Chùa Việt

Bộ ảnh quý về chùa Báo Ân của Hà Nội xưa

Chủ nhật, 31/01/2019 02:19

Vén bức màn lịch sử, giữa chốn đô thị Hà thành tấp nập, từng có một ngôi chùa mang tên Báo Ân như một đóa sen tỏa hương Thiền, làm đời thanh tịnh và cảnh sắc thêm phần tao nhã. Một công trình oằn mình với tang thương, chứng kiến một thời kì khổ đau của dân tộc Việt.

>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Trên khu đất ngày nay là tòa nhà Bưu điện thành phố Hà Nội, từng tồn tại một trong những ngôi chùa đặc biệt nhất của Thủ đô đó là chùa Báo Ân.

Chùa Báo Ân được xây dựng vào khoảng thời gian 1842, tức khoảng thời gian trị vì vua Thiệu Trị – một dấu ấn hiếm hoi của vương triều Nguyễn trên đất Thăng Long xưa. Người chủ trì việc xây chùa là Quan Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai nên người đời còn lấy phẩm hàm vủa vị quan này để gọi chùa bằng hai tiếng Quan Thượng. 

Bài liên quan

Chùa Báo Ân là minh chứng điển hình cho dòng tư tưởng “Cư Nho Mộ Thích” thịnh hành trong thời Nguyễn: tức là học theo đạo Nho nhưng vẫn sùng bái  Phật giáo. Bản thân quan chủ trì Nguyễn Đăng Giai cũng xuất thân từ Nho gia vọng tộc. Ông nội là Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành, còn thân phụ ông chính là là thiếu sư Nguyễn Đăng Tuân –  thầy giáo của vua Thiệu Trị.

Chùa được xây dựng trên nền xưa là đất làng Cựu Lâu ( tập hợp từ ba làng Cựu kho súng, Hậu Lâu, Hậu Bi  khoảng cuối đời vua  Minh Mạng). Nơi đây vốn là phạm vi của khu vực lầu Ngũ Long do chúa Trịnh Doanh (1740-1767) cho dựng để làm nơi hóng mát tiết hè. Để xóa bỏ tàn tích của chúa Trịnh, năm 1787, Lê Chiêu thống đã ra lệnh đốt phủ chúa và những gì có liên quan.

Nằm trên khu đất gần 100 mẫu, chùa Báo Ân được coi là công trình Phật giáo có quy mô bậc nhất xứ Thăng Long bấy giờ với 36 nóc và 180 gian, kiến trúc phức tạp và cầu kỳ. Chùa còn sở hữu một quần thể tượng lớn, nhiều bức được sơn son thiếp vàng hoặc khảm xà cừ, tạo hình sinh động.

Vẻ đẹp của chùa Báo Ân đã khiến nơi đây được coi là động tiên với lời truyền miệng: “Phong quang cảnh trí trăm đường – Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng – Rõ mười cửa động tưng bừng – Đền vàng tỏa ngọc chất từng như nêm”.

Tháp chuông của chùa Báo Ân năm 1884, nhìn từ trong sân chùa hướng ra phía hồ Gươm. Hình ảnh được in trên tấm bưu thiếp cổ của Pháp.

Tháp chuông của chùa Báo Ân năm 1884, nhìn từ trong sân chùa hướng ra phía hồ Gươm. Hình ảnh được in trên tấm bưu thiếp cổ của Pháp.

Lối vào chùa năm 1885. Công trình ngoài cùng là tháp Hòa Phong. Nối với tháp Hòa Phong là một cánh cổng nhỏ, phía sau là một cổng khác, trong cùng là tháp chuông.

Lối vào chùa năm 1885. Công trình ngoài cùng là tháp Hòa Phong. Nối với tháp Hòa Phong là một cánh cổng nhỏ, phía sau là một cổng khác, trong cùng là tháp chuông.

Tháp Hòa Phong và cánh cổng nhỏ, nhìn từ phía sau, khoảng năm 1883-1886

Tháp Hòa Phong và cánh cổng nhỏ, nhìn từ phía sau, khoảng năm 1883-1886

Khung cảnh nhìn từ cổng trong chùa Báo Ân, 1885

Khung cảnh nhìn từ cổng trong chùa Báo Ân, 1885

Từ trong khuôn viên chùa nhìn ra phía tháp chuông

Từ trong khuôn viên chùa nhìn ra phía tháp chuông

Chùa Báo Ân nhìn từ bên ngoài. Công trình bên trái là tháp chuông, bên phải là chính điện, 1885

Chùa Báo Ân nhìn từ bên ngoài. Công trình bên trái là tháp chuông, bên phải là chính điện, 1885

Chính điện của chùa Báo Ân, 1885

Chính điện của chùa Báo Ân, 1885

Tháp chuông chùa Báo Ân, khoảng năm 1883 - 1886

Tháp chuông chùa Báo Ân, khoảng năm 1883 - 1886

Một bức ảnh chụp chùa Báo Ân từ trên cao, thập niên 1890

Một bức ảnh chụp chùa Báo Ân từ trên cao, thập niên 1890

Bản đồ khu vực hồ Gươm năm 1885. Chùa Báo Ân nằm phía dưới.

Bản đồ khu vực hồ Gươm năm 1885. Chùa Báo Ân nằm phía dưới.

loading...