Kiến thức

Chết đi về đâu?

Thứ hai, 06/08/2023 06:49

Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu? Đức Phật ôn tồn trả lời:

Audio

Này A Nan, cũng như một cái cây, nếu nghiêng về phía nào, thì khi người ta đốn ngã nó sẽ đỗ về phía đó (trọng lực), một chúng sanh sau khi chết cũng sẽ theo nghiệp mà đi như thế ấy.

- Một người ham thích ăn nhậu, thì nơi lui tới là quán xá.

- Một người thường hay đánh bài thì thường lui tới sòng bài.

- Một người thường hay trộm cắp, nơi lui tới những chỗ sơ hở.

- Một người thích hành thiền nghe pháp, nơi lui tới là tu viện.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Người thích bố thí cúng dường, nơi lui tới là những mảnh đời bất hạnh, những nơi đặt bát...

Như vậy những người đi theo nghiệp (sở thích của họ) chúng ta không thể tụng kinh niệm Phật để kéo họ ra khỏi những cảnh giới nghiệp lực của họ. Trừ khi nào họ uống rượu bị ung thư gan thì họ mới có thể bỏ rượu, những người đánh bài bị tán gia bại sản, công an bắt giam tù đày, vợ con khốn đốn thì họ mới có thể giác ngộ...

Do đó khổ là bài học giác ngộ cho mỗi chúng sanh.

Cho dầu họ có tái sanh vào cảnh giới nào cũng chính là bài học giác ngộ của riêng họ. Đừng mong cầu cúng bái để họ có thể thoát nạn trong lúc sống cũng như sau khi chết. Một cánh duy nhất mà họ có thể sớm thoát nạn là họ phải cải tạo cho tốt thì nhanh được giải thoát ra khỏi cảnh khổ.

Người biết tu sẽ hỏi mình trong cuộc sống hằng ngày chúng ta sống được bao nhiêu phút với tâm chánh niệm, tâm trí tuệ, tâm vô tham, vô sân. Chúng ta giữ được bao nhiêu giới trong sạch, chúng tahành thiền được bao nhiêu giờ mỗi ngày, chúng ta bố thí, kham nhẫn, phục vụ được bao nhiêu %...

Ngược lại, con người đa số thường bị đời lôi kéo theo danh lợi địa vị, tài sắc danh thực thuỳ....thường dẫn đến tham, sân, si, ích kỉ, ganh tỵ, sát phạt, dẫn đến đả thương bằng tay, khẩu chiến bằng miệng...dẫn đến phá giới, tạo nhiều tâm bất thiện, tâm tư thường hay giận buồn, thương ghét, oán trách, thù nghịch....

Như vậy, những người nào nặng nghiệp với đời, bị đời lôi kéo, bị đời chi phối đa số sau khi chết thường tái sanh vào cảnh khổ, nếu sanh vào cõi người thường hay bị bất hạnh, khổ đau.

Ngược lại một người sống an vui trong giáo pháp, thường giữ giới hành thiền, bố thí, cung kính, kham nhẫn, phục vụ, nghe pháp, tuỳ hỷ, hồi hướng, trí tuệ...khi sống cũng đã được an vui hạnh phúc sau khi chết nhất định sẽ tái sanh vào cảnh giới an vui hạnh phúc.

“Ai sống một trăm năm,

Lười nhác không tinh tấn,

Tốt hơn sống một ngày

Tinh tấn tận sức mình.”

 

“Ai sống một trăm năm,

Không thấy pháp sinh diệt,

Tốt hơn sống một ngày,

Thấy được pháp sinh diệt.” 

(Kinh Pháp Cú 112 & 113). 

loading...