Chùa Việt
Cảnh đẹp chùa Mỹ Phúc những ngày đầu Đông
Thứ bảy, 29/11/2015 10:42
Khi chúng tôi thực hiện bài viết về chùa Mỹ Phúc tại thôn An Cư, xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương cũng là lúc mùa Đông đã đến. Không hiểu tại sao chúng tôi lại tìm về chùa Mỹ Phúc vào những ngày này nữa. Chúng tôi chỉ biết một điều rằng: Mùa Đông cảnh vật ở chùa rất đẹp.
Men theo quốc lộ 37, từ Tp.Hải Dương chúng tôi ngược quãng đường 25km về tới chân cầu Ràm rẽ vào làng Gở khoảng chừng 2km là tới chùa Mỹ Phúc nằm giữa cánh đồng nồng nàn mùi lúa chín. Từ xa chúng tôi đã thấy chùa Mỹ Phúc hiện ra trước mắt với cây xanh, hệ thống tường bao được tô điểm bằng màu vàng của lúa.
Càng đến gần chùa lòng chúng tôi xốn sang khó tả, con đường được đổ bê tông to rộng thênh thang với hai bên là tiếng xô vào nhau bởi những bông lúa chín căng hạt. Những âm thanh xào xạc khiến cho tâm hồn du khách thảnh thơi nhẹ nhõm. Điều đó cũng lí giải tại sao: chùa Mỹ Phúc nằm giữa cánh đồng xa khu dân cư nhưng không có khoảng cách với những con người hướng Phật.
Càng đến gần chùa lòng chúng tôi xốn sang khó tả, con đường được đổ bê tông to rộng thênh thang với hai bên là tiếng xô vào nhau bởi những bông lúa chín căng hạt. Những âm thanh xào xạc khiến cho tâm hồn du khách thảnh thơi nhẹ nhõm. Điều đó cũng lí giải tại sao: chùa Mỹ Phúc nằm giữa cánh đồng xa khu dân cư nhưng không có khoảng cách với những con người hướng Phật.
Thật may mắn cho chúng tôi khi đây là lần thứ 4 chúng tôi đến chùa mới gặp được sư thầy Thích Diệu Lành, trụ trì chùa. Hai lần đầu năm Thầy bận đi làm công tác phật sự, hồi tháng 9 thầy đi Hạ và đến lần này chúng tôi mới có cơ duyên gặp thầy. Có lẽ vì là chùa quê nên chúng tôi cảm nhận được chất quê từ thầy trong cách nói chuyện, giao tiếp. Đó cũng là hồn cách của các thầy hành Đạo in đậm nơi mình trụ trì. Không để mất thời gian khi Thầy đang tiếp đoàn khách từ Quảng Ninh về chiêm bái, chúng tôi xin phép nhà chùa đi vãn cảnh trong niềm vui hoan hỉ ấm áp.
Chùa Mỹ Phúc không rộng lắm chưa đầy 1 mẫu Bắc bộ, nhưng cảnh vật và không gian ở đây thật trong lành, yên tĩnh và thơ mộng. Có phải chúng tôi nói hơi quá hay không nhưng mỗi một ngôi chùa chúng tôi đến thăm luôn mang lại ấn tượng sâu đậm và vấn vương khi ra về. Chùa Mỹ Phúc cũng vậy, nơi đây không chỉ đẹp về cảnh vật mà còn ấm áp tình người, tình đạo Phật.
Hôm nay chúng tôi đến chiêm bái cũng là lúc cái rét của mùa đông đã đến. Mới hôm qua, cái nắng chói trang vẫn còn bao phủ khắp chùa, nhưng hôm nay mọi người đã phải khoác trên mình những chiếc áo dầy cộp, to, nặng để đón mùa đông về, nhưng cảnh sắc của chùa Mỹ Phúc vẫn còn nguyên màu tươi mới. Từ tượng Phật Quan Âm Bồ tát vẫn đứng đó, những bông hoa vẫn khoe sắc đỏ thắm rung linh lá và đến cả tình người vẫn trong trẻo nên thơ.
Hôm nay chúng tôi đến chiêm bái cũng là lúc cái rét của mùa đông đã đến. Mới hôm qua, cái nắng chói trang vẫn còn bao phủ khắp chùa, nhưng hôm nay mọi người đã phải khoác trên mình những chiếc áo dầy cộp, to, nặng để đón mùa đông về, nhưng cảnh sắc của chùa Mỹ Phúc vẫn còn nguyên màu tươi mới. Từ tượng Phật Quan Âm Bồ tát vẫn đứng đó, những bông hoa vẫn khoe sắc đỏ thắm rung linh lá và đến cả tình người vẫn trong trẻo nên thơ.
Chùa Mỹ Phúc nằm cạnh Đình An Cư thuộc thôn An Cư, xã Nghĩa An. Đứng trước ngôi Tam Bảo nhìn về phía trước là khoảng vườn rộng lớn trồng đủ các loại cây khác nhau, chủ yếu là cây ăn quả và một số rau xanh cho nhà chùa. Vì nhà chùa không có tiểu, nên sư Thầy Diệu Lành ngoài công việc phật sự, thời gian rãnh rỗi Thầy cùng các phật tử trồng rau, trồng cây xanh và dọn dẹp khuôn viên nhà chùa. Chùa Mỹ Phúc hiện nay có Tam Bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách, Tháp chuông, hồ bán nguyệt và các công trình phụ trợ khác. Trong các công trình này, có nhiều công trình được xây mới và nhiều công trình được tu bổ. Đó là sự nỗ lực của sư Thầy Thích Diệu Lành cùng phật tử gần xa và nhân dân địa phương.
Theo các cụ cao niên trong làng cho biết. Chùa Mỹ Phúc có từ lâu đời, đây là chùa cổ của vùng quê nghèo An Cư. Cho đến hiện nay, chùa này cũng đã có 2 sư trụ trì viên tịch tại chùa, trong đó có Hoà thượng Thích Thanh Đệ (sinh năm 1854 – mất năm 1945), Hoà thượng quê ở Làng Hổ, thôn Xuyên Hử, xã Đông Xuyên cùng huyện Ninh Giang. Sau khi Hoà thượng viên tịch, chùa Mỹ Phúc không có quý Thầy về trụ trì. Lúc này, chùa được giao cho nhân dân địa phương trông coi và hương khói.
Sau khi hoà bình thống nhất, có một vài sư Thầy về chùa, nhưng do duyên nhà Phật chưa đến, nên các quý Thầy chỉ ở được thời gian lại đi nơi khác. Năm 2010 được sự tạo điều kiện của GHPG tỉnh Hải Dương, sư Thầy Thích Diệu Lành về trụ trì chùa Mỹ Phúc trong niềm vui hoan hỉ của nhân dân và phật tử gần xa. Cũng bắt đầu từ đây, Thầy đã phát tâm công đức và vận động mọi người, các mạnh thường quân cúng dường để xây dựng chùa. Trong 5 năm qua, sư Thầy cùng với phật tử đã tu bổ nâng cấp ngôi Tam Bảo, xây dựng Tháp chuông, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách và các công trình phụ trợ khác với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng và hàng trăm ngày công lao động. Đặc biệt quá trình xây dựng lại chùa, chùa Mỹ Phúc nhận được sự hỗ trợ rất lớn của con dân, cháu làng và các phật tử gần xa. Trong đó có dòng họ Trịnh thôn An Cư, dòng họ Nguyễn thôn Xuyên Hử, xã Đông Xuyên.
Sau khi hoà bình thống nhất, có một vài sư Thầy về chùa, nhưng do duyên nhà Phật chưa đến, nên các quý Thầy chỉ ở được thời gian lại đi nơi khác. Năm 2010 được sự tạo điều kiện của GHPG tỉnh Hải Dương, sư Thầy Thích Diệu Lành về trụ trì chùa Mỹ Phúc trong niềm vui hoan hỉ của nhân dân và phật tử gần xa. Cũng bắt đầu từ đây, Thầy đã phát tâm công đức và vận động mọi người, các mạnh thường quân cúng dường để xây dựng chùa. Trong 5 năm qua, sư Thầy cùng với phật tử đã tu bổ nâng cấp ngôi Tam Bảo, xây dựng Tháp chuông, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách và các công trình phụ trợ khác với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng và hàng trăm ngày công lao động. Đặc biệt quá trình xây dựng lại chùa, chùa Mỹ Phúc nhận được sự hỗ trợ rất lớn của con dân, cháu làng và các phật tử gần xa. Trong đó có dòng họ Trịnh thôn An Cư, dòng họ Nguyễn thôn Xuyên Hử, xã Đông Xuyên.
Trở lại với cảnh đẹp chùa Mỹ Phúc trong những ngày đầu đông, chúng tôi cảm nhận được hơi thở của thời đại đang lan toả, hoà quyện vào từng lớp ngói và cảnh vật nơi đây. Trước cổng Tam quan là cây sung to nằm nghiêng mình cạnh hồ bán nguyệt rủ cành lá xuống mặt hồ xanh biếc. Nhìn từng cành, lá và gốc rễ của cây sung chúng tôi có thể khẳng định rằng: Đây chính là một nhân chứng sống chứng kiến những bước thăng trầm của chùa và sự biến thiên của thời gian. Theo người nhà chùa chia sẻ: Không biết có phải sự linh thiêng của chùa hay không mà cây sung bốn mùa xanh tốt, mùa đông cũng vậy. Không ai đến chùa ngay cả trẻ nhỏ trong làng cũng không bao giờ trèo và lấy quả sung để ăn. Ở bên trái nhà Tổ và ở chính giữa nhà khách nhìn vào là khu vườn rộng trồng rất nhiều ổi, bưởi, cam… vừa tạo cảnh quan cho chùa vừa lấy quả cho chùa dâng lên Phật. Toàn bộ khu vườn đằng trước, phía sau trước đây là khu ruộng chiêm trũng. Sau khi Thầy Diệu Lành về trụ trì, Thầy đã mua lại số ruộng trên để mở rộng khuôn viên.
Có lẽ mọi người thường cho rằng: Đi chùa thường vào những ngày tạnh ráo, trời ấm, khô khan. Điều đó rất đúng đối với các phật tử đi thắp hương lễ Phật và chiêm bái. Còn đối với những người làm truyền thông Phật giáo chúng tôi, mỗi một khung cảnh, không gian và thời gian đều mang lại vẻ đẹp khác nhau. Mùa hạ, mùa thu, mùa đông ở các chùa đều có sự quyến rũ của cảnh vật. Cho nên, khi về chiêm bái cảnh vật chùa Mỹ Phúc luôn mang cho chúng tôi sự ấm áp của cõi Phật, sự thân thiện, hoà đồng của người dân địa phương và nét đẹp riêng biệt của chùa.
Sau một hồi chiêm bái, cũng là lúc sư Thầy Diệu Lành đã tiếp xong đoàn khách Quảng Ninh, ngồi thụ nước ở phòng khách cùng Thầy, chúng tôi mới thấy sự gần gũi và niềm nở từ Thầy. Tuy câu chuyện không được dài nhưng chỉ chừng ấy thôi cũng đủ nói lên tất cả về chùa, về con người và cảnh vật nơi đây.
Mùa đông này, phật tử và du khách gần xa có dịp về mảnh đất Hồng Châu xưa – Ninh Giang nay, hãy ghé thăm và chiêm bái chùa Mỹ Phúc nằm bên bờ sông cầu Ràm thơ mộng để được hoà mình vào vẻ đẹp cảnh Phật nơi chốn thôn quê.
Đức Tuỳ