Chùa Việt
Buồng chuối dài lạ thường ở chùa Nhân, Bắc Ninh
Thứ bảy, 02/05/2016 08:03
Khi đến dự lễ khánh thành và an vị tượng ở nhà Tổ chùa Nhân (thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), các phật tử thập phương đã ồ lên thích thú, khi ngay tại lối đi, gần cổng chùa có một buồng chuối dài đến kỳ lạ, có đến hàng trăm nải.
Nhiều phật tử đã không bỏ lở cơ hội thay nhau đứng “làm dáng” cạnh buồn chuối này để chụp hình. Quả thật, buồng chuối đang là... điểm nhấn cho ngôi chùa đang được phục dựng, sau 300 năm trở thành phế tích trong khu vườn nhãn rộng mênh mông.
Vườn nhãn này rộng tới 14.500m2, thường được gọi là “vườn cây các cụ”- trước đó ít ai ngờ đó từng là ngôi chùa. Được biết, chùa Nhân có từ cách nay 300 năm, nhưng qua phong hóa của thời gian, nhất là đã từng bị giặc Pháp đốt phá, san bằng để làm trại, làm đồn bốt. Khi đó, các cụ trong làng đã phải bí mật đem những pho tượng Phật vào đình làng để cất giấu. Sau khi hòa bình lập lại, người dân đã gom góp tịnh tài, tịnh vật cố gắng lắm cũng chỉ dựng được gian tam bảo để có chỗ chuyển những pho tượng từ đình về.
Huyện Thuận Thành vốn là trung tâm Phật giáo thuộc loại sớm nhất nước- đó là Luy Lâu (mà nay gọi là chùa Dâu), ngoài ra cũng là nơi có rất nhiều ngôi chùa cổ kính khác. Gian Tam bảo nhỏ, không xứng với một xứ có truyền thống Phật giáo lâu đời! Vậy là, hai giới, các cụ cao tuổi và nhân dân nói chung rất muốn phục dựng lại ngôi chùa xưa để làm nơi tu nhân học Phật, nhưng nguyện ước chính đáng ấy mãi mà... chưa đủ duyên. Bao nhiêu các chư tăng về đã phát tâm dựng lại chùa xưa nhưng khó khăn chồng chất khó khăn... rồi các thầy lại... khăn gói ra đi. Đất Thuận Thành mà mọi điều chưa “thuận” để“thành” ngôi chùa- khi mà các cụ ở rất muốn có chùa để chiều chiều buông xuống tiếng chuông, thong thả lời kinh tiếng kệ cho ấm áp xóm làng... cho bằng những nơi khác trong huyện.
Cảm động đến thiên long hộ pháp chăng, hay nhân duyên hội đủ, được sự thỉnh mời của dân làng, các cụ thôn Ngọc Khám, năm 2014, Ni sư Thích Đàm Thu, trụ trì chùa Linh Ứng Tương Mai, Hà Nội đã về nhận kiêm nhiệm trụ trì, khuyến hóa công đức thập phương để khôi phục lại ngôi già lam cho địa phương. Ni sư Đàm Thu không lường hết được những khó khăn trùng điệp, nhưng tấm lòng thầy thì trinh bạch và đầy nhiệt tâm. Ni sư hiểu rằng, khó khăn đến càng nhiều thì khi thành công mới không... ngã mạn và có khi đây lại là hoàn cảnh mới đặt ra để thầy tu tập. Trong khó khăn, lời qua tiếng lại càng nhiều thì thầy lại càng... kiệm lời. Thầy chỉ lặng lẽ vào bên Phật thì thầm, “lời” của thầy là mải miết cho việc tụng kinh, niệm Phật để Phật gia hộ cho công việc được hanh thông.
Đúng là như được “Phật độ, Tổ che”- tha lực từ niệm Phật đã có tác dụng chăng, hay cái đức của bao năm tu hành đã được thành tựu khi công việc phục dựng chùa sau đó cứ băng băng hoàn thành các hạng mục- đến mức các phật tử dõi theo thầy cũng không ngờ, thầy... giỏi thế. Đừng khen thầy! Thầy chỉ mỉm cười, nụ cười vô ngã. Vâng, càng vô ngã nhiều thì “cảm ứng đạo giao”, Phật độ cho càng nhiều mà! Việc thầy làm có phải cho thầy đâu, mà cho tất cả mà.
Sau khi ngôi Tam Bảo khang trang, theo lối kiến trúc truyền thống được khánh thành, rồi nhà thờ Tổ, với hệ thống tượng thờ, rồi đến khu giảng đường, nhà khách... rất khang trang.Thầy lại vừa tổ chức đúc một bức tượng Phật Thích ca nhập niết bàn nặng 1,5 tấn và đúc quả chuông 150 kg. Rất đông, hàng ngàn phật tử khắp nơi về chung vui.
Tôi lại nhớ, trong bài “Bát Nhã Tâm Kinh”, bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại thừa, có đoạn: “sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Từ gần như... không có gì, nếu có chỉ là những khó khăn trùng điệp khi thầy về đây, vậy mà thầy đã gây dựng thành... có, một ngôi chùa khang trang thế này. Vậy cái gì biến không thành có, tôi đang “vô minh” nên không biết gì nhiều, có thể là cái tấm lòng thanh tịnh, hay cái đức của thầy chăng để biến không thành có?
Ngôi chùa được xây có kiến trúc đẹp, trong “vườn cây các cụ”- toàn là nhãn xanh um, mát rượi, những luống rau xanh non... cái đó chưa phải là đủ. Thầy bảo các phật tử địa phương là phải năng đến chùa mỗi chiều tối mà tụng kinh. Thực hành thời khóa tu niêm mật dần... Chùa to mà làm gì, khi không có mấy người đến tu tập, ít nhất là 50 người, lúc đầu là như thế. Đừng có nói lý do bận với thầy, khi mùa màng đã qua...Cụ Nguyễn Thị Dâng, Ban hộ tự chùa, người làng Ngọc Khám cho biết, “Chúng tôi phấn khởi lắm. Như tôi con cái đã lớn, nhà chả còn việc gì nhiều, nghe lời thầy Đàm Thu, chúng tôi cứ ra chùa chấp tác, làm công quả. Đấy, vườn rau mùa nào thức nấy là do chúng tôi vun bón. Thầy bảo, rau sạch thế này ở thành phố là quý lắm, thầy lại đem đi tặng các phật tử ở Hà Nội. Dù thầy Đàm Thu không phải lúc nào cũng có mặt ở đây, vì thầy còn trụ trì chùa ở Hà Nội nhưng nghe lời thầy, tối nào các già chúng tôi cũng bảo nhau ra chùa tụng kinh. Ni sư bào, phải kéo cả con cháu đến chùa tu tập, trẻ đến chùa thì đạo Phật mới hưng thịnh”.
Đất chùa Nhân rộng tới 14.500m2, nghe thế nhiều chùa ở thành phố, nơi đất chật phải... ghen tỵ. Đất chùa rộng nên thầy bảo các cụ trong Ban hộ tự trồng nhiều loại rau lắm, mùa nào thức nấy. Một chốn đôi nơi, thỉnh thoảng lại về Bắc Ninh, thầy Đàm Thu lại đem rau- sản phẩm “nhà trồng được” mang về chùa Linh Ứng Tương Mai ở Hà Nội tặng các phật tử. Rau trồng ở chùa thì... yên tâm rồi, ai cũng hoan hỉ khi nhận rau từ tay thầy!
Nắng trưa đã chiếu gay gắt, một số phật tử ngồi nghỉ dưới bóng mát của vườn nhãn, làm ta liên tưởng đến khu vườn của Thái tử Kỳ Đà dâng cúng cho Phật xưa. Trong khu vườn nhãn nay, nơi có ngôi chùa Nhân mà ni sư Đàm Thu trụ trì còn có cả cây chuối với buồng chuối dài đến kỳ lạ. Tôi nghĩ, làng Ngọc Khám này có “phúc” nhiều lắm, khi có ni sư Đàm Thu về đây, có ngôi chùa đẹp đẽ nhường này. Nhìn buồng chuối nhiều nải ở ngồi chùa quê này, tôi nghĩ tới điều ấy. Tôi ước gì, ở bất kỳ làng quê nào đó, có ngôi chùa đổ nát đều được phục dựng lại như thế này, để Phật giáo đạo hưng, dân quê sáng đạo.
Vườn nhãn này rộng tới 14.500m2, thường được gọi là “vườn cây các cụ”- trước đó ít ai ngờ đó từng là ngôi chùa. Được biết, chùa Nhân có từ cách nay 300 năm, nhưng qua phong hóa của thời gian, nhất là đã từng bị giặc Pháp đốt phá, san bằng để làm trại, làm đồn bốt. Khi đó, các cụ trong làng đã phải bí mật đem những pho tượng Phật vào đình làng để cất giấu. Sau khi hòa bình lập lại, người dân đã gom góp tịnh tài, tịnh vật cố gắng lắm cũng chỉ dựng được gian tam bảo để có chỗ chuyển những pho tượng từ đình về.
Đúng là như được “Phật độ, Tổ che”- tha lực từ niệm Phật đã có tác dụng chăng, hay cái đức của bao năm tu hành đã được thành tựu khi công việc phục dựng chùa sau đó cứ băng băng hoàn thành các hạng mục- đến mức các phật tử dõi theo thầy cũng không ngờ, thầy... giỏi thế. Đừng khen thầy! Thầy chỉ mỉm cười, nụ cười vô ngã. Vâng, càng vô ngã nhiều thì “cảm ứng đạo giao”, Phật độ cho càng nhiều mà! Việc thầy làm có phải cho thầy đâu, mà cho tất cả mà.
Sau khi ngôi Tam Bảo khang trang, theo lối kiến trúc truyền thống được khánh thành, rồi nhà thờ Tổ, với hệ thống tượng thờ, rồi đến khu giảng đường, nhà khách... rất khang trang.Thầy lại vừa tổ chức đúc một bức tượng Phật Thích ca nhập niết bàn nặng 1,5 tấn và đúc quả chuông 150 kg. Rất đông, hàng ngàn phật tử khắp nơi về chung vui.
Tôi lại nhớ, trong bài “Bát Nhã Tâm Kinh”, bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại thừa, có đoạn: “sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Từ gần như... không có gì, nếu có chỉ là những khó khăn trùng điệp khi thầy về đây, vậy mà thầy đã gây dựng thành... có, một ngôi chùa khang trang thế này. Vậy cái gì biến không thành có, tôi đang “vô minh” nên không biết gì nhiều, có thể là cái tấm lòng thanh tịnh, hay cái đức của thầy chăng để biến không thành có?
Ngôi chùa được xây có kiến trúc đẹp, trong “vườn cây các cụ”- toàn là nhãn xanh um, mát rượi, những luống rau xanh non... cái đó chưa phải là đủ. Thầy bảo các phật tử địa phương là phải năng đến chùa mỗi chiều tối mà tụng kinh. Thực hành thời khóa tu niêm mật dần... Chùa to mà làm gì, khi không có mấy người đến tu tập, ít nhất là 50 người, lúc đầu là như thế. Đừng có nói lý do bận với thầy, khi mùa màng đã qua...Cụ Nguyễn Thị Dâng, Ban hộ tự chùa, người làng Ngọc Khám cho biết, “Chúng tôi phấn khởi lắm. Như tôi con cái đã lớn, nhà chả còn việc gì nhiều, nghe lời thầy Đàm Thu, chúng tôi cứ ra chùa chấp tác, làm công quả. Đấy, vườn rau mùa nào thức nấy là do chúng tôi vun bón. Thầy bảo, rau sạch thế này ở thành phố là quý lắm, thầy lại đem đi tặng các phật tử ở Hà Nội. Dù thầy Đàm Thu không phải lúc nào cũng có mặt ở đây, vì thầy còn trụ trì chùa ở Hà Nội nhưng nghe lời thầy, tối nào các già chúng tôi cũng bảo nhau ra chùa tụng kinh. Ni sư bào, phải kéo cả con cháu đến chùa tu tập, trẻ đến chùa thì đạo Phật mới hưng thịnh”.
Đất chùa Nhân rộng tới 14.500m2, nghe thế nhiều chùa ở thành phố, nơi đất chật phải... ghen tỵ. Đất chùa rộng nên thầy bảo các cụ trong Ban hộ tự trồng nhiều loại rau lắm, mùa nào thức nấy. Một chốn đôi nơi, thỉnh thoảng lại về Bắc Ninh, thầy Đàm Thu lại đem rau- sản phẩm “nhà trồng được” mang về chùa Linh Ứng Tương Mai ở Hà Nội tặng các phật tử. Rau trồng ở chùa thì... yên tâm rồi, ai cũng hoan hỉ khi nhận rau từ tay thầy!
Nắng trưa đã chiếu gay gắt, một số phật tử ngồi nghỉ dưới bóng mát của vườn nhãn, làm ta liên tưởng đến khu vườn của Thái tử Kỳ Đà dâng cúng cho Phật xưa. Trong khu vườn nhãn nay, nơi có ngôi chùa Nhân mà ni sư Đàm Thu trụ trì còn có cả cây chuối với buồng chuối dài đến kỳ lạ. Tôi nghĩ, làng Ngọc Khám này có “phúc” nhiều lắm, khi có ni sư Đàm Thu về đây, có ngôi chùa đẹp đẽ nhường này. Nhìn buồng chuối nhiều nải ở ngồi chùa quê này, tôi nghĩ tới điều ấy. Tôi ước gì, ở bất kỳ làng quê nào đó, có ngôi chùa đổ nát đều được phục dựng lại như thế này, để Phật giáo đạo hưng, dân quê sáng đạo.
Hà Quang Đức