năm Tâm Thức chỉ hiểu biết trực tiếp vạn pháp thuộc đối diện và vạn pháp thuộc hiện cảnh. Ngoài ra năm Tâm Thức này không thể hiểu biết vạn pháp thuộc về quá khứ không đối diện và cũng như vạn pháp thuộc về tiềm năng (Memories) không hiện cảnh. Cho nên năm Tâm Thức không có vấn đề tìm cầu và do đó, không thể hợp tác với Tâm Sở Tầm.
d) Tâm Sở Tư là trạng thái tâm lý thường thích xét đoán chính chắn, phân biệt một cách tỉ mỉ về ý nghĩa, về giá trị và tính chất của những sự vật đối diện. Ngược lại, năm Tâm Thức chỉ hiểu biết sự vật bằng trực giác mà chúng không cần phải xét đoán hay phân tích. Cho nên năm Tâm Thức này không thể hợp tác với Tâm Sở Tư.
4. Ngũ thức đồng y tịnh s