Kiến thức

Các tình huống xuất gia

Thứ ba, 26/04/2021 03:29

Có những người xuất gia để quên đi những nỗi khổ đau trong tình duyên, xuất xuất gia như vậy sẽ không có giá trị cho bản thân, làm cho thế nhân có sự nhìn nhận sai lệch, cho rằng người xuất gia chỉ toàn là người chán đời, tiêu cực, không mang lại giá trị gì cho cuộc đời.

Chúng ta nhìn thấy có nhiều vị thầy, vị sư cô rất trẻ, thậm chí rất đẹp, nhưng họ lại đi tu. Không phải do họ chán đời hoặc không có người thương. Thực ra, họ có rất nhiều thứ, nhưng những thứ ấy họ không màng tới. Họ nghĩ rằng, hy sinh tình yêu nhỏ để có được tình yêu lớn, vĩ đại hơn. Đó là những người xuất gia chân chính. Tôi xin nêu ra một số hình thức xuất gia như sau:

1. Thân xuất gia mà tâm hướng về thế tục

Hình thức này, họ vẫn vào chùa, cạo đầu, mặc đồ tu, tụng kinh, bái sám, niệm Phật, tham thiền nhưng tâm của họ luôn hướng về đời sống của thế gian, những dục lạc thấp kém, về danh vọng, địa vị hoặc họ để cho dòng cảm xúc tiêu cực như tham, sân, si, hờn giận, ganh tị chi phối. Những người xuất gia này, theo ngôn ngữ nhà Phật gọi là dơi chuột. Vì họ không hẳn là chuột, mà cũng không hẳn là dơi, nếu xếp vào loài có cánh cũng không xong, vì vừa có cánh vừa có chân. Hành động của một người tu không đúng với người tu thật là đáng tiếc.

Khi xuất gia, nếu không làm mới cuộc đời, không cách tân về nhận thức, không làm cho con mình hạnh phúc, không làm cho tình yêu thương của mình được mở rộng, để những giá trị cuộc đời thêm lớn mạnh, thà rằng chúng ta đừng đi tu. Nếu động cơ của ta không đúng với những chất liệu Phật pháp, về sau ta dễ rơi vào những cám dỗ, sa ngã trước dục tình, trở thành con người đi sai với lý tưởng Phật giáo, phản bội lại con đường phục vụ chân chính.

Xuất gia là sự khai sinh trong đạo

Là một người tu có tư cách, có hạnh nguyện lớn, chúng ta luôn mang lại an vui cho những người khác và sẽ được nhiều người cùng dấn thân, giúp đỡ ta hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh minh họa.

Là một người tu có tư cách, có hạnh nguyện lớn, chúng ta luôn mang lại an vui cho những người khác và sẽ được nhiều người cùng dấn thân, giúp đỡ ta hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh minh họa.

2. Tâm xuất gia nhưng thân tại gia

Hình thức này là một sai lầm lớn đối với người tại gia. Những người này không thấy được sự khác biệt giữa người xuất gia và người tại gia. Họ nghĩ, mình ở nhà tu tâm dưỡng tánh, thích thì đi chùa, tụng kinh hoặc khi có tiền thì làm phước, không có thì thôi. Họ không bị ràng buộc, vướng bận nào. Điều khó nhất của người xuất gia là đời sống độc thân. Họ phải từ bỏ tình cảm luyến ái của thế gian. Đây là sự hy sinh hướng thượng. Nếu ai có thể từ bỏ tất cả những thứ đó, tại sao không dám mạnh dạn mang hình thức của một người tu?

Chúng ta làm một cư sĩ với hình thức tại gia cũng tốt, nhưng sự phục vụ sẽ bị giới hạn. Trong khi đó, mang hình thức người tu, có hình tướng trang nghiêm, đỉnh đạt, lời nói nhẹ nhàng có thể mang lại sự an lạc cho những người khác. Nếu ta là một nhà sư có uy tín trong lời nói, ta có khả năng vận động được nhiều người cùng chia sẻ những sở hữu tài sản của họ để làm những việc từ thiện, phước báu, khả năng này đối với những người tại gia vẫn còn bị hạn chế.

Trường hợp của Ni sư Chứng Nghiêm ở Đài Loan là một điển hình. Những năm trước, đất nước Đài Loan bị động đất, Ni sư đã vận động được những khoản từ thiện từ quần chúng vượt xa hơn cả ngân quỹ của quốc gia.

Là một người tu có tư cách, có hạnh nguyện lớn, chúng ta luôn mang lại an vui cho những người khác và sẽ được nhiều người cùng dấn thân, giúp đỡ ta hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, khi xuất gia bằng tâm mà thân tại gia, là sự uổng ích: Vì tâm thiêng về xuất gia nên không dấn thân xã hội, vì không xuất gia nên có tâm tốt mà không làm việc lớn được. Nếu không khéo chuyển hóa, kiếp này và những kiếp khác, chúng ta mãi mãi cũng chỉ là những người tu tại gia mà thôi.

Bản chất của tại gia và xuất gia

Có những người xuất gia để quên đi những nỗi khổ đau trong tình duyên, xuất xuất gia như vậy sẽ không có giá trị cho bản thân, làm cho thế nhân có sự nhìn nhận sai lệch, cho rằng người xuất gia chỉ toàn là người chán đời, tiêu cực, không mang lại giá trị gì cho cuộc đời. Ảnh minh họa.

Có những người xuất gia để quên đi những nỗi khổ đau trong tình duyên, xuất xuất gia như vậy sẽ không có giá trị cho bản thân, làm cho thế nhân có sự nhìn nhận sai lệch, cho rằng người xuất gia chỉ toàn là người chán đời, tiêu cực, không mang lại giá trị gì cho cuộc đời. Ảnh minh họa.

3. Thân và tâm xuất gia

Đây là hình thức xuất gia đúng đắn với lý tưởng nhất, đầu tròn, áo vuông, vào chùa, tu học, sống với tăng thân, có tình huynh đệ, có lý tưởng, có chí nguyện và sự dấn thân. Mặt khác, ta cũng có thể làm được nhiều Phật sự để mang lại hạnh phúc, tháo gỡ những đau khổ của con người trong điều kiện mà ta có thể. Đây là mẫu người tu có lý tưởng mà người xuất gia cần hướng đến. Người tu muốn có một đời sống lý tưởng về thân và tâm, phải có động cơ lớn, chí nguyện hùng dũng, hành sự khôn ngoan, khéo léo. Sự tu tập của họ phải miên mật và lâu dài, biết tạo điều kiện, cơ hội để có phước báu và hạnh phúc. Họ không sợ hãi trước những khó khăn,

không chùn bước trước những thử thách. Chính động cơ xuất gia này sẽ giúp họ trở thành những người có giá trị đóng góp lớn cho Phật giáo và cuộc đời về sau.

4. Thân và tâm đều không xuất gia

Đây là hình thức của những người có lối sống buông thả, ăn chơi, sa đọa hoặc không có đạo đức và cũng không chịu tu. Những người này không những mang lại khổ đau cho bản thân, cho người thân, người thương mà còn là mối đe dọa của xã hội.

Các tổ Trung Hoa phân định ra bốn loại xuất gia trên, các ngài cũng thấy rằng. Giá trị của người xuất gia chân chính bao gồm hai phương diện. Phương diện về hình thức và phương diện về nội dung.

Về phương diện hình thức, dân gian Việt Nam có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”, nhưng nếu thiếu đi chiếc áo của thầy tu, có lẽ chúng ta dễ dàng đánh mất đi tư cách của người tu.

Đức Phật dạy những người xuất gia, mỗi ngày hãy sờ vào cái đầu láng bóng của mình, để suy nghĩ và sống như thế nào cho xứng đáng là bậc chân tu, vượt lên trên thế tục. Ảnh minh họa.

Đức Phật dạy những người xuất gia, mỗi ngày hãy sờ vào cái đầu láng bóng của mình, để suy nghĩ và sống như thế nào cho xứng đáng là bậc chân tu, vượt lên trên thế tục. Ảnh minh họa.

Lộ trình xuất gia giải thoát

Khi mặc chiếc áo của người tu đi ra đường, chúng ta luôn ý thức đến tính cách trang nghiêm, không dám nghĩ đến việc đùa giỡn. Ta cũng không thể làm những việc mang tính chất phàm tình của thế nhân, phải tự nhắc nhở mình cần làm gì để xứng đáng với người tu. Không chỉ xứng đáng về mặt hình thức, mà còn xứng đáng trong suy nghĩ của người tu. Khi phát khởi một ý nghĩ sai lầm như: ăn cắp, lừa đảo, giả dối hoặc hưởng thụ, chính hình thức này sẽ ngăn cản chúng ta lại, không dẫn ta đi đến con đường sa ngã và tội lỗi.

Ta không nên xem nhẹ yếu tố hình thức, vì nó sẽ làm thăng hoa đời sống của người tu bằng những việc làm thanh cao, những giá trị hạnh phúc lớn từ hành động cho đến suy nghĩ của họ. Nếu đánh giá con người thông qua hình thức, ta dễ dàng bị đồng hóa những cái không có giá trị, trở thành những cái có giá trị. Đôi khi trong cuộc sống, ta có thể gặp những vị Phật sống, nhưng do vì chấp mắc vào hình thức, ta lại xem họ chỉ là những người bình thường.

Đức Phật dạy những người xuất gia, mỗi ngày hãy sờ vào cái đầu láng bóng của mình, để suy nghĩ và sống như thế nào cho xứng đáng là bậc chân tu, vượt lên trên thế tục. Nếu tâm của chúng ta vẫn còn sự ích kỷ, nhỏ hẹp, ngại khó, hưởng thụ thì biết rằng mình vẫn đang đi chưa đúng con đường, đang làm mất đi giá trị của một vị thánh. Cho nên, ta cần phải chuyển hóa, cải tạo, cách tân và làm mới.

loading...