Kiến thức

Chánh niệm – Nền tảng của hạnh phúc

Thứ năm, 25/02/2022 09:57

Phật giáo mà chúng ta thể nghiệm ngày nay là hệ tư tưởng có nguồn cội hơn hai nghìn năm trăm năm. Phật giáo đã trở thành một kho báu vô giá của nhân loại, hàm chứa giá trị về triết học, tâm linh và văn học, cung cấp những phương tiện cho mọi giới trên con đường tìm cầu sự bình an.

Hướng tâm đến hiện tại không phải là điều khó làm. Trong giờ thiền hành, ta nhận rõ từ ý thức đến sắc thân, bước từng bước chân an lạc. Lúc tụng kinh, thân khẩu ý đều nhất tâm chuyên chú. (Kinh Nhất Dạ Hiền Giả thuộc Trung Bộ Kinh)

Hướng tâm đến hiện tại không phải là điều khó làm. Trong giờ thiền hành, ta nhận rõ từ ý thức đến sắc thân, bước từng bước chân an lạc. Lúc tụng kinh, thân khẩu ý đều nhất tâm chuyên chú. (Kinh Nhất Dạ Hiền Giả thuộc Trung Bộ Kinh)

Phật giáo mà chúng ta thể nghiệm ngày nay là hệ tư tưởng có nguồn cội hơn hai nghìn năm trăm năm. Trải qua ngần ấy thời gian, Phật giáo đã trở thành một kho báu vô giá của nhân loại, hàm chứa giá trị về triết học, tâm linh và văn học, cung cấp những phương tiện cho mọi giới trên con đường tìm cầu sự bình an, hạnh phúc và giải thoát khỏi khổ đau. Song, chúng ta không thể chỉ tụng, đọc kinh văn, luận, giới luật mà giải thoát, thực hành pháp của Phật – đấng Chánh Biến Tri, là thực hành pháp trên nền tảng chánh niệm, thánh đạo đầu tiên trong Bát Thánh đạo.

Chánh niệm

Điều phục tâm là việc thiết yếu của chúng ta trong đời sống hàng ngày. Bởi vì, như Phật dạy trong Kinh Tăng Chi Bộ, tâm không được tu tập, không được điều phục thì đưa đến bất lợi lớn. Bất lợi lớn ấy là sự phát khởi của các triền cái, là việc tham đắm chấp trước vào ngũ uẩn, thường kiến, đoạn kiến,… tương tục đưa đến đời sống luân hồi, không sao dứt ra khỏi tham ái.

Nền tảng tu tập điều phục tâm là hộ trì các căn trong vòng giới hạnh, tiết độ trong ăn uống và đặc biệt là chánh niệm tỉnh giác, như Kinh Toán Số Mục-kiền-liên nói, hãy biết rõ sự ra vào, khéo quán sát phân biệt, co duỗi, cúi ngước, nghi dung chững chạc, khéo đắp Tăng-già-lê và các y bát; đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ nghỉ, nói năng, im lặng, thảy đều biết rõ. Chánh niệm có thể là người đứng gác trước cửa các căn, ngăn không cho phiền não phát sinh. Ngoài nhiệm vụ ngăn chặn các tâm sở bất thiện lưu trú, chánh niệm còn khuyến khích các thiện tâm sở sinh khởi. Tâm sở bất thiện tạo ra những điều ác xấu, phiền não, ô nhiễm khiến chúng sinh rơi vào khổ. Có 24 tâm sở như vậy gồm 5 nhóm: tham, sân, si, hôn phần và hoài nghi. Tâm sở thiện gồm: tín, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, không phóng dật, hành xả và không hại.

11

Trong pháp hành Tứ niệm xứ, Chánh niệm là điều kiện cơ bản để pháp hành trở nên thành tựu. Mỗi người chúng ta đều có khả năng thực hành chánh niệm một cách ngay tức thì, liên tục và nếm trải vị an lành của Phật pháp. Hành giả chọn một đề mục để ý thức, như hơi thở, thân, hay cảm giác. Thế nhưng chúng ta cũng có thể đặt trọn vẹn ý thức vào việc đang diễn ra, như Thiền sư Thích Nhất Hạnh giảng, trong khi rửa bát, người ta chỉ nên rửa bát. Điều đó có nghĩa, trong khi rửa bát, người ta phải hoàn toàn nhận thức được thực tế rằng mình đang rửa bát. Tại sao? Nếu chúng ta đang nghĩ về quá khứ hoặc tương lai, chúng ta không còn sống trong thời điểm mình đang rửa bát nữa.

Thế nhưng chúng ta cũng có thể đặt trọn vẹn ý thức vào việc đang diễn ra, như Thiền sư Thích Nhất Hạnh giảng, trong khi rửa bát, người ta chỉ nên rửa bát. Điều đó có nghĩa, trong khi rửa bát, người ta phải hoàn toàn nhận thức được thực tế rằng mình đang rửa bát.

Thế nhưng chúng ta cũng có thể đặt trọn vẹn ý thức vào việc đang diễn ra, như Thiền sư Thích Nhất Hạnh giảng, trong khi rửa bát, người ta chỉ nên rửa bát. Điều đó có nghĩa, trong khi rửa bát, người ta phải hoàn toàn nhận thức được thực tế rằng mình đang rửa bát.

Hiện pháp lạc trú

Thật vậy, quá khứ và tương lai thường là hai cảnh ta tham đắm và mong cầu. Một người nghĩ về sắc đẹp, tiền tài trong quá khứ, người khác lại nghĩ về tiền tài và sắc đẹp trong tương lai. Dự phóng của tâm trí đưa tâm trí xao nhãng khỏi hiện tại, đó cũng là một nguyên nhân khổ đau, bất toại.

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng,

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại,

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển,

Biết vậy nên tu tập

Hôm nay nhiệt tâm làm

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm

Ðêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng.

(Kinh Nhất Dạ Hiền Giả thuộc Trung Bộ Kinh)

Hướng tâm đến hiện tại không phải là điều khó làm. Trong giờ thiền hành, ta nhận rõ từ ý thức đến sắc thân, bước từng bước chân an lạc. Lúc tụng kinh, thân khẩu ý đều nhất tâm chuyên chú. Hiện pháp là lời kinh, con đường, ngũ uẩn, đóa hoa, tiếng xe, là nội thân và ngoại thân, và vô vàn những thứ khác. Tri nhận hiện pháp không phải là thường kiến, vì hành giả thấy cái thấy, biết sự biết, không đắm say vào khách thể, hiểu biết tam tướng của vạn pháp. Chấp nhận hiện pháp là chấp nhận sự tồn tại của ngũ uẩn trong tương giao với thế giới xung quanh trên nền trùng trùng duyên khởi. Ngũ uẩn có thực hay không? Nếu không thì vì sao châu thân này đưa đến thọ đau, thọ lạc? Nếu có thì vì đâu Phật dạy nó vô thường, vô ngã? Chúng ta không vội vàng với những câu hỏi đó. Vì nói không, thì không khác gì chấp đoạn diệt, còn trả lời có lại dễ sa vào thường kiến.

Hiện pháp cũng cần đi đôi với lạc trú. Lạc trú là một kết quả của tác ý chân chánh, là sự lìa bỏ tà niệm, cũng là an trú trong chánh niệm. Luận sư Phật Âm trong Thanh Tịnh Đạo Luận từ thế kỷ V liệt kê bốn loại tà niệm cần xả bỏ:

1. Chấp thân thể là thanh tịnh, tốt đẹp, ưa chuộng, trong khi thân thể vốn bất tịnh do các duyên giả hợp thành.

2. Chấp cảm thọ (lạc thọ, khổ thọ, bất khổ, bất lạc thọ) là thật nên tham đắm, hoặc chán ghét, dù cảm thọ là do duyên sinh.

3. Chấp tâm là trường tồn trong khi tâm luôn là vô thường.

4. Chấp vạn hữu là thật có, là hữu ngã trong khi vạn pháp là duyên sinh vô ngã.

Chúng ta nhìn ngắm hiện sinh, chánh niệm tỉnh giác và an trú trong đó, với cái nhìn không đắm trước, đó là một phương pháp để điều phục thân tâm vậy. Khi tâm được định, cái định ấy có thể là sát-na định, định trong khoảnh khắc, hay là an chỉ định, trí huệ mới có cơ hội phát sinh. Từ chánh niệm đến tuệ sinh là một chặng đường không thể nói là dài hay ngắn, chỉ có thực tập mới đem lại tiến bộ cho hành giả trên đạo lộ giải thoát. Sự tiến bộ ấy mau hay chậm, không chỉ tùy thuộc chúng ta dụng công đến đâu, mà còn nhờ vào chất liệu hạnh phúc ta tạo tác. Hạnh phúc là chỉ dấu phước đức của ta, tu phước thì hạnh phúc, tu tuệ thì thông minh sáng dạ, có thật như vậy không? Thật ra tu phước và tu huệ là hai mặt của đồng tiền. Hạnh phúc, an lạc cho chính mình và mọi người xung quanh chẳng thể sinh ra trong quá trình tu tập nếu như ta không khai triển pháp hành đúng mực. Văn – tư – tu là ba giai đoạn của tiến trình thu nhận Phật pháp. Tiếp nhận lời Phật và chư Tổ dạy, tư duy chân chánh về những lời dạy ấy và áp dụng vào đời sống hàng ngày, chính là quá trình khiến trí tuệ tăng trưởng. Trí tuệ ta vun bồi, giới hạnh được gìn giữ, thì định tâm dần kiên cố.

Thực tánh các pháp đều là như huyễn, là “hoa đốm hư không”. Chánh niệm để ta trực nhận hiện tiền, là cơ sở để thực hành hiện pháp lạc trú, cũng là yếu tố căn bản Bát Thánh đạo. Từ chánh niệm nhận ra chân tâm, bản chất của vạn pháp. Mong rằng mỗi chúng ta đều siêng năng và gặt hái thành tựu từ con đường Chánh niệm. Xin kết bài bằng vài câu kệ của HT. Thích Thanh Từ:

Gẫm xem các pháp đều như huyễn,

Bản tánh tự không đâu dụng trừ.

Nếu biết tâm tánh không tướng mạo,

Lặng yên chẳng động tự như như.

loading...