Chùa Việt

Chiêm bái những ngôi chùa cất giữ nhiều xá lợi Phật ở Việt Nam (Phần 1)

Chủ nhật, 05/01/2019 11:22

Xá lợi Phật là những hạt tinh thể với đủ màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy. Hiện nay tại Việt Nam nhiều ngôi chùa cổ kính vẫn đang lưu giữ những “báu vật Phật giáo - xá lợi Phật".

>CHIÊM NGƯỠNG NHỮNG NGÔI CHÙA CỔ

Xá lợi Phật là gì?

Bài liên quan

Xá lợi là những hạt nhỏ, có dạng viên tròn, hình thành sau khi thân thể của người tu đắc đạo được đem hỏa táng. Xá lợi còn có nghĩa là những hạt nhỏ trông giống ngọc trai hay pha lê, được tìm thấy trong tro hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo mà khoa học hiện đại chưa giải thích được nguyên lí hình thành của các hạt xá lợi này.

Tuy nhiên, theo các bậc đạo sư phái Thiền, Tịnh, Luật, Mật của Phật giáo thì xá lợi là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện và là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn thể hiện trí tuệ minh triết, mang lại lợi ích cho cả nhơn thiên. Đây là các bảo vật của thế giới Phật giáo, của Tăng Ni, Phật tử. Sự tín ngưỡng và tôn thờ xá lợi giúp cho người Phật tử thăng tiến trên đường tu, có người tôn thờ xá lợi, tín ngưỡng xá lợi Phật như tôn thờ Đức Phật sanh tiền, nên các vị rất tinh tấn tu hành và thêm phần phước huệ rất cao cả.

Tín ngưỡng xá lợi có từ thời Đức Phật, tại các vùng thuộc Á châu, một xứ sở có nhiều tôn giáo đặc thù, huyền bí linh thiêng, nhất là thời kỳ Phật hành đạo và sau khi Phật nhập niết bàn.

Theo các bậc đạo sư phái Thiền, Tịnh, Luật, Mật của Phật giáo thì xá lợi là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện và là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn thể hiện trí tuệ minh triết, mang lại lợi ích cho cả nhơn thiên. Ảnh: minh họa

Theo các bậc đạo sư phái Thiền, Tịnh, Luật, Mật của Phật giáo thì xá lợi là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện và là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn thể hiện trí tuệ minh triết, mang lại lợi ích cho cả nhơn thiên. Ảnh: minh họa

Có câu:

Phật tại thế thời con ngã trầm luân

Phật nhập diệt con mới được thân người

Tủi phận thân con nhiều tội chướng

Bùi ngùi chẳng thấy đặng kim thân

Người tín ngưỡng xá lợi Đức Phật tự nghĩ rằng: Phật giáng thế thì ta vô minh; Phật tịch diệt thì ta mới được sanh ra, nên tín ngưỡng tôn thờ xá lợi Phật xem như Phật hiện tiền.

Nói đến xá lợi, xưa người ta chỉ nghĩ đến xá lợi của Đức Phật mà thôi. Cho đến khi Phật pháp được lan tỏa khắp hoàn cầu, người Phật tử tín ngưỡng thêm xá lợi chư Thanh văn A la hán đại đệ tử của Đức Phật. Ngoài ra còn có những vị Thánh Tăng và các vị Đạo Sư tu hành đạo cao đức cả, chư tôn đức Pháp chủ, Tăng chủ, Tông chủ, các bậc Thầy tổ sau khi thị tịch đem làm lễ trà tỳ, các đệ tử cũng thâu được nhiều phần tinh thể của các vị còn lại gọi là xá lợi.

Tất cả những đồ dùng thuộc di tích của Phật và các vị Thánh Tăng như pháp y, bình bát, chuổi tràng, tích trượng,...hoặc răng, móng, tóc của các bậc đạo sư Phật giáo đang hành đạo, lúc tuổi niên cao lạp trưởng ban cho đệ tử tôn thờ đều gọi là xá lợi. Hiện nay ở Myanmar, người ta còn thờ tóc và móng tay của Đức Phật khi sanh tiền đã cắt cho Bạc Lệ Ca, Da Lễ Phù Ba, hai vị đệ tử tại gia đầu tiên. Trong kinh tạng Nam tông Phật giáo thường đề cập đến “xá lợi xương, xá lợi răng và ngọc xá lợi,...” (Trường A Hàm, phẩm Đức Phật nhập niết bàn, quyển 1)

Xá lợi là những hạt nhỏ, có dạng viên tròn, hình thành sau khi thân thể của người tu đắc đạo được đem hỏa táng. Xá lợi còn có nghĩa là những hạt nhỏ trông giống ngọc trai hay pha lê, được tìm thấy trong tro hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo mà khoa học hiện đại chưa giải thích được nguyên lí hình thành của các hạt xá lợi này. Ảnh minh họa

Xá lợi là những hạt nhỏ, có dạng viên tròn, hình thành sau khi thân thể của người tu đắc đạo được đem hỏa táng. Xá lợi còn có nghĩa là những hạt nhỏ trông giống ngọc trai hay pha lê, được tìm thấy trong tro hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo mà khoa học hiện đại chưa giải thích được nguyên lí hình thành của các hạt xá lợi này. Ảnh minh họa

Cách đây 2.558 năm, Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta thị hiện sanh ra trong công viên Lâm Bi Ni, cung vua Tịnh Phạn, mẹ là Hoàng hậu thánh mẫu Ma Ya trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ. Năm 29 tuổi xuất gia bên dòng sông A Nô Ma, 6 năm tu khổ hạnh tại Khổ Hạnh lâm cạnh dòng sông Ni Liên, 35 tuổi thành đạo dưới cây Tất Bát La gần thủ phủ Gaya ngày nay. Trải một thời gian dài 45 năm hoằng hóa đạo mầu, từ đông sang tây, từ Tibet đến Afghanistan, từ Hy Mã Lạp Sơn đến Ấn Độ Dương, đến khi niết bàn tại Câu Thi Na, chư đệ tử đem nhục thân thiêu hóa và còn tồn tại những tinh hoa như tủy, xương, thịt,... được 8 vương quốc khắp vùng Bắc Á thời bấy giờ tôn thờ.

Xá lợi Phật là có thật

Không chỉ tồn tại trong lịch sử, giống như truyền thuyết, xá lợi nhà Phật nhiều lần xuất hiện ngay ở thời kỳ đương đại. Khá nhiều trường hợp các vị cao tăng sau khi viên tịch, hỏa thiêu đã để lại xá lợi.

Bài liên quan

Đức Vua Trần Nhân Tông, người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng để lại xá lợi sau khi hóa. Ngài xuất gia tu hành khổ hạnh lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, xưng là Trúc Lâm Đại sĩ. Khi Phật Hoàng viên tịch, các đồ đệ vâng theo di chúc đã tiến hành hỏa thiêu ngài ngay tại am Ngọa Vân. Pháp Loa, tổ thứ hai của Thiền Phái Trúc Lâm đến tưới nước thơm lên giàn hỏa, thu được ngọc cốt và hơn 3.000 viên ngọc xá lợi.

Ngọc cốt được an trí vào lăng Quy Đức (hay còn gọi là Đức lăng), một phần xá lợi thu được lưu giữ tại tháp Phật Hoàng ở Ngọa Vân, phần còn lại được đưa về lưu giữ tại Bảo tháp chùa Tư Phúc trong Đại Nội (cấm thành Thăng Long), sau đó được phân thành nhiều phần lưu giữ ở nhiều nơi để nhân dân và phật tử thờ phụng.

Xá lợi Phật còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Tháng 12/1990, một vị cao tăng là Hoằng Huyền Pháp sư ở Singapore viên tịch, sau khi thi thể được hỏa thiêu, người ta phát hiện thấy trong phần tro của ngài có 480 hạt cứng, hạt to cỡ như hạt đỗ tương, hạt nhỏ cỡ bằng hạt gạo, trông gần như trong suốt và tỏa sáng lấp lánh như những hạt kim cương. Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng đó chính là thứ gọi là xá lợi.

Tháng 3/1991, một nhà sư ở Ngũ Đài Sơn (Trung Quốc), sau khi viên tịch đã được tiến hành nghi thức hỏa táng theo tâm nguyện của ngài. Trong phần tro còn lại, người ta phát hiện được tới 11 ngàn hạt xá lợi, đạt kỷ lục thế giới từ trước đến nay về những trường hợp xá lợi được ghi nhận một cách chính thức.

“Trái tim bất diệt” của Hòa thượng Thích Quảng Đức cũng là một trường hợp có thật về sự tồn tại của Xá lợi là một bộ phận trên thân thể nhà sư. Ảnh: Internet

“Trái tim bất diệt” của Hòa thượng Thích Quảng Đức cũng là một trường hợp có thật về sự tồn tại của Xá lợi là một bộ phận trên thân thể nhà sư. Ảnh: Internet

Lại có một số trường hợp, xá lợi chính là một bộ phận nào đó của cơ thể không bị thiêu cháy. Năm 1994, nhà sư Viên Chiếu ở núi Quan Âm, trong một buổi giảng kinh tối đã nói với các đệ tử: “Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh”. Sau đó vị sư này ngồi kiết già rồi viên tịch. Theo đúng pháp quy của nhà chùa, các đệ tử đặt thi thể bà lên một phiến đá xanh, xếp củi chung quanh và tiến hành hỏa hóa. Lửa cháy sáng rực suốt một ngày một đêm.

Trong đống tro nguội, các đệ tử thu được 100 viên xá lợi to nhỏ khác nhau. Có viên hình tròn, có viên lại nở xòe ra như những bông hoa (Xá lợi hoa). Những bông xá lợi hoa trông rất đẹp, lóng lánh như những bông hoa tuyết, xung quanh còn được giát bằng những hạt Xá lợi nhỏ cỡ hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu,… hết sức kỳ diệu.

Nhưng điều kỳ diệu hơn cả là trái tim của nhà sư không hề bị thiêu cháy. Sau khi ngọn lửa tắt, trái tim vẫn còn mềm, nóng, rồi mới nguội dần và cứng lại, biến thành một viên xá lợi lớn, màu nâu thẫm.

“Trái tim bất diệt” của Hòa thượng Thích Quảng Đức cũng là một trường hợp có thật về sự tồn tại của xá lợi là một bộ phận trên thân thể nhà sư. Đây cũng là một sự huyền linh khó ai giải thích được. Trước ngày thống nhất đất nước, để chống lại chính sách của chế độ Mỹ Diệm, nhà sư tự thiêu tại ngã tư đường. Sau đó, di thể của Hòa thượng Thích Quảng Đức được đưa về hỏa táng.

Khi xương cốt đã rã thành tro, người ta tìm thấy trái tim của vị cao tăng này vẫn đỏ hồng thành một khối. “Trái tim bất diệt” được thỉnh về chùa xá Lợi rồi mang sang chùa Việt Nam Quốc Tự để bảo vệ, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Thờ xá lợi Phật có lợi lạc gì?

Khi chiêm bái cùng một viên ngọc xá lợi, nhiều người đã thấy các màu sắc khác nhau, tùy theo nghiệp nặng nhẹ của mỗi người. Tương truyền ngọc xá lợi của Đức Phật có thể biến hóa từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn, từ đục thành trong, và tỏa sáng hào quang. Sự biến hóa kỳ diệu này phải do sự thành tâm lễ bái chí thành của người có đạo tâm.

Vào thế kỷ thứ VI, Phật Pháp mới truyền vào Trung Quốc, có hai Ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan từ Trung Ấn sang để truyền bá Phật Pháp. Lúc ấy có Đạo sĩ Chữ Thiện Tín ở núi Ngũ Nhạc không hài lòng, dâng biểu lên nhà vua xin cho thi tài với hai Ngài. Họ để kinh sách của Lão giáo ở đàn phía đông và kinh Phật cùng xá lợi để trên Thất bảo hành điện ở phía tây. Xong rồi hai bên thi triển thần thông đốt kinh sách. Kinh bên Đạo giáo thì cháy, còn kinh Phật thì vẫn nguyên. Lúc ấy xá lợi năm màu chiếu sáng, bay lên hư không, xoay tròn như che trùm cả đại chúng. Vua cùng đại chúng đều hoan hỉ, được điều chưa từng có.

Tất cả các xá lợi đều có một vai trò quan trọng đối với chúng ta, vì xá lợi là báu vật biểu trưng như Đức Phật còn tại thế. Nếu chúng ta dùng tâm vô nhiễm, cung kính lễ bái, cúng dường, tán thán thì được phước đức vô lượng vô biên. Ảnh minh họa

Tất cả các xá lợi đều có một vai trò quan trọng đối với chúng ta, vì xá lợi là báu vật biểu trưng như Đức Phật còn tại thế. Nếu chúng ta dùng tâm vô nhiễm, cung kính lễ bái, cúng dường, tán thán thì được phước đức vô lượng vô biên. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Đời Tam quốc, Ngô Tôn Quyền chưa tin Phật Pháp nên đã chất vấn Ngài Khương Tăng Hội: Sa môn các ngài tu hành theo Phật giáo có những điềm linh ứng gì? Ngài trả lời rằng: “Tuy Phật đã nhập diệt lâu rồi, nhưng xá lợi của Ngài lưu lại vẫn hiển hiện bao điềm linh diệu”. Ngô Tôn Quyền không tin, buộc Ngài phải cầu cho được xá lợi thì mới cho phép kiến lập Tháp Tự, nếu không được sẽ bị trị tội. Vì sự tồn vong hưng thịnh của Phật Pháp, Ngài cùng đại chúng đã đặt một bình đồng trên toà cao, chí thành khẩn cầu xá lợi hiển hiện oai linh. Đến ngày thứ hai mươi mốt, xá lợi đã xuất hiện trong bình chiếu sáng năm màu rực rỡ. Ngô Tôn Quyền tự tay cầm lấy bình chứa xá lợi đổ lên mâm đồng. Hạt xá lợi vừa rơi xuống thì mâm đồng liền bị bể tan. Ngô Tôn Quyền cho để xá lợi lên đe bằng sắt và dùng búa đập. Chỉ thấy đe lún xuống và xá lợi vẫn tỏa hào quang sáng ngời. Thấy điềm linh dị rõ ràng, Ngô Tôn Quyền mới có niềm tin trong Phật Pháp.

Riêng xá lợi răng và xương của Đức Phật thì không có sự biến hóa ít thành nhiều, do vậy bảo tháp thờ xá lợi răng và xương rất hiếm, riêng tháp thờ ngọc xá lợi thì nhiều.

Nói chung, tất cả các xá lợi đều có một vai trò quan trọng đối với chúng ta, vì xá lợi là báu vật biểu trưng như Đức Phật còn tại thế. Nếu chúng ta dùng tâm vô nhiễm, cung kính lễ bái, cúng dường, tán thán thì được phước đức vô lượng vô biên. Xá lợi không chỉ là nhân tố tạo nên mọi sự phước đức mà còn là động lực chuyển xoay tâm hồn con người từ hung dữ trở thành hiền lương, từ vô đạo đức trở thành có đạo đức.

Hiện nay tại Việt Nam nhiều ngôi chùa cổ vẫn đang lưu giữ rất nhiều bảo tháp xá lợi Phật với vô số sắc màu lung linh, huyền thảo.

Mời quý Phật tử cùng Phatgiao.org.vn chiêm bái những ngôi chùa cất giữ nhiều xá lợi Phật nhất Việt Nam ở phần 2.

loading...