Sống an vui

Bốn loại tiền đừng quá tiết kiệm

Thứ sáu, 07/04/2022 09:03

Tiết kiệm là một phẩm chất quý báu mỗi người cần nên học. Nhưng cũng như bất kỳ đức tính tốt đẹp nào, cần phải biết ứng dụng đúng nơi đúng chổ. Nếu có thể phân loại rõ những phần tiền nào cần tiết kiệm, loại nào nên chi tiêu, cuộc sống của bạn sẽ luôn giàu có và phong phú.

Tiết kiệm là một phẩm chất quý báu mỗi người cần nên học. Nhưng cũng như bất kỳ đức tính tốt đẹp nào, cần phải biết ứng dụng đúng nơi đúng chổ. Nếu có thể phân loại rõ những phần tiền nào cần tiết kiệm, loại nào nên chi tiêu, cuộc sống của bạn sẽ luôn giàu có và phong phú.

1. Tiền nâng cao bản thân, đừng quá tiết kiệm

Học hỏi là để mở mang đầu óc, tu dưỡng là để rèn luyện tính cách. Chúng ta kiếm tiền, rốt cuộc là để mình và gia đình sống tốt hơn, ngày một phát triển hơn, nên khi có điều kiện nâng cao bản thân, đừng bao giờ tiết kiệm.

Chỉ khi bản thân trở nên ưu tú và phong phú, mới có sức cạnh tranh kiếm được nhiều tiền và tạo ra các giá trị ý nghĩa hơn.

2. Tiền bảo dưỡng sức khỏe, đừng quá tiết kiệm

Đầu tư cho sức khỏe, bao gồm ăn uống hợp lý, luyện tập thường xuyên, nghỉ ngơi điều độ, tuyệt đối đừng vì tiết kiệm mà cắt xén. Chúng ta thường có rất nhiều bệnh vặt, là bởi nuông chiều những thói quen tiêu cực, tích trữ lâu ngày mà thành bệnh. Cho nên việc đầu tư chăm lo sức khỏe luôn rất quan trọng. Chỉ khi thân thể khỏe mạnh, gia đình bình an, chúng ta mới yên tâm mà phấn đấu.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

3. Chi phí báo hiếu cha mẹ, đừng quá tiết kiệm

Dù cha mẹ có tiền hay không, phận là con cháu đều có trách nhiệm báo hiếu, phụng dưỡng hai đấng sinh thành.

Đối với người lớn tuổi, tiền chi cho họ đừng tính toán quá. Chúng ta hầu như đều bận bịu công việc và gia đình riêng, rất ít thời gian bên cạnh cha mẹ, nên việc gửi tiền hay tặng quà cũng là một cách báo hiếu. Một ngày nào đó bạn sẽ hiểu: Có thể khiến cha mẹ vui vẻ chính là niềm hạnh phúc to lớn của những người làm con.

4. Tiền lễ nghĩa qua lại, đừng quá tiết kiệm

Có qua có lại mới có tình nghĩa, loại tình nghĩa này đến từ sự bồi đắp của cả đôi bên. Kẻ chỉ biết nhận mà không cho đi, chỉ có thu mà không chịu chi, trước sau gì cũng còn lại một mình. Nhận quà của người, nên có hồi đáp; được mời làm khách, đừng quá keo kiệt. Đừng chỉ lo chiếm phần lợi lộc, đừng vì tiết kiệm chút tiền mà đánh mất các mối quan hệ xã hội, để khi cần đến không biết hỏi ai. Người ta giúp đỡ khắp thiên hạ, đến khi hữu sự còn chưa chắc nhờ được ai, lẽ nào bạn nghĩ mình tay không mà vẫn có thể hưởng lợi?!

loading...