Sách Phật giáo

Bước tới thảnh thơi

Thứ bảy, 22/01/2019 02:12

Bước tới thảnh thơi là một cuốn sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh biên soạn trên nền tảng Luật Tiểu, được xem như bộ sách tiếp nối nguyên bản, bao gồm các bài thi kệ giàu tính thi ca, truyền tải những bài học sâu sắc theo giáo lý nhà Phật. 

>Những cuốn sách Phật giáo hay 

Trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, người mới xuất gia được cho học và thực tập ngay giới luật và uy nghi của Sa di. Giới luật và uy nghi này được in trong một tập sách thường được gọi là Luật Tiểu, để phân biệt với Luật Giải, một tác phẩm chú giải tinh tường về những điều nói vắn tắt trong Luật Tiểu. "Bước tới thảnh thơi" là một cuốn sách được biên soạn trên nền tảng Luật Tiểu (giới luật và uy nghi của Sa di), cũng được xem như bộ sách tiếp nối nguyên bản, bao gồm các bài thi kệ giàu tính thi ca, truyền tải những bài học sâu sắc theo giáo lý nhà Phật.

Bước tới thảnh thơi là một cuốn sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh biên soạn trên nền tảng Luật Tiểu, được xem như bộ sách tiếp nối nguyên bản, bao gồm các bài thi kệ giàu tính thi ca, truyền tải những bài học sâu sắc theo giáo lý nhà Phật. 

Bước tới thảnh thơi là một cuốn sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh biên soạn trên nền tảng Luật Tiểu, được xem như bộ sách tiếp nối nguyên bản, bao gồm các bài thi kệ giàu tính thi ca, truyền tải những bài học sâu sắc theo giáo lý nhà Phật. 

Cuốn sách gồm có các phần: Thi kệ thực tập Chánh niệm; Mười giới Sa Di; Ba mươi chín Thiên Uy Nghi; Lời cảnh giác và khích lệ của Thiền sư Quy Sơn; Nói với người xuất gia trẻ; Nghi thức tụng mười giới.

Bài liên quan

Cuốn sách “Bước tới thảnh thơi” là một cuốn sách được biên soạn trên nền tảng của ba cuốn: Tỳ ni nhật dụng thiết yếu, Sa di luật nghi yếu lược, Quy sơn đại viên thiền sư cảnh sách và có thể được xem như là sự tiếp nối của ba cuốn ấy. Thay vì chỉ có hai mươi bốn thiên uy nghi cho Sa di nam và hai mươi hai thiên uy nghi cho Sa di nữ, chúng ta hiện có tới bốn mươi mốt thiên uy nghi dùng chung cho cả hai giới. Những thiên uy nghi này phản ánh được nếp sống của xã hội thời nay và những nhu cầu thực tập của các vị Sa di trong xã hội mới. Một điều mà quý vị hành giả có thể nhận thấy rõ ràng là những thiên uy nghi này không những chỉ nhắm tới sự ngăn ngừa phạm giới, sự đưa người hành giả vào khuôn phép mà còn cống hiến cho người hành giả những phương pháp thực tập chánh niệm thực tiễn có thể nuôi lớn định và tuệ mỗi ngày.

Để thực tập những uy nghi này, các vị Sa di phải thực sự có chánh niệm, nếu không thì đó có thể chỉ là những hình tướng giả trang. Hành giả cũng sẽ nhận ra rằng các bài thi kệ thực tập chánh niệm rất cần được học thuộc lòng để đóng vai trò hướng dẫn những thực tập về uy nghi. Thi kệ chánh niệm với các uy nghi phải đi theo nhau như bóng với hình. Phần lớn các bài thi kệ trong sách này đã được bình giải trong sách "Từng bước nở hoa sen" của Thiền sư Nhất Hạnh.

Bước tới thảnh thơi là cuốn sách không đơn thuần chỉ dành cho những người tu hành mà các độc giả khác cũng có thể nhận được từ đây nhiều bài học quý giá về nhân sinh, cuộc sống, con người.

Bước tới thảnh thơi là cuốn sách không đơn thuần chỉ dành cho những người tu hành mà các độc giả khác cũng có thể nhận được từ đây nhiều bài học quý giá về nhân sinh, cuộc sống, con người.

Bài liên quan

Đọc cuốn sách tôi thấy ấn tượng với phần “Nói với người xuất gia trẻ” với nội dung là một bài pháp thoại của thiền sư Nhất Hạnh nói tại đạo tràng Mai Thôn cho những người xuất gia trẻ ngày 2 tháng 5 năm 1996. Tiếp theo bài pháp thoại là một bài Thầy viết thêm, cũng cho những người xuất gia trẻ. Bài này không phải là một bài cảnh sách, nhưng cũng có tác dụng giúp người xuất gia trẻ nhìn lại tình trạng của mình để có thể định hướng cho đúng, hầu mong đáp ứng lại được sơ tâm đẹp đẽ của mình. Bài này bổ túc được một cách khéo léo cho bài của thiền sư Quy Sơn. Thiền sư Nhất Hạnh không nói lời khuyên nhủ và nhắc nhở nhưng lại chỉ bày cặn kẽ cho người xuất gia trẻ để họ thấy được hướng đi và phương pháp cụ thể giúp họ thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, khó khăn trong đó họ có thể đang bị kẹt. Những lời của thiền sư có thể được nghe như những lời tâm sự vỗ về, an ủi và hướng dẫn của một bà mẹ đối với một đứa con hay một người anh lớn nói với một đứa em nhỏ.

Bước tới thảnh thơi là cuốn sách không đơn thuần chỉ dành cho những người tu hành mà các độc giả khác cũng có thể nhận được từ đây nhiều bài học quý giá về nhân sinh, cuộc sống, con người.

Bản chất của đời sống một vị Sa di là sự thực tập mười giới và các uy nghi. Mười giới và các uy nghi đều là những biểu hiện cụ thể của sự thực tập chánh niệm, bởi vì chánh niệm là bản chất của tất cả các giới và các uy nghi, và vì vậy giới và uy nghi cũng là chánh niệm. Nhờ có giới mà ta có định và có tuệ. Sự thực tập giới, định và tuệ đưa ta vào con đường Thánh, giúp ta thực hiện an lạc, vững chãi và thảnh thơi. Thực tập mười giới và các uy nghi đưa người Sa di tới sự tiếp nhận Giới lớn và Giới Bồ tát.

Giới luật và uy nghi không phải là những yếu tố hạn chế và bó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợp và an lạc cho đoàn thể tu học của mình. Bụt dạy trong năm năm đầu của đời sống xuất gia, ai cũng phải chú tâm đặc biệt tới sự học hỏi và hành trì giới luật và uy nghi. Năm năm ấy là nền tảng cho sự thành công của cả đời sống một người xuất sĩ. Thực tập mười giới và các uy nghi, người xuất sĩ trẻ sẽ nuôi dưỡng hàng ngày được tâm Bồ đề và sẽ không bao giờ cô phụ chí hướng xuất gia cao cả của mình. Chúng ta đã có danh từ cư sĩ có nghĩa là những người sống nếp sống tại gia.

Đọc "Bước tới thảnh thơi", chúng ta sẽ dùng một từ mới: xuất sĩ để chỉ những người đã xuất gia, danh từ này có nguồn gốc từ cụm từ xuất trần thượng sĩ.

loading...