Chùa Việt
Chùa 400 năm 'thiên cổ danh lam' ở Thái Bình
Thứ bảy, 29/10/2015 08:34
Phật giáo du nhập Việt Nam từ đầu thế kỷ I, gần hai nghìn năm. Trong chuỗi dài lịch sử ấy, trải bao nhiêu triều đại từ thời Hai Bà Trưng (39 – 43 sau tây lịch) cho đến thời cực thịnh của Phật giáo, Đinh - Lê - Lý - Trần (từ thế kỷ X - đầu XV), rồi Hậu Lê (XV - XVIII), Nhà Nguyễn Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX), nhà Nguyễn (XIX – XX), cho đến ngày nay, có thể nói là đã có hàng vạn ngôi chùa được dựng khắp ba miền đất nước.
Bản nguyện của đệ tử Phật:
Phật giáo du nhập Việt Nam từ đầu thế kỷ I, gần hai nghìn năm. Trong chuỗi dài lịch sử ấy, trải bao nhiêu triều đại từ thời Hai Bà Trưng (39 – 43 sau tây lịch) cho đến thời cực thịnh của Phật giáo, Đinh - Lê - Lý - Trần (từ thế kỷ X - đầu XV), rồi Hậu Lê (XV - XVIII), Nhà Nguyễn Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX), nhà Nguyễn (XIX – XX), cho đến ngày nay, có thể nói là đã có hàng vạn ngôi chùa được dựng khắp ba miền đất nước.
Suốt hai ngàn năm ấy, nhiều triều đại, chính thể, lần lượt được dựng nên, tồn tại, suy biến, sụp đổ; rồi lại tái dựng để khởi đi trong một vận hành mới. Phật giáo, vốn song hành với dòng sinh mệnh dân tộc, cũng theo nhịp độ hưng tàn của đất nước mà có sự thăng trầm trong các hình thái tổ chức, xây dựng cơ sở nghĩa là các ngôi chùa cũng được dựng nên, tồn tại, đổ nát hoặc biến mất, hoặc trở thành di tích lịch sử, hay chỉ là phế tích bị lãng quên theo thời gian nhưng điều cốt lõi thì không thay đổi bản nguyện tự độ, độ tha.
Bản nguyện ấy được tiếp nối thể hiện bằng sự thực hành và truyền bá Phật pháp của hàng tăng ni và phật tử nhiều thế hệ. Nhờ vậy mà Phật giáo được tồn tại và phát triển, chứ không phải chỉ bằng việc thiết lập tự viện và kiến tạo pháp khí (chùa, tượng, chuông, kinh sách…). Nói thế không có nghĩa là xem nhẹ tự viện và pháp khí, vì chính đây là biểu trưng, và cũng là cơ sở cho các sinh hoạt lễ nghi, thực hành, giới thiệu và giảng dạy Phật pháp. Nhờ sự hiện hữu của các ngôi chùa xưa và nay, có thể dõi theo dấu tích truyền bá và kế thừa của bốn chúng đệ tử Phật trên quê hương Việt Nam.
Danh lam và chùa cổ Việt Nam
Ngày nay, chúng ta thấy có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng (danh lam) trên khắp nước nhưng không phải chùa nào nổi tiếng (danh lam) cũng xưa, đẹp, to lớn; và cũng không phải chùa nào xưa thì phải đẹp, to lớn, nổi tiếng. Rải rác khắp ba miền, có những ngôi chùa cổ được liệt vào hàng danh lam, từng được đề nghị là Di sản Văn hóa của UNESCO (như Chùa Hương, Chùa Yên Tử), hoặc được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, và những ngôi chùa xây mới hoàn toàn vào thế kỷ 20 - 21, vô cùng tráng lệ, trở thành nổi tiếng vì sự đồ sộ nguy nga nhưng cũng có những ngôi chùa xưa xiêu vẹo, dột nát, ít người biết đến.
Lần theo dấu vết của sự truyền bá đạo Phật trên đất nước, chúng ta thấy các ngôi chùa trên ngàn năm thì đều ở miền Bắc; trong khi đó các chùa ở Trung và Nam thì kiến lập theo cuộc Nam tiến dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (thế kỷ XVI– XVIII) cho nên chùa xưa nhất cũng chỉ trong vòng 400 đến 100 năm trở lại.
Các chùa cổ miền Bắc còn tồn tại và liệt vào hàng danh lam, đầu tiên phải kể đến Chùa Dâu, Bắc Ninh (thế kỷ III), tiếp đến là Chùa Khai Quốc, tức Trấn Quốc ngày nay ở Hà Nội (thế kỷ VI), Chùa Phật Tích, Bắc Ninh (tk XI), Chùa Diên Hựu, tức Chùa Một Cột (thế kỷ XI), Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang (thế kỷ XI), Chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh (thế kỷ XII), Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh (thế kỷ XIII, xây lại thế kỷ XVII), Chùa Đậu, Hà Tây (thế kỷ XVII), v.v…
Các ngôi chùa xưa tiêu biểu ở miền Trung và Nam được xây dựng từ thế kỷ 17 đến 19, Chùa Thiên Mụ (1601), Chùa Từ Đàm (1690), Chùa Báo Quốc, Chùa Quốc Ân (cuối thế kỷ XVII) Chùa Thập Tháp Di Đà, Bình Định (thế kỷ XV), Chùa Sơn Long (thế kỷ XVII), Chùa Long Khánh, Bình Định (thế kỷ XVIII), Chùa Hải Đức, Nha Trang (thế kỷ XIX), Chùa Giác Lâm, Sài Gòn (thế kỷ XVIII), Chùa Phụng Sơn, Sài-gòn (thế kỷ XIX)…
Điểm qua các chùa xưa nổi tiếng để thấy một sự tương phản hiển nhiên rằng, có những ngôi chùa cũng rất xưa, nhưng bị lãng quên vì lý do nào đó; có thể vì nơi đó không có danh tăng, hoặc không phải là chùa to lớn, hoặc không phải là thắng cảnh, mà cũng có thể vì tọa lạc nơi một thôn xã nghèo, heo hút, khu biệt, giao thông trở ngại.
Chùa cổ 400 năm ở tỉnh Thái Bình:
Trước mắt, chúng ta thấy ở tỉnh Thái Bình có ít nhất là hai ngôi chùa cổ 400 năm.
Một là Chùa Thần Quang, tục gọi là Chùa Keo (Thượng) rất nổi tiếng, xây dựng vào đời vua Lê Thần Tông (1629-1634), niên hiệu Đức Long thứ 2 (tức năm 1630), tại làng Dũng Nhuệ (Vũ Thư - Thái Bình)
Hai là, Chùa Phúc Lâm, tục gọi là Chùa Đún, kiến lập vào đời vua Lê Kính Tông (1601-1619), niên hiệu Hoằng Định thứ 5 (tức năm 1604), tại làng Ỷ Đốn, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, trấn Nam Sơn Hạ (nay là xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà), tỉnh Thái Bình.
Chùa Keo Thượng có thể được tôn vinh là đệ nhất danh lam, không phải chỉ vì toàn bộ kiến trúc bằng gỗ đồ sộ, nghệ thuật điêu khắc thời Hậu Lê vô cùng tinh xảo, mà còn liên hệ đến Thiền sư Không Lộ (1016-1094) tương truyền là vị sơ tổ khai sơn Chùa Keo nguyên thủy (Nghiêm Quang Tự) tại Nam Định từ năm 1061 (tk 11), dưới triều Lý Thánh Tông.
Trong khi đó, Chùa Phúc Lâm (Chùa Đún) chỉ là một ngôi chùa nhỏ, khiêm tốn, nằm trong làng xã nông nghiệp, giao thông không thuận lợi, hầu như người ngoài huyện không biết đến.
Theo truyền khẩu từ các bô lão địa phương, xưa kia Làng Đún có Đền thờ Vua Lê Đại Hành phía trước, Chợ Đún ở giữa, Chùa Phúc Lâm phía sau. Chợ Đún xây nền và cột bằng đá, gồm 5 quán đá với mái lợp ngói mũi hài, đã bị tiêu hủy thời Pháp thuộc, nay nhà cửa và đường sá xây dựng lên trên, đã mất dấu. Đền thờ Vua Lê Đại Hành và Chùa Phúc Lâm cũng bị quân Pháp đốt phá, sau đó được dân làng tu bổ lại trên nền vách cũ, và hiện vẫn còn. Đền thờ Vua Lê Đại Hành và Từ đường họ Đinh (xây dựng năm 1727, thờ các vị quốc công họ Đinh thời Hậu Lê) là hai di tích xưa thuộc xã Chi Lăng, được xếp vào hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh.
Riêng Chùa Phúc Lâm trên 400 năm, trải qua hai cuộc chiến, đã hư hoại, đổ nát, khó tìm lại di tích hay cổ vật nào của tiền nhân để ghi lại lịch sử của chùa một cách rõ ràng, chính xác. Các tượng Phật, tượng Hộ pháp thật lớn đều bị đập phá vào thời kháng Pháp các pháp khí, vật khí sử dụng trong chùa cũng bị triệt hủy, phế hoại hoặc thất thoát theo thời gian. Cổ vật hiện ở chùa chỉ còn tòa cửu long bằng đồng, cao 80 cm được cho là đã có từ thời mới lập chùa; và quả chuông nặng 300 kí, đúc từ đời Thành Thái thứ 13 (tức năm 1901).
Nếu đúng là tòa cửu long Chùa Phúc Lâm có từ thuở mới dựng chùa thì niên đại có thể trước, hoặc trễ lắm là cùng thời với tòa cửu long của Chùa Keo, Thái Bình—xuất hiện đầu thế kỷ 17, và được “đánh giá là một trong những tòa cửu long cổ nhất nước ta” (theo Chu Minh Khôi, “Phật tượng Việt Nam và một vài nguyên tắc nghệ thuật tạo tượng,” Giác Ngộ Online nhưng tòa cửu long ở chùa Keo thì không rõ bằng đồng hay gỗ, tác giả không đề cập).
Hai pháp khí bằng đồng còn đến ngày nay là do dân làng đem cất giấu trước khi quân Pháp đốt phá toàn bộ đình, chợ và chùa của toàn huyện vào tháng 2 năm 1950. Ngoài ra, 4 di tháp của các vị trụ trì tiền nhiệm có thể được xem như là cổ tháp và chứng tích quan trọng ghi lại phần nào lịch sử chùa là một bia đá khắc bài ký viết bằng Hán văn, đặt ngoài sân, phía sau chánh điện.
Theo bia văn này, ngôi phạm vũ (chánh điện) được khởi công trùng tu cùng lúc với Tổ đường và điện Tam Cung Thánh Mẫu, vào thời vua Bảo Đại, năm thứ 6 (mùng 6 tháng 6 năm Canh Ngọ, nhằm 01/7/1930); qua năm sau, mùng 9 tháng 9 Tân Mùi (nhằm 19/10/1931) thì hoàn tất. Bia văn có nhắc đến lần trùng tu trước đó vào năm Giáp thân, thời vua Lê Chính Hòa (1680-1705) thứ 25 (tức năm 1704). Căn cứ vào năm trùng tu ấy, lịch sử truyền khẩu nói rằng chùa được xây dựng năm 1604 cũng là điều khả tín, hợp lý, vì thông thường thì cứ 100 năm thì đã phải trùng tu, hoặc xây lại. Có thể lần trùng tu thứ nhất (1704) cũng là nhân kỷ niệm 100 năm thành lập chùa.
Cũng theo lời truyền, Chùa Đún xưa kia rất đẹp, nguy nga, có cổng tam quan rất lớn, trong chùa có cả ao rộng, giếng sâu, vườn cảnh rất hữu tình. Điều này có thể tin được, vì trên bia đá được khắc vào lần trùng tu sau cùng (1930), có lời xưng tụng “Ỷ Đốn xã, Ngoại thôn, Phúc Lâm Tự, nhất nhất thắng cảnh, thiên cổ danh lam” (Chùa Phúc Lâm ở thôn Ngoại, xã Ỷ Đốn, là thắng cảnh hàng đầu, là danh lam của ngàn đời.”
Trải thời gian trên 400 năm, đã có lúc Chùa Phúc Lâm vắng bóng sư trụ trì đến mấy mươi năm. Hiện tại chùa còn lưu lại 4 bảo tháp và 5 phần hài cốt của các vị trụ trì đã một thời chấn tích hành đạo nơi đây. Ngôi mộ của vị tổ khai sơn được cho là bị thất lạc ngoài đồng từ lâu, đến nay vẫn chưa tìm ra dấu tích; nên ngay cả đạo hiệu của vị này cũng không ai biết, chỉ biết rằng ngài quê ở Hải Hậu, Nam Định. Những đời trụ trì có ghi lại dấu tích trên bia ký, bảo tháp và lời truyền khẩu thì ít nhất là 6 đời (chưa kể vị đương nhiệm). Các đời trụ trì trước là các vị sư tăng; đến lần trùng tu năm 1930 (là năm dựng bia ký nói trên) thì làng tổng đã cung thỉnh Tỳ kheo ni Thích Đàm Năng từ Chùa An Châu, xã An Khoái đến chứng minh và tiếp nhận trụ trì; kể từ đó đến hiện nay, các đời trụ trì sau đều là sư ni.
Chùa Phúc Lâm hiện tại:
Được trùng tu năm 1930, Chùa Phúc Lâm lại bị phá hủy toàn bộ 20 năm sau đó bởi quân đội Pháp. Vị trụ trì bấy giờ là Sư tổ Thích Đàm Năng, đã cùng dân làng dựng lại chùa bằng vật liệu gom góp tại địa phương, sửa sang ngôi chánh điện trên nền vách đổ nát. Từ thời Sư tổ Thích Đàm Năng, truyền xuống ba đời trụ trì là Thích Đàm Nhài, Thích Đàm Chủng và Thích Đàm Vân, rồi mới đến vị trụ trì hiện nay là Sư thầy Thích Đàm Gấm.
“Sư thầy” là cách gọi sư ni của Phật giáo miền Bắc thay vì “Sư cô” ở Trung và Nam; ni giới miền Bắc cũng không dùng “Thích nữ” mà chỉ dùng “Thích” như bên tăng. Đạo hiệu của chư vị tăng ni miền Bắc cũng không theo dòng kệ Thiền phái: Tăng thì chữ “Thanh,” Ni thì chữ “Đàm,” cứ thế mà truyền.
Sư thầy Thích Đàm Gấm được thầy bổn sư là Sư cụ Thích Đàm Tâm (một trong nhiều đệ tử của Sư tổ Thích Đàm Năng), cử đến Chùa Phúc Lâm đảm nhận trụ trì vào năm 1995, lúc 24 tuổi. Do hoàn cảnh xuất gia ở chùa làng quê, không có trường Phật học, lại một mình đến đảm nhận ngôi chùa cổ hoang sơ tiêu điều, Sư thầy Thích Đàm Gấm quanh năm suốt tháng chỉ tự tu tự học, trông nom mọi việc của chùa và hướng dẫn phật tử tu niệm. Tự học như thế mà trình độ Phật học và đặc biệt là Hán Nôm của sư thầy rất vững vàng, thông thạo, có thể đứng lớp dạy luật bằng Hán văn cho các thế hệ đi sau. Qua đó, ai cũng thấy sự kiên gan trì chí của một tăng sĩ trẻ ở làng xã nghèo, heo hút.
Cũng cần mở ngoặc ở đây rằng tại miền Bắc qua các cuộc chiến tranh, hầu hết trai tráng đều phải nhập ngũ không riêng việc chống ngoại xâm qua bốn lần Bắc thuộc, mà ngay cả thời kỳ Lê-Mạc (tk 16), rồi Trịnh-Nguyễn phân tranh (cuối tk 16 —tk 18), cũng phải tòng quân hoặc bên này, hoặc bên kia. Do vậy, từ chính sử cho đến thực tế, hiển nhiên ai cũng thấy rằng việc duy trì giềng mối của đạo Phật qua sinh hoạt chùa chiền là do các lão tăng, nam nữ cư sĩ lão niên, và đặc biệt là do ni giới đảm trách. Ni giới miền Bắc đã đóng vai trò quan trọng nhưng thầm lặng để duy trì đạo Phật qua chiến tranh, điển hình là hai cuộc chiến cận đại mà Sư tổ Thích Đàm Năng và Chùa Phúc Lâm là chứng nhân, chứng tích. Có thể nói đây cũng là một trong vài nhân duyên để Chùa Phúc Lâm từ một tăng viện trở thành ni tự từ nửa đầu thế kỷ 20.
Sự thầm lặng như thế tác động trên sinh hoạt của Chùa Phúc Lâm suốt thế kỷ qua, trong cả vấn đề Hoằng pháp lẫn sự duy trì và phát triển cơ sở. Thầm lặng đến mức một ngôi chùa cổ trên 400 năm, mà đã có thời được mệnh danh là “thiên cổ danh lam,” hầu như không còn ai ngoài huyện xã biết đến, nhắc đến. Lý do cũng dễ hiểu, về mặt cảnh quan, kiến trúc, Chùa Phúc Lâm hiện nay chỉ còn giữ lại được cái nền xưa của thầy tổ. Nói văn vẻ theo nghĩa bóng, là vẫn giữ được truyền thống giữ đạo, hành đạo của tiền nhân trong an hòa, lặng lẽ. Chùa không có đặc điểm gì để còn được gọi là một danh lam, thắng cảnh.
Nhưng đó không phải là điều mà sư trụ trì quan tâm. Bản thân sư chỉ muốn ẩn danh, vô danh; và đối với ngôi chùa, sư cũng không muốn trở thành một thắng cảnh du lịch, hoặc một di tích văn hóa lịch sử được công nhận bởi nhà nước hay bất cứ cơ quan văn hóa quốc gia, quốc tế nào. Sư chỉ mong Chùa Phúc Lâm tiếp tục là ngôi chùa nhỏ, thầm lặng, ẩn mình trong làng xã; và tăng sĩ ở chùa tiếp tục là những người thầy bình dị, sống gần gũi với dân tình nông thôn.
Chùa Phúc Lâm có 5 sào ruộng. Sư trụ trì và ni chúng Chùa Phúc Lâm nhiều năm qua đều tự túc kinh tế bằng cách làm ruộng. Lúa vừa đủ ăn cho chùa trọn năm; nhưng để thực hiện các phật-sự khác thì phải bán bớt lúa. Chẳng hạn để gửi hai đệ tử đi học xa (một ở Học viện Sóc Sơn, một ở Trung cấp Phật học Nam Định), chùa phải bán đi hơn một nửa số lúa trong kho để có tiền nộp học phí, lo nơi ăn ở; thiếu hụt gì thì tính sau. Hiện nay sư trụ trì còn có 3 đệ tử khác, trong đó 2 vị cũng cần đi học xa (vì trong huyện tỉnh không có trường Phật học) nhưng chùa không đủ khả năng chu cấp.
Nhu cầu hiện nay, với hoàn cảnh tài chánh eo hẹp như thế, nhà chùa và dân trong làng xã nông nghiệp này, nhiều năm qua muốn tiến hành việc xây dựng lại ngôi chánh điện tường xiêu mái đổ, vẫn chưa thực hiện được. Tất nhiên một ngôi chùa nghèo, sống bằng nghề ruộng, thì sự thiếu hụt tài chính ảnh hưởng lên tất cả nhu cầu của đời sống dù là đời sống không tham cầu của người xuất gia nhưng nhu cầu cấp thiết ở đây, cũng chính là ước nguyện của sư trụ trì cùng phật tử trong làng xây dựng ngôi chánh điện.
Về diện tích thì chánh điện chỉ vừa đủ chỗ cho hàng tăng ni vào dịp lễ lớn, phật-tử đều phải lễ bái từ ngoài hiên. Vào những ngày mưa, phải che bạt tạm ngoài trời cho phật-tử dự lễ bên trong thì phủ tấm cho tượng nào bị dột ướt, và dùng thau chậu để hứng nước mưa ngay ở nơi hành lễ.
Về kiến trúc của chùa: cột kèo và các cửa gỗ của chùa đã mục tường vôi nứt nẻ bệ thờ và các tôn tượng trên chánh điện đều quá cũ, sứt mẻ, tróc nước sơn nền gạch loang lỗ, mòn nhẵn.
Nói chung, ngôi chánh điện cần phải xây mới lại chứ không đắp vá, tu bổ gì được nữa.Và dù thế nào, việc xây dựng ngôi chánh điện mới có thực hiện được hay không, Chùa Đún (Phúc Lâm Tự) vẫn mãi là ngôi chùa cổ thân yêu gần gũi trong tâm tưởng của tăng ni và bá tánh địa phương. Ngôi chùa ấy không cần được liệt vào hàng danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của tỉnh huyện hay cả nước; mà chỉ cần được dựng lại trên nền cũ 400 năm của tiền nhân, một ngôi chùa có mái cong, biểu trưng của đạo Phật Việt Nam từ bi, hiền hòa; nơi đó, những nhà sư áo nâu, cũng là những nông gia nối gót thầy-tổ cúi mình trên ruộng vườn quê hương, tiếp tục giữ đạo, hành đạo trong khiêm cung, lặng lẽ.
California, ngày 9 tháng 9 năm 2014
Cư sĩ Vĩnh Hảo
Phật giáo du nhập Việt Nam từ đầu thế kỷ I, gần hai nghìn năm. Trong chuỗi dài lịch sử ấy, trải bao nhiêu triều đại từ thời Hai Bà Trưng (39 – 43 sau tây lịch) cho đến thời cực thịnh của Phật giáo, Đinh - Lê - Lý - Trần (từ thế kỷ X - đầu XV), rồi Hậu Lê (XV - XVIII), Nhà Nguyễn Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX), nhà Nguyễn (XIX – XX), cho đến ngày nay, có thể nói là đã có hàng vạn ngôi chùa được dựng khắp ba miền đất nước.
Suốt hai ngàn năm ấy, nhiều triều đại, chính thể, lần lượt được dựng nên, tồn tại, suy biến, sụp đổ; rồi lại tái dựng để khởi đi trong một vận hành mới. Phật giáo, vốn song hành với dòng sinh mệnh dân tộc, cũng theo nhịp độ hưng tàn của đất nước mà có sự thăng trầm trong các hình thái tổ chức, xây dựng cơ sở nghĩa là các ngôi chùa cũng được dựng nên, tồn tại, đổ nát hoặc biến mất, hoặc trở thành di tích lịch sử, hay chỉ là phế tích bị lãng quên theo thời gian nhưng điều cốt lõi thì không thay đổi bản nguyện tự độ, độ tha.
Bản nguyện ấy được tiếp nối thể hiện bằng sự thực hành và truyền bá Phật pháp của hàng tăng ni và phật tử nhiều thế hệ. Nhờ vậy mà Phật giáo được tồn tại và phát triển, chứ không phải chỉ bằng việc thiết lập tự viện và kiến tạo pháp khí (chùa, tượng, chuông, kinh sách…). Nói thế không có nghĩa là xem nhẹ tự viện và pháp khí, vì chính đây là biểu trưng, và cũng là cơ sở cho các sinh hoạt lễ nghi, thực hành, giới thiệu và giảng dạy Phật pháp. Nhờ sự hiện hữu của các ngôi chùa xưa và nay, có thể dõi theo dấu tích truyền bá và kế thừa của bốn chúng đệ tử Phật trên quê hương Việt Nam.
Danh lam và chùa cổ Việt Nam
Ngày nay, chúng ta thấy có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng (danh lam) trên khắp nước nhưng không phải chùa nào nổi tiếng (danh lam) cũng xưa, đẹp, to lớn; và cũng không phải chùa nào xưa thì phải đẹp, to lớn, nổi tiếng. Rải rác khắp ba miền, có những ngôi chùa cổ được liệt vào hàng danh lam, từng được đề nghị là Di sản Văn hóa của UNESCO (như Chùa Hương, Chùa Yên Tử), hoặc được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, và những ngôi chùa xây mới hoàn toàn vào thế kỷ 20 - 21, vô cùng tráng lệ, trở thành nổi tiếng vì sự đồ sộ nguy nga nhưng cũng có những ngôi chùa xưa xiêu vẹo, dột nát, ít người biết đến.
Lần theo dấu vết của sự truyền bá đạo Phật trên đất nước, chúng ta thấy các ngôi chùa trên ngàn năm thì đều ở miền Bắc; trong khi đó các chùa ở Trung và Nam thì kiến lập theo cuộc Nam tiến dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (thế kỷ XVI– XVIII) cho nên chùa xưa nhất cũng chỉ trong vòng 400 đến 100 năm trở lại.
Các chùa cổ miền Bắc còn tồn tại và liệt vào hàng danh lam, đầu tiên phải kể đến Chùa Dâu, Bắc Ninh (thế kỷ III), tiếp đến là Chùa Khai Quốc, tức Trấn Quốc ngày nay ở Hà Nội (thế kỷ VI), Chùa Phật Tích, Bắc Ninh (tk XI), Chùa Diên Hựu, tức Chùa Một Cột (thế kỷ XI), Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang (thế kỷ XI), Chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh (thế kỷ XII), Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh (thế kỷ XIII, xây lại thế kỷ XVII), Chùa Đậu, Hà Tây (thế kỷ XVII), v.v…
Các ngôi chùa xưa tiêu biểu ở miền Trung và Nam được xây dựng từ thế kỷ 17 đến 19, Chùa Thiên Mụ (1601), Chùa Từ Đàm (1690), Chùa Báo Quốc, Chùa Quốc Ân (cuối thế kỷ XVII) Chùa Thập Tháp Di Đà, Bình Định (thế kỷ XV), Chùa Sơn Long (thế kỷ XVII), Chùa Long Khánh, Bình Định (thế kỷ XVIII), Chùa Hải Đức, Nha Trang (thế kỷ XIX), Chùa Giác Lâm, Sài Gòn (thế kỷ XVIII), Chùa Phụng Sơn, Sài-gòn (thế kỷ XIX)…
Điểm qua các chùa xưa nổi tiếng để thấy một sự tương phản hiển nhiên rằng, có những ngôi chùa cũng rất xưa, nhưng bị lãng quên vì lý do nào đó; có thể vì nơi đó không có danh tăng, hoặc không phải là chùa to lớn, hoặc không phải là thắng cảnh, mà cũng có thể vì tọa lạc nơi một thôn xã nghèo, heo hút, khu biệt, giao thông trở ngại.
Chùa cổ 400 năm ở tỉnh Thái Bình:
Trước mắt, chúng ta thấy ở tỉnh Thái Bình có ít nhất là hai ngôi chùa cổ 400 năm.
Một là Chùa Thần Quang, tục gọi là Chùa Keo (Thượng) rất nổi tiếng, xây dựng vào đời vua Lê Thần Tông (1629-1634), niên hiệu Đức Long thứ 2 (tức năm 1630), tại làng Dũng Nhuệ (Vũ Thư - Thái Bình)
Hai là, Chùa Phúc Lâm, tục gọi là Chùa Đún, kiến lập vào đời vua Lê Kính Tông (1601-1619), niên hiệu Hoằng Định thứ 5 (tức năm 1604), tại làng Ỷ Đốn, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, trấn Nam Sơn Hạ (nay là xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà), tỉnh Thái Bình.
Chùa Keo Thượng có thể được tôn vinh là đệ nhất danh lam, không phải chỉ vì toàn bộ kiến trúc bằng gỗ đồ sộ, nghệ thuật điêu khắc thời Hậu Lê vô cùng tinh xảo, mà còn liên hệ đến Thiền sư Không Lộ (1016-1094) tương truyền là vị sơ tổ khai sơn Chùa Keo nguyên thủy (Nghiêm Quang Tự) tại Nam Định từ năm 1061 (tk 11), dưới triều Lý Thánh Tông.
Trong khi đó, Chùa Phúc Lâm (Chùa Đún) chỉ là một ngôi chùa nhỏ, khiêm tốn, nằm trong làng xã nông nghiệp, giao thông không thuận lợi, hầu như người ngoài huyện không biết đến.
Theo truyền khẩu từ các bô lão địa phương, xưa kia Làng Đún có Đền thờ Vua Lê Đại Hành phía trước, Chợ Đún ở giữa, Chùa Phúc Lâm phía sau. Chợ Đún xây nền và cột bằng đá, gồm 5 quán đá với mái lợp ngói mũi hài, đã bị tiêu hủy thời Pháp thuộc, nay nhà cửa và đường sá xây dựng lên trên, đã mất dấu. Đền thờ Vua Lê Đại Hành và Chùa Phúc Lâm cũng bị quân Pháp đốt phá, sau đó được dân làng tu bổ lại trên nền vách cũ, và hiện vẫn còn. Đền thờ Vua Lê Đại Hành và Từ đường họ Đinh (xây dựng năm 1727, thờ các vị quốc công họ Đinh thời Hậu Lê) là hai di tích xưa thuộc xã Chi Lăng, được xếp vào hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh.
Riêng Chùa Phúc Lâm trên 400 năm, trải qua hai cuộc chiến, đã hư hoại, đổ nát, khó tìm lại di tích hay cổ vật nào của tiền nhân để ghi lại lịch sử của chùa một cách rõ ràng, chính xác. Các tượng Phật, tượng Hộ pháp thật lớn đều bị đập phá vào thời kháng Pháp các pháp khí, vật khí sử dụng trong chùa cũng bị triệt hủy, phế hoại hoặc thất thoát theo thời gian. Cổ vật hiện ở chùa chỉ còn tòa cửu long bằng đồng, cao 80 cm được cho là đã có từ thời mới lập chùa; và quả chuông nặng 300 kí, đúc từ đời Thành Thái thứ 13 (tức năm 1901).
Nếu đúng là tòa cửu long Chùa Phúc Lâm có từ thuở mới dựng chùa thì niên đại có thể trước, hoặc trễ lắm là cùng thời với tòa cửu long của Chùa Keo, Thái Bình—xuất hiện đầu thế kỷ 17, và được “đánh giá là một trong những tòa cửu long cổ nhất nước ta” (theo Chu Minh Khôi, “Phật tượng Việt Nam và một vài nguyên tắc nghệ thuật tạo tượng,” Giác Ngộ Online nhưng tòa cửu long ở chùa Keo thì không rõ bằng đồng hay gỗ, tác giả không đề cập).
Hai pháp khí bằng đồng còn đến ngày nay là do dân làng đem cất giấu trước khi quân Pháp đốt phá toàn bộ đình, chợ và chùa của toàn huyện vào tháng 2 năm 1950. Ngoài ra, 4 di tháp của các vị trụ trì tiền nhiệm có thể được xem như là cổ tháp và chứng tích quan trọng ghi lại phần nào lịch sử chùa là một bia đá khắc bài ký viết bằng Hán văn, đặt ngoài sân, phía sau chánh điện.
Theo bia văn này, ngôi phạm vũ (chánh điện) được khởi công trùng tu cùng lúc với Tổ đường và điện Tam Cung Thánh Mẫu, vào thời vua Bảo Đại, năm thứ 6 (mùng 6 tháng 6 năm Canh Ngọ, nhằm 01/7/1930); qua năm sau, mùng 9 tháng 9 Tân Mùi (nhằm 19/10/1931) thì hoàn tất. Bia văn có nhắc đến lần trùng tu trước đó vào năm Giáp thân, thời vua Lê Chính Hòa (1680-1705) thứ 25 (tức năm 1704). Căn cứ vào năm trùng tu ấy, lịch sử truyền khẩu nói rằng chùa được xây dựng năm 1604 cũng là điều khả tín, hợp lý, vì thông thường thì cứ 100 năm thì đã phải trùng tu, hoặc xây lại. Có thể lần trùng tu thứ nhất (1704) cũng là nhân kỷ niệm 100 năm thành lập chùa.
Cũng theo lời truyền, Chùa Đún xưa kia rất đẹp, nguy nga, có cổng tam quan rất lớn, trong chùa có cả ao rộng, giếng sâu, vườn cảnh rất hữu tình. Điều này có thể tin được, vì trên bia đá được khắc vào lần trùng tu sau cùng (1930), có lời xưng tụng “Ỷ Đốn xã, Ngoại thôn, Phúc Lâm Tự, nhất nhất thắng cảnh, thiên cổ danh lam” (Chùa Phúc Lâm ở thôn Ngoại, xã Ỷ Đốn, là thắng cảnh hàng đầu, là danh lam của ngàn đời.”
Trải thời gian trên 400 năm, đã có lúc Chùa Phúc Lâm vắng bóng sư trụ trì đến mấy mươi năm. Hiện tại chùa còn lưu lại 4 bảo tháp và 5 phần hài cốt của các vị trụ trì đã một thời chấn tích hành đạo nơi đây. Ngôi mộ của vị tổ khai sơn được cho là bị thất lạc ngoài đồng từ lâu, đến nay vẫn chưa tìm ra dấu tích; nên ngay cả đạo hiệu của vị này cũng không ai biết, chỉ biết rằng ngài quê ở Hải Hậu, Nam Định. Những đời trụ trì có ghi lại dấu tích trên bia ký, bảo tháp và lời truyền khẩu thì ít nhất là 6 đời (chưa kể vị đương nhiệm). Các đời trụ trì trước là các vị sư tăng; đến lần trùng tu năm 1930 (là năm dựng bia ký nói trên) thì làng tổng đã cung thỉnh Tỳ kheo ni Thích Đàm Năng từ Chùa An Châu, xã An Khoái đến chứng minh và tiếp nhận trụ trì; kể từ đó đến hiện nay, các đời trụ trì sau đều là sư ni.
Chùa Phúc Lâm hiện tại:
Được trùng tu năm 1930, Chùa Phúc Lâm lại bị phá hủy toàn bộ 20 năm sau đó bởi quân đội Pháp. Vị trụ trì bấy giờ là Sư tổ Thích Đàm Năng, đã cùng dân làng dựng lại chùa bằng vật liệu gom góp tại địa phương, sửa sang ngôi chánh điện trên nền vách đổ nát. Từ thời Sư tổ Thích Đàm Năng, truyền xuống ba đời trụ trì là Thích Đàm Nhài, Thích Đàm Chủng và Thích Đàm Vân, rồi mới đến vị trụ trì hiện nay là Sư thầy Thích Đàm Gấm.
“Sư thầy” là cách gọi sư ni của Phật giáo miền Bắc thay vì “Sư cô” ở Trung và Nam; ni giới miền Bắc cũng không dùng “Thích nữ” mà chỉ dùng “Thích” như bên tăng. Đạo hiệu của chư vị tăng ni miền Bắc cũng không theo dòng kệ Thiền phái: Tăng thì chữ “Thanh,” Ni thì chữ “Đàm,” cứ thế mà truyền.
Sư thầy Thích Đàm Gấm được thầy bổn sư là Sư cụ Thích Đàm Tâm (một trong nhiều đệ tử của Sư tổ Thích Đàm Năng), cử đến Chùa Phúc Lâm đảm nhận trụ trì vào năm 1995, lúc 24 tuổi. Do hoàn cảnh xuất gia ở chùa làng quê, không có trường Phật học, lại một mình đến đảm nhận ngôi chùa cổ hoang sơ tiêu điều, Sư thầy Thích Đàm Gấm quanh năm suốt tháng chỉ tự tu tự học, trông nom mọi việc của chùa và hướng dẫn phật tử tu niệm. Tự học như thế mà trình độ Phật học và đặc biệt là Hán Nôm của sư thầy rất vững vàng, thông thạo, có thể đứng lớp dạy luật bằng Hán văn cho các thế hệ đi sau. Qua đó, ai cũng thấy sự kiên gan trì chí của một tăng sĩ trẻ ở làng xã nghèo, heo hút.
Cũng cần mở ngoặc ở đây rằng tại miền Bắc qua các cuộc chiến tranh, hầu hết trai tráng đều phải nhập ngũ không riêng việc chống ngoại xâm qua bốn lần Bắc thuộc, mà ngay cả thời kỳ Lê-Mạc (tk 16), rồi Trịnh-Nguyễn phân tranh (cuối tk 16 —tk 18), cũng phải tòng quân hoặc bên này, hoặc bên kia. Do vậy, từ chính sử cho đến thực tế, hiển nhiên ai cũng thấy rằng việc duy trì giềng mối của đạo Phật qua sinh hoạt chùa chiền là do các lão tăng, nam nữ cư sĩ lão niên, và đặc biệt là do ni giới đảm trách. Ni giới miền Bắc đã đóng vai trò quan trọng nhưng thầm lặng để duy trì đạo Phật qua chiến tranh, điển hình là hai cuộc chiến cận đại mà Sư tổ Thích Đàm Năng và Chùa Phúc Lâm là chứng nhân, chứng tích. Có thể nói đây cũng là một trong vài nhân duyên để Chùa Phúc Lâm từ một tăng viện trở thành ni tự từ nửa đầu thế kỷ 20.
Sự thầm lặng như thế tác động trên sinh hoạt của Chùa Phúc Lâm suốt thế kỷ qua, trong cả vấn đề Hoằng pháp lẫn sự duy trì và phát triển cơ sở. Thầm lặng đến mức một ngôi chùa cổ trên 400 năm, mà đã có thời được mệnh danh là “thiên cổ danh lam,” hầu như không còn ai ngoài huyện xã biết đến, nhắc đến. Lý do cũng dễ hiểu, về mặt cảnh quan, kiến trúc, Chùa Phúc Lâm hiện nay chỉ còn giữ lại được cái nền xưa của thầy tổ. Nói văn vẻ theo nghĩa bóng, là vẫn giữ được truyền thống giữ đạo, hành đạo của tiền nhân trong an hòa, lặng lẽ. Chùa không có đặc điểm gì để còn được gọi là một danh lam, thắng cảnh.
Nhưng đó không phải là điều mà sư trụ trì quan tâm. Bản thân sư chỉ muốn ẩn danh, vô danh; và đối với ngôi chùa, sư cũng không muốn trở thành một thắng cảnh du lịch, hoặc một di tích văn hóa lịch sử được công nhận bởi nhà nước hay bất cứ cơ quan văn hóa quốc gia, quốc tế nào. Sư chỉ mong Chùa Phúc Lâm tiếp tục là ngôi chùa nhỏ, thầm lặng, ẩn mình trong làng xã; và tăng sĩ ở chùa tiếp tục là những người thầy bình dị, sống gần gũi với dân tình nông thôn.
Chùa Phúc Lâm có 5 sào ruộng. Sư trụ trì và ni chúng Chùa Phúc Lâm nhiều năm qua đều tự túc kinh tế bằng cách làm ruộng. Lúa vừa đủ ăn cho chùa trọn năm; nhưng để thực hiện các phật-sự khác thì phải bán bớt lúa. Chẳng hạn để gửi hai đệ tử đi học xa (một ở Học viện Sóc Sơn, một ở Trung cấp Phật học Nam Định), chùa phải bán đi hơn một nửa số lúa trong kho để có tiền nộp học phí, lo nơi ăn ở; thiếu hụt gì thì tính sau. Hiện nay sư trụ trì còn có 3 đệ tử khác, trong đó 2 vị cũng cần đi học xa (vì trong huyện tỉnh không có trường Phật học) nhưng chùa không đủ khả năng chu cấp.
Nhu cầu hiện nay, với hoàn cảnh tài chánh eo hẹp như thế, nhà chùa và dân trong làng xã nông nghiệp này, nhiều năm qua muốn tiến hành việc xây dựng lại ngôi chánh điện tường xiêu mái đổ, vẫn chưa thực hiện được. Tất nhiên một ngôi chùa nghèo, sống bằng nghề ruộng, thì sự thiếu hụt tài chính ảnh hưởng lên tất cả nhu cầu của đời sống dù là đời sống không tham cầu của người xuất gia nhưng nhu cầu cấp thiết ở đây, cũng chính là ước nguyện của sư trụ trì cùng phật tử trong làng xây dựng ngôi chánh điện.
Về diện tích thì chánh điện chỉ vừa đủ chỗ cho hàng tăng ni vào dịp lễ lớn, phật-tử đều phải lễ bái từ ngoài hiên. Vào những ngày mưa, phải che bạt tạm ngoài trời cho phật-tử dự lễ bên trong thì phủ tấm cho tượng nào bị dột ướt, và dùng thau chậu để hứng nước mưa ngay ở nơi hành lễ.
Về kiến trúc của chùa: cột kèo và các cửa gỗ của chùa đã mục tường vôi nứt nẻ bệ thờ và các tôn tượng trên chánh điện đều quá cũ, sứt mẻ, tróc nước sơn nền gạch loang lỗ, mòn nhẵn.
Nói chung, ngôi chánh điện cần phải xây mới lại chứ không đắp vá, tu bổ gì được nữa.Và dù thế nào, việc xây dựng ngôi chánh điện mới có thực hiện được hay không, Chùa Đún (Phúc Lâm Tự) vẫn mãi là ngôi chùa cổ thân yêu gần gũi trong tâm tưởng của tăng ni và bá tánh địa phương. Ngôi chùa ấy không cần được liệt vào hàng danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của tỉnh huyện hay cả nước; mà chỉ cần được dựng lại trên nền cũ 400 năm của tiền nhân, một ngôi chùa có mái cong, biểu trưng của đạo Phật Việt Nam từ bi, hiền hòa; nơi đó, những nhà sư áo nâu, cũng là những nông gia nối gót thầy-tổ cúi mình trên ruộng vườn quê hương, tiếp tục giữ đạo, hành đạo trong khiêm cung, lặng lẽ.
California, ngày 9 tháng 9 năm 2014
Cư sĩ Vĩnh Hảo