Chùa Việt
Chiêm bái chùa Phúc Linh trong ánh nắng ban mai
Thứ bảy, 05/07/2015 04:40
Nhân dịp dự Đại lễ Phật đản tại huyện Ninh Giang được tổ chức vào ngày 11 tháng 4 năm Ất Mùi, đã cho chúng tôi được hội ngộ sư Thầy Thích Giới Vân – trụ trì chùa Phúc Linh.
Đến những ngày đầu tháng 7 chúng tôi có dịp về thôn Đồng Lại, xã Quyết Thắng, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương để chiêm bái chùa Phúc Linh và gặp lại sư Thầy đôn hậu.
Con đường dẫn vào chùa thật rộng lớn và thênh thang, hai bên nhà cửa dân sinh sống sát nhau. Từng ngôi nhà cao tầng kiên cố mọc lên như một minh chứng cho sự ấm no, phồn thịnh của nhân dân nơi đây. Đến gốc cây bồ đề trước cửa trụ sở UBND xã, chúng tôi rẽ vào đường làng Đồng Lại với nhiều cây bóng mát dẫn bước chúng tôi vào chùa.
Hôm nay là ngày Rằm tháng 5, nên chùa đông vui hơn ngày thường. Từng tốp người đang mải miết làm việc, một nhóm đang hái hoa sen dưới hồ, một tốp đang dọn cỏ vườn, tưới hoa và đằng kia là những sãi đang quét dọn chùa chính, mỗi người một việc khẩn trương và nghiêm túc. Bước qua cổng Tam quan cổ kính, rêu phong là không gian rộng mát, thoáng đãng và ngập tràn cây xanh của chùa Phúc Linh. Cũng là một ngôi chùa được toạ lạc ở vùng quê, nhưng trước mặt chúng tôi là một ngôi chùa kiên cố hai tầng xây theo kiểu chữ Đinh hiện đại, kiên cố và mang đậm nét đẹp của chùa miền Bắc.
Thấy có khách lạ đến, mọi người đều hướng mắt nhìn chúng tôi vừa lạ lẫm, vừa thân quen.
- Dạ, con chào Thầy ạ!
- Nhà chùa chào chú, chú là ai nhỉ?
– Sư Thầy Thích Giới Vân – trụ trì chùa hỏi
- Thầy không nhận ra con ạ! Hôm Đại lễ Phật đản của huyện Ninh Giang con đã gặp Thầy và con xin phép khi nào có thời gian con sẽ về vãn cảnh chùa. Thầy nhớ ra con chưa ạ.
- Thầy nhớ rồi! nói thật với chú, nhà chùa nhiều việc nên đôi lúc không nhớ hết được.
Câu chuyện giữa chúng tôi và sư Thầy Giới Vân cũng bắt đầu từ đó. Có lẽ do chưa quen nên chúng tôi đôi lúc có sự ngại ngùng e thẹn. Nhưng đối với thầy Giới Vân thì không, thầy nhiệt tình trong từng câu chuyện, nhẹ nhàng trong từng lời nói và ánh mắt trìu mến của Thầy.
Chúng tôi tự hỏi rằng: mình đã được Thầy gieo duyên. Câu chuyện giữa tôi và Thầy có thể được gọi là không đầu không cuối nhưng đều nói về đức Phật về tự viện Phúc Linh. Có thể Thầy đã rất khiêm tốn khi nói về công lao của thầy và các phật tử nơi đây khi tạo dựng thành công ngôi chùa cổ thành một tự viện bề thế.
Chúng tôi tự hỏi rằng: mình đã được Thầy gieo duyên. Câu chuyện giữa tôi và Thầy có thể được gọi là không đầu không cuối nhưng đều nói về đức Phật về tự viện Phúc Linh. Có thể Thầy đã rất khiêm tốn khi nói về công lao của thầy và các phật tử nơi đây khi tạo dựng thành công ngôi chùa cổ thành một tự viện bề thế.
Xã Quyết Thắng ngày trước có 3 chùa ở 3 thôn, nhưng sau đó nhân dân và chính quyền địa phương thống nhất lấy tên Phúc Linh đặt tên cho chùa chung cả xã.
Chùa Phúc Linh có từ lâu đời, chùa quay theo hướng Nam thờ Phật và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá của nhân dân địa phương, khu vực quanh vùng.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chùa Phúc Linh là cơ ở nuôi dấu cán bộ cách mạng. Tuy nhiên sau khi chiến tranh kết thúc chùa bị tàn phá hư hỏng nặng nề. Với ý thức bảo tồn những giá trị tâm linh. Năm 1992 nhân dân địa phương đã đứng lên làm đơn xin đất để xây dựng chùa mới cách chùa cũ một cái ao.
Chùa Phúc Linh có từ lâu đời, chùa quay theo hướng Nam thờ Phật và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá của nhân dân địa phương, khu vực quanh vùng.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chùa Phúc Linh là cơ ở nuôi dấu cán bộ cách mạng. Tuy nhiên sau khi chiến tranh kết thúc chùa bị tàn phá hư hỏng nặng nề. Với ý thức bảo tồn những giá trị tâm linh. Năm 1992 nhân dân địa phương đã đứng lên làm đơn xin đất để xây dựng chùa mới cách chùa cũ một cái ao.
Trước năm 2007, chùa Phúc Linh có sư về trụ trì, nhưng do nhân duyên chưa đến, cho nên sau khi xây xong tầng một mọi sự đã dở dang, cuối năm 2007 sư Thầy Thích Giới Vân đã về trụ trì chùa trong điều kiện khó khăn.
Mải câu chuyện dang dở về chùa Phúc Linh, các phật tử đã hoàn thành việc lấy hoa sen cho Thầy. Người mang kéo, người mạng lọ cho Thầy cắt tỉa và cắm.
Hồ sen của chùa Phúc Linh về mùa này luôn thơm ngát hương sen. Biết sư Thầy bận cắm hoa vào các bình để chuẩn bị cho ngày Rằm, chúng tôi xin phép được đi chiêm bái cảnh sắc trong niềm vui hoan hỉ. Bước lên cầu thang được làm kiên cố với hai bên là những con sứ lan can màu vàng óng như chiếc áo cà sa của nhà Phật dẫn chúng tôi lên ngôi Tam Bảo. Không gian sạch sẽ, thoáng mát, những chiếc đèn hoa đăng màu đỏ lung linh ánh điện.
Từ các cửa của ngôi Tam Bảo các phật tử đã mang từng lọ hoa sen được sư Thầy cắt tỉa cắm cẩn thận đặt lên từng ban thờ trong niềm thành kính ngưỡng vọng.
Hồ sen của chùa Phúc Linh về mùa này luôn thơm ngát hương sen. Biết sư Thầy bận cắm hoa vào các bình để chuẩn bị cho ngày Rằm, chúng tôi xin phép được đi chiêm bái cảnh sắc trong niềm vui hoan hỉ. Bước lên cầu thang được làm kiên cố với hai bên là những con sứ lan can màu vàng óng như chiếc áo cà sa của nhà Phật dẫn chúng tôi lên ngôi Tam Bảo. Không gian sạch sẽ, thoáng mát, những chiếc đèn hoa đăng màu đỏ lung linh ánh điện.
Từ các cửa của ngôi Tam Bảo các phật tử đã mang từng lọ hoa sen được sư Thầy cắt tỉa cắm cẩn thận đặt lên từng ban thờ trong niềm thành kính ngưỡng vọng.
Trong tất cả các ngôi Tam Bảo của các tự viện của huyện Ninh Giang, có lẽ để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng nhất chính là nơi đây – chùa Phúc Linh. Chúng tôi đã lạc vào thế giới của nhà Phật khi được chiêm bái cảnh đẹp nơi đây. Ở chính giữa của ngôi Tam bảo, nhà chùa cho đặt ba vị Tượng bề thế màu sơn son thiếp vàng trong tư thế ngồi thiền. Xung quanh là những chiếc đèn hoa đăng với những cánh hoa to để lên lục bình và được tô điểm bằng những câu đối treo ở các cột chính.
-Mời chú xuống ướng nước đã - Tiếng gọi của Thầy Giới Vân ở nhà Giông bên cạnh bàn uống ước đã kéo chúng tôi về thực tại
- Dạ con cảm ơn Thầy
- Bây giờ chú cứ chụp ảnh đi nhé, Thầy có việc vào trong làng làm lễ. Lát chú đợi Thầy về dùng bữa cơm chay với nhà chùa.
Khi Thầy đi khuất, chúng tôi mới có thời gian ngắm nhìn rõ hơn cảnh vật nơi đây. Một ngôi chùa quê nhưng lại mang dang dấp của ngôi chùa thành thị. Nhưng thật tuyệt với khi chúng tôi cảm nhận được không gian tĩnh mịch, thoáng mát và hương thơm ngát của hoa sen đến thật kỳ diệu. Xung quanh chùa sao nhiều cây đến vậy, nào là từ cây cổ thụ đến cây con, cứ chỗ nào có đất là có cây.
Cô Đỗ Thị Thanh là người gắn bó với Thầy lâu nhất, vừa mang cho chúng tôi đĩa dưa dấu ngọt lịm, trong lành vui vẻ cho biết: “Vợ chồng cô ra giúp Thầy lúc Thầy mới về nhận chùa. Thầy Giới Vân về chùa vất vả lắm anh ạ!, bao nhiêu công việc, bao nhiêu sự lo toan Thầy đều một mình làm hết. Thời kỳ đầu mới về, chùa còn hoang sơ, hiu quạnh, xung quanh là ao đầm ngập nước. Tiền không có, dân lại nghèo, nên hai thầy trò ngày nào cũng mang chiếc xe kéo vào trong làng để xin mọi thứ, ai làm nhà thừa gạch ngói bỏ đi đều xin về lấp ao, ai có cây gì đều mang về trồng tại chùa, dần dần chỗ ao lấp đầy làm vườn, cây xanh cũng tươi tốt. Thầy về trụ trì vừa phải trả nợ, vừa phải tiến hành xây dựng tiếp các hạng mục công trình. Hiện nay, chùa chính có diện tích trên 400m2, trên tổng diện tích 3.400m2. Ngoài chùa chính, chùa Phúc Linh còn có các hạng mục công trình khác như: nhà khách, nhà Giông, hồ sen, khu tượng Phật Qua thế âm. Toàn bộ khuôn viên chùa có tường bao kiên cố và hệ thống cây xanh bao phủ”.
Ở dười hồ sen, hai mẹ con phật tử xã Thống Kênh, huyện Gia Lộc đã mang từng bó hoa sen to đủ màu sắc với nụ cười rạng ngời, trên trán lấm tấm mồ hôi nhưng luôn mừng vui khi đã giúp nhà chùa được một việc dù là nhỏ nhất. Ánh nắng đã đứng bóng, những bác nông dân đã bắt đầu chạy nắng bỏ lại công việc đồng áng sang chiều về gốc cây bồ đề nghỉ mát. Phía đằng xa là tiếng hát véo von của các bé trường mầm non của xã vọng lại tạo nên những âm thanh khác lạ cho không gian chùa.
Ánh nắng của mặt trời đã lên cao, từng tia nắng đủ sắc màu đang xuyên qua kẽ lá cành cây tạo cho không gian của chùa Phúc Linh bừng lên màu vàng óng. Đâu đó tiếng chim hót líu lo ẩn khuất trong từng tán lá khiến cho chúng tôi thấy thư thái nhẹ nhàng. Xin phép vợ chồng cô Thanh và các phật tử nơi đây, chúng tôi thu dọn hành trang của những người làm truyền thông Phật giáo để đến với những miền đất hứa khác. Chúng tôi cảm ơn sư Thầy, cảm ơn những con người nơi đây thật hiền hậu, hiếu khách và an vui. Dù vất vả, dù khó khăn nhọc nhằn nhưng các phật tử không bao giờ nản lòng, nản trí. Thế mới thấy được tấm lòng và công lao hoằng pháp của Thầy Giới Vân.
Tạm biệt ngôi chùa, tiếng cười nói của hai vợ chồng cô Thanh, nụ cười hiền hậu của cô cho chúng tôi những cảm nhận đặc biệt về ngôi chùa Phúc Linh trong niềm tin của bà con phật tử trong vùng.
Đức Tùy
Đức Tùy
Đức Tuỳ