Hỏi - Đáp

Chỉ quán là gì? Và thế nào tu chỉ và tu quán?

Chủ nhật, 20/03/2020 11:27

Chỉ có nghĩa là dừng lại. Quán có nghĩa là xem xét. Nói dừng lại, tức là dừng mọi vọng tưởng không cho dấy khởi. Còn xem xét là quán chiếu ở nơi tự tâm. Chỉ là tên khác của Định. Quán là tên khác của Huệ.

Thành trì vững chắc của người tu

Hỏi: Kính bạch thầy, lâu nay con thường nghe nói đến hai chữ Chỉ và Quán, nhưng con chưa hiểu ý nghĩa của hai chữ nầy như thế nào? Và cách ứng dụng tu Chỉ Quán ra sao? Kính xin thầy hoan hỷ giải thích cho chúng con hiểu. Kính cảm ơn thầy.

Đáp: Chỉ có nghĩa là dừng lại. Quán có nghĩa là xem xét. Nói dừng lại, tức là dừng mọi vọng tưởng không cho dấy khởi. Còn xem xét là quán chiếu ở nơi tự tâm. Chỉ là tên khác của Định. Quán là tên khác của Huệ. Tâm của chúng ta giống như con khỉ, con vượn, chuyền nhảy lung tung, không bao giờ nó chịu đứng yên một chỗ. Người tu là muốn cho cái tâm vọng tưởng lăng xăng đó phải an trú lại một chỗ. Ví như người ta không muốn cho con khỉ, con vượn chuyền nhảy lung tung nữa, thì phải dùng lồng nhốt nó lại. Cái lồng là phương tiện để nhốt chúng nó. Cũng thế, muốn cho cái tâm lăng xăng phan duyên theo trần cảnh không còn nữa thì người tu phải dùng giới luật để ngăn chế nó. Đó gọi là phòng phi chỉ ác. Nghĩa là ngăn ngừa những điều sái quấy do tâm vọng động gây ra. Giới, Định, Huệ là con đường đưa hành giả đến đích giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Ngoài con đường nầy ra, thật không còn con đường nào khác. Dù hành giả tu bất cứ pháp môn nào, muốn được giác ngộ giải thoát đều phải áp dụng ba môn học này.

Chỉ có nghĩa là dừng lại. Quán có nghĩa là xem xét. Nói dừng lại, tức là dừng mọi vọng tưởng không cho dấy khởi. Còn xem xét là quán chiếu ở nơi tự tâm.

Chỉ có nghĩa là dừng lại. Quán có nghĩa là xem xét. Nói dừng lại, tức là dừng mọi vọng tưởng không cho dấy khởi. Còn xem xét là quán chiếu ở nơi tự tâm.

Ý nghĩa chuông mõ và cách thức sử dụng như thế nào?

Tuy nhiên, muốn đạt được kết quả đó, thì hành giả phải biết phương pháp ứng dụng tu Chỉ (định ) và tu Quán (huệ).

Trong quyển Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu của Ngài Thiên Thai Trí Giả Đại Sư, có giải thích về phương pháp tu Chỉ Quán như sau:

Tu Chỉ Quán có hai cách:

1. Tu trong phép ngồi.

2. Tu trong khi lịch duyên đối cảnh.

Trong bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, thì tư thế ngồi là thù thắng hơn. Bởi ngồi dễ nhiếp tâm hơn. Vì tâm ta chưa được thuần thục, nên khi đối cảnh xúc duyên nó thường theo cảnh duyên nên dễ bị loạn động. Riêng nói về tu Chỉ có ba ý:

- Hệ duyên thủ cảnh chỉ: đây là phương pháp cột tâm vào một chỗ như: chót mũi hay giữa rún... để tâm ta không bị tán động. Kinh nói: "Cột tâm lại chẳng để cho buông lung, cũng như cơn giận bị xiềng".

- Chế tâm chỉ: Tùy tâm khởi lên theo dõi mà chế phục. Vì không muốn cho nó tán loạn. Kinh nói: Năm căn nầy tâm là chủ, thế nên các ông phải khéo chế tâm. Hai loại nầy đều là sự tướng chẳng cần phải phân biệt.

- Thể chơn chỉ: Muôn pháp tùy tâm biến hiện, tất cả đều do nhân duyên sanh, nên nó không có tự tánh, đã không tự tánh thì tâm không thủ trước. Nếu tâm không chấp thủ thì vọng niệm không phát sanh, nên gọi là Chỉ.

Hai pháp tu

Hai pháp tu "Chỉ" và "Quán", theo Tổ Thiên Thai khuyên chúng ta khi áp dụng hành trì thì phải khéo linh động thay đổi trong khi tu.

Hạt minh châu, cây tích trượng Bồ tát Địa Tạng cầm có ý nghĩa gì?

Đó là ba phương pháp tu chỉ để hướng dẫn tâm vọng an trú vào định. Tuy nhiên, khi tu Chỉ lâu, thì hành giả dễ bị hôn trầm. Do đó, nên hành giả phải cần tu Quán. Tu Quán có hai loại:

- Đối trị Quán: Hành giả nên dùng một đề mục nào đó trong ba mươi phẩm trợ đạo để quán sát. Như quán bất tịnh hay Giới phân biệt quán... Mục đích là để đối trị. Quán bất tịnh là để đối trị tham dục. Quán giới phân biệt là để đối trị cái tâm ngu si chấp ngã.

- Chánh quán: Quán các pháp không có tướng chân thật, tất cả đều do nhân duyên sanh. Tánh của nhân duyên không thật có, tức là Thật tướng. Cảnh sở quán vốn không, thì tâm năng quán tự nhiên chẳng khởi.

Tóm lại, hai pháp tu "Chỉ" và "Quán", theo Tổ Thiên Thai khuyên chúng ta khi áp dụng hành trì thì phải khéo linh động thay đổi trong khi tu. Như Chỉ lâu thì dễ bị hôn trầm (ngủ gật), bấy giờ hành giả phải tu Quán. Quán các pháp là không thật, bởi do nhân duyên mà có ra. Cái có đó chỉ là giả có, tự tánh của các pháp là không. Do quán như thế, nên trị được bệnh hôn trầm. Quán lâu thì dễ bị loạn, nên phải tu Chỉ. Chỉ là dừng mọi thứ vọng tưởng để an trú vào một cảnh cho tâm định lại. Như an trú vào hơi thở... Đó là phương pháp áp dụng tu Chỉ và Quán vậy. Vì phạm vi trả lời câu hỏi có giới hạn, nên chúng tôi không thể giải rộng được. Phật tử muốn biết rõ hơn về pháp tu này, thì nên đọc quyển Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu của Thiên Thai Trí Giả Đại Sư do cố Hòa thượng Hoàn Quan Thích Giải Năng dịch, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo ấn hành.

loading...