Kiến thức

Cái chết tới bất ngờ

Thứ hai, 10/11/2023 09:00

Chúng ta ai cũng biết một ngày nào cái chết sẽ tới. Vấn đề là chúng ta luôn luôn nghĩ nó sẽ xảy ra trong tương lai mà thôi. Lúc nào ta cũng bận rộn chuyện đời. Vậy nên ta rất cần quán tưởng tới chuyện cái chết sẽ tới bất ngờ.

Khi phát triển ý thức về cái chết, bạn cũng nên biết là thần chết tới lúc nào ta không thể đoán biết được.

Điều này được diễn tả trong câu tục ngữ sau đây: "Ngày mai hay kiếp sau, bạn không thể biết cái nào tới trước".

Chúng ta ai cũng biết một ngày nào cái chết sẽ tới. Vấn đề là chúng ta luôn luôn nghĩ nó sẽ xảy ra trong tương lai mà thôi. Lúc nào ta cũng bận rộn chuyện đời.

Vậy nên ta rất cần quán tưởng tới chuyện cái chết sẽ tới bất ngờ.

Kinh điển viết rằng cuộc đời ta không biết chắc dài bao lâu.

Cái chết không theo quy tắc hay luật lệ nào hết.

Ai cũng có thể chết bất kỳ lúc nào, dù họ già hay trẻ, giàu hay nghèo, khỏe hay bệnh. Ta không thể biết gì về chuyện này.

Người khỏe mạnh có khi lại chết bất ngờ trong khi kẻ nằm liệt giường lại còn sống khá lâu.

So sánh những lý do gây ra cái chết với những điều kiện giữ lại sự sống, ta sẽ hiểu vì sao ta không thể biết trước cái chết.

Ta thường coi cơ thể mình là mạnh mẽ, sẽ còn tồn tại lâu.

Nhưng thực tế làm ta thất vọng.

So với đá và thép, thân thể con người thật yếu ớt, mong manh.

Hiểu về cái chết để sống ý nghĩa và an lạc hơn

Ai cũng có thể chết bất kỳ lúc nào, dù họ già hay trẻ, giàu hay nghèo, khỏe hay bệnh. Ta không thể biết gì về chuyện này.

Ai cũng có thể chết bất kỳ lúc nào, dù họ già hay trẻ, giàu hay nghèo, khỏe hay bệnh. Ta không thể biết gì về chuyện này.

Chúng ta ăn uống để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, để sống còn, nhưng nhiều khi thực phẩm làm cho chúng ta bệnh và dẫn ta tới cái chết.

Không có gì bảo đảm cho ta sống hoài được.

Những công trình của khoa học và kỹ thuật tân tiến diễn tả rất rõ ràng ý muốn của loài người là được sống đầy đủ và phong phú hơn.

Nhưng chúng ta nắm lấy những tiện nghi mới, coi chúng như là những dụng cụ để duy trì đời sống.

Xe hơi, tàu thủy, xe lửa, máy bay là để làm cho đời sống ta dễ chịu và tiện nghi hơn.

Nhưng những thứ này nhiều khi lại gây phiền trược cho tâm thần ta. Cái chết vì tai nạn giao thông có tỷ số cao ở khắp mọi nơi.

Chuyện này có nghĩa gì với chuyện chúng ta mong di chuyển nhanh và an toàn?

Khi bị tai nạn, người ta chết tức khắc, không hề được báo trước.

Dù ta cố sức tạo ra an toàn, mạng sống ta vẫn bị đe dọa.

Ta không thể biết lúc nào cái chết sẽ tới khi đi du lịch.

Chết hay cuộc đời chấm dứt là một điều kinh sợ.

Tệ hơn nữa, tất cả những gì chúng ta có trong cuộc đời này - của cải, quyền hành, danh vọng, bạn bè và gia đình - không có gì giúp được ta.

Bạn có thể là một vị tướng lãnh quyền uy có lực lượng quân đội vĩ đại sau lưng, nhưng khi chết thì họ cũng không bảo vệ được bạn.

Bạn có thể giàu sang, mua được bảo hiểm y tế loại tốt nhất, nhưng chung cuộc, bạn vẫn không thể mướn chuyên viên thượng thặng nào để ngăn chận được cái chết.

Khi bạn phải rời bỏ thế gian này, bạn phải bỏ hết của cải lại, bạn không thể mang theo xu nào hết.

Người bạn thân nhất cũng không thể đi theo bạn.

Bạn sẽ phải sang thế giới khác một mình.

Chỉ có những kinh nghiệm tu tập giúp được bạn mà thôi.

Mao và Stalin là những lãnh tụ có rất nhiều quyền lực.

An ninh vây quanh họ rất chắc chắn, người thường không thể gặp được họ.

Tôi còn nhớ rõ khi còn ở Bắc Kinh, lần nào tôi cũng gặp Mao trong cùng một căn phòng đó.

Nhân viên an ninh đứng ngay cửa, ngó vào chúng tôi không rời mắt. Nhưng khi cái chết tới, thì sự an ninh đó không có giá trị chi hết.

Tương tự như vậy, tôi tin là có nhiều người muốn hy sinh mạng mình để đổi lấy an toàn cho Đạt Lai Lạt Ma, nhưng khi cái chết tới với tôi, thì tôi phải lo lấy.

Là Đạt Lai Lạt Ma cũng không hơn gì.

Khi nói tôi là tu sĩ có nhiều tín đồ thì cũng không giúp thêm chi hết.

Bây giờ ta coi ông triệu phú, khi chết của cải chỉ làm ông ta đau đớn khổ sở.

Trong những giờ phút cuối, người giàu có thường phải lo lắng nhiều hơn.

Mọi sự vuột ra khỏi tầm tay kiểm soát của họ.

Thêm vào nỗi đau đớn thể chất, tâm hồn họ bối rối hơn bao giờ hết.

Nghĩ cách phân chia tài sản, sẽ cho ai những cái gì - lại làm cho họ thêm lo âu.

Đây không phải là chuyện triết lý mà là chuyện thường ngày.

Điều căn bản là ta phải quán tưởng về những chuyện này để hiểu rằng khi chết thì của cải là thứ vô giá trị.

Khi bạn còn sống, bạn bè và bà con có vai trò rất quan trọng đối với bạn.

Bạn coi trọng họ và có cảm tình nồng hậu đối với họ.

Có người trở thành thân yêu tới nỗi bạn tưởng như mình không thể sống thiếu họ.

Nhưng khi bạn chết, họ cũng chẳng giúp được gì!

Một vài người sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì cho bạn, nhưng trong lúc đó, họ vô phương.

Họ chỉ có thể cầu nguyện cho kiếp sau của bạn.

Trích trong: "Sống hạnh phúc - Chết bình an"

loading...