Sách Phật giáo
Chìa khóa hạnh phúc gia đình
Chủ nhật, 17/12/2014 02:53
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên.
Nhưng đặc biệt của tập sách này nằm trong hai lĩnh vực:
1.Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay.
2. Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
Nội hàm cuốn sách thuần về tâm lý xã hội – khoa học luận lý và đạo đức tôn giáo. Trước một vấn nạn, người giải đáp luôn nêu ra nhiều tình huống, nhiều tiêu chuẩn để xét đoán một cách khách quan hầu mở ra hướng giải quyết trung thực mà không bị thiên lệch phiến diện.
Ví dụ: chương I, vấn đề dạy con “truyền thông chân thật”: Bé thẳng thừng trả lời không thích món đồ chơi mà chú mua tặng bé. Bố mẹ bé phiền lòng vì cháu không tế nhị khi trả lời. Theo bé, trả lời cách khác với lòng mình là nói dối. Trước vấn đề nầy, bố mẹ băn khoăn về cách ứng xử thế nào khỏi mích lòng người cho mà vẫn không trái với sự thật của lòng bé nghĩ; tác giả đã dùng từ - dạy về lối sống chân thật từ anh chị đã có tác dụng chân phương đối với cách hành xử của bé”, để tương lai cháu trở thành bậc “chân nhân”, lối dùng từ rất là “chân phương” và tượng hình thật đơn giản. Băn khoăn của bậc làm cha mẹ trước sự “chân phương của bé”, theo tác gải đó là điều quý, chỉ cần thời gian, tuổi tác trưởng thành thì vấn đề “đâu là nói dối, đâu là nói khéo” sẽ được phân định rõ ràng” .
Ví dụ: chương I, vấn đề dạy con “truyền thông chân thật”: Bé thẳng thừng trả lời không thích món đồ chơi mà chú mua tặng bé. Bố mẹ bé phiền lòng vì cháu không tế nhị khi trả lời. Theo bé, trả lời cách khác với lòng mình là nói dối. Trước vấn đề nầy, bố mẹ băn khoăn về cách ứng xử thế nào khỏi mích lòng người cho mà vẫn không trái với sự thật của lòng bé nghĩ; tác giả đã dùng từ - dạy về lối sống chân thật từ anh chị đã có tác dụng chân phương đối với cách hành xử của bé”, để tương lai cháu trở thành bậc “chân nhân”, lối dùng từ rất là “chân phương” và tượng hình thật đơn giản. Băn khoăn của bậc làm cha mẹ trước sự “chân phương của bé”, theo tác gải đó là điều quý, chỉ cần thời gian, tuổi tác trưởng thành thì vấn đề “đâu là nói dối, đâu là nói khéo” sẽ được phân định rõ ràng” .
Hoặc tình trạng con riêng và bố dượng, tuy bé mới 10 tuổi mà đã có phản ứng tâm lý của người lớn, tác giả đặt ra những phương cách như: - đối với con trai, theo dỏi diễn biến tâm lý và hành xử nhẹ nhàng với con – đối với chồng, bày tỏ hạnh phúc để bù đắp việc chống đối của con,chồng sẽ cảm thông về phức cảm tâm lý của trẻ, - đối với bản thân, nghệ thuật “mưa dầm thấm đất” hay “nước chảy đá mòn” theo thời gian sẽ giải quyết ổn thỏa do bản thân người vợ khôn khéo ứng xử giữa đôi bên.
Rất nhiều tình huống đặt ra như: “Tình cảm thiên vị trong gia đình” “khi sinh con bị down”, “con đi bụi” “dạy con tuổi teen” ở chương 1; chương 2 nói về những khó xử giữa vợ chồng khi nhiều vấn đề tế nhị xẩy ra trong xã hội hiện nay như cơm bữa. Chương 3 nói đến tương quan rộng lớn hơn của một gia đình mà tác giả gọi là “đại gia đình”, trong đó “vợ lớn vợ bé”, “ứng xử với mẹ chồng”, “hôn nhân không tình yêu”...chương 4 đề cập đến: “ những thói hư tật xấu của chồng”. Chương 5 nói đến Tâm linh như: “hành sự mê tín”. Kết thúc chương 6 là việc “chuyển hóa tâm linh”
Đi từ chương 1 đến chương 6, không phải vô tình mà tác giả sắp đặt thứ lớp những diễn biến trong cuộc sống hôn nhân theo ngẫu hứng. Đây là một dụng ý mang tính khoa học cũng như rất khoa học trong việc giải quyết chi tiết những vấn đề nêu ra trong nội dung.
Trong các lớp giáo lý và hôn nhân như: “học cấp tốc giáo lý hôn nhân và giáo lý dự tòng”, giáo lý dự bị hôn nhân hàng năm của giáo xứ Thánh Fancisco Savie; giáo lý hôn nhân của giáo xứ Mặc Bắc, một số lớp về hôn nhân của giòng Tên...phần lớn dạy giáo lý liên quan đến hôn nhân mà Thánh kinh đã bảo: “cái gì Chúa đã kết hợp thì không nên chia rẽ”, không có dịp phân tích chi ly những vấn nạn hàng ngày xẩy ra cho các cặp hôn nhân và gia đình trẻ mà cuộc sống thực dụng hiện nay đã nảy sinh.
Đáp ứng phần lớn vấn nạn này, cuốn CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH của TT.Thích Nhật Từ đã chia sẻ với các bạn trẻ, các gia đình đang có vấn đề bế tắc, thường xung đột hay giải quyết một cách bản năng không được nền tảng đạo đức minh triết của nhà Phật hỗ trợ. Đây là lần đầu tiên trong Phật giáo, một cuốn sách hướng dẫn giải tỏa nhiều vấn đề tế nhị trong cuộc sống gia đình mà Giáo hội chưa từng đặt vấn đề giáo dục hôn nhân như tôn giáo bạn.
Tuy nhiên, diễn tiến sự việc qua 6 chương, có vẻ hợp lý, dĩ nhiên chưa đầy đủ khi mà cuộc sống còn vô vàng ngã rẽ tâm lý phát sinh; vẫn là điều rất đáng khích lệ. Chương 6, với tựa đề “chuyển hóa tâm linh” mang tầm quan trọng, nhưng nội dung cũng chỉ là vấn đề giải quyết tinh thần và đức tin, chưa đúng tầm vóc như chủ đề nêu ra. Đành phải vậy, vì đây là cuốn sách hướng dẫn giải tỏa những mắc mứu trong cuộc sống chứ không phải hướng dẫn giải thoát khỏi cuộc sống.
Tuy tựa đề cuốn sách không có gì đặc biệt nhưng rất đặc biệt về nội dung giải quyết gia đình không theo tín điều như tôn giáo khác mà vẫn không rời xa tính minh triết của đạo Phật, không dẫn chứng kinh điển như con ngựa bị ràng buộc bởi giây cương nhưng vẫn bàn bạc tinh thần đạo đức giữa tôn giáo và xã hội văn minh.
Rất may mà có cuốn sách nầy để quần chúng phật tử không có cảm giác đạo Phật là tôn giáo siêu thực giữa cuộc sống rất thực hiện nay.
Minh Mẫn
Minh Mẫn