Chùa Việt

Chùa Bảo Lâm: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý có giá trị về lịch sử và văn hóa

Chủ nhật, 18/03/2019 10:27

Chùa Bảo Lâm, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là một trong những ngôi chùa cổ của Nghệ An. Trải qua hàng trăm năm với bao biến đổi thăng trầm, hiện chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, có giá trị về nhiều mặt.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Chùa Bảo Lâm, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là một trong những ngôi chùa cổ trên đất Nghệ An, tuy tọa lạc tại ngôi làng bình dị với quy mô nhỏ, nhưng có thể nói chùa là một trong những di tích phản ánh rõ nét nhiều vấn đề của Phật giáo Nghệ An xưa và nay.

Chùa Bảo Lâm, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là một trong những ngôi chùa cổ trên đất Nghệ An, tuy tọa lạc tại ngôi làng bình dị với quy mô nhỏ, nhưng có thể nói chùa là một trong những di tích phản ánh rõ nét nhiều vấn đề của Phật giáo Nghệ An xưa và nay.

Theo các tài liệu lịch sử và người dân địa phương thì chùa có từ đời Lý, căn cứ vào những ghi chép trên các văn bia còn lưu giữ tại di tích Phật giáo này thì ngôi chùa được ông Phan Úc tu sửa vào thời Hậu Lê, sau lại được ông Phan Kim (hiệu sinh thời Lê) tiếp tục tu sửa. Như vậy thời gian tu sửa chùa Bảo Lâm có thể trước thời Hậu Lê. Sau lần tu sửa vào thời Hậu Lê, di tích này lần lượt được trùng tu vào các thời điểm khác nhau, tiêu biểu như: niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 1 (1841), niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 5 (1844), năm 2001. Ảnh: Huy Thư

Theo các tài liệu lịch sử và người dân địa phương thì chùa có từ đời Lý, căn cứ vào những ghi chép trên các văn bia còn lưu giữ tại di tích Phật giáo này thì ngôi chùa được ông Phan Úc tu sửa vào thời Hậu Lê, sau lại được ông Phan Kim (hiệu sinh thời Lê) tiếp tục tu sửa. Như vậy thời gian tu sửa chùa Bảo Lâm có thể trước thời Hậu Lê. Sau lần tu sửa vào thời Hậu Lê, di tích này lần lượt được trùng tu vào các thời điểm khác nhau, tiêu biểu như: niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 1 (1841), niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 5 (1844), năm 2001. Ảnh: Huy Thư

Bước vào sân chùa đã thấy có rất nhiều hiện vật bằng đá: bia đá, rùa đá, khánh đá… Riêng bia đá ở chùa có 6 chiếc lớn nhỏ khác nhau được chế tác theo nhiều kiểu, trong đó có kiểu bia nhà chồng diêm 8 mái khá độc đáo, hiếm có ở Nghệ An. Trên những tấm bia chồng diêm này đều có 4 chữ lớn “Bảo Lâm đình chí” tức bia đình Bảo Lâm. Trên các bia đá, cột hương... được chạm nổi hình ảnh rồng, mây, tùng, cúc, trúc, mai uyển chuyển, sinh động. Ảnh: Huy Thư

Bước vào sân chùa đã thấy có rất nhiều hiện vật bằng đá: bia đá, rùa đá, khánh đá… Riêng bia đá ở chùa có 6 chiếc lớn nhỏ khác nhau được chế tác theo nhiều kiểu, trong đó có kiểu bia nhà chồng diêm 8 mái khá độc đáo, hiếm có ở Nghệ An. Trên những tấm bia chồng diêm này đều có 4 chữ lớn “Bảo Lâm đình chí” tức bia đình Bảo Lâm. Trên các bia đá, cột hương... được chạm nổi hình ảnh rồng, mây, tùng, cúc, trúc, mai uyển chuyển, sinh động. Ảnh: Huy Thư

Đỉnh một cột hương cổ được tạo dáng như một đóa sen cách điệu. Ảnh: Huy Thư

Đỉnh một cột hương cổ được tạo dáng như một đóa sen cách điệu. Ảnh: Huy Thư

Hai tấm bia đá dựng trong hai nhà tả vu và hữu vu là những tấm tượng bia (phía trước tạc tượng Bồ Tát, phía sau khắc chữ Hán “Bảo Lâm tự chí” (bia chùa Bảo Lâm) và những bài văn nói về quá trình xây dựng chùa Bảo Lâm. Ảnh: Huy Thư

Hai tấm bia đá dựng trong hai nhà tả vu và hữu vu là những tấm tượng bia (phía trước tạc tượng Bồ Tát, phía sau khắc chữ Hán “Bảo Lâm tự chí” (bia chùa Bảo Lâm) và những bài văn nói về quá trình xây dựng chùa Bảo Lâm. Ảnh: Huy Thư

Tại nhà tổ chùa Bảo Lâm còn thờ một hệ thống 18 pho tượng cổ được chế tác từ gỗ, sơn son thiếp vàng. Riêng bàn thờ chính thờ 10 pho tượng an tọa theo 3 dãy, trong đó có 8 tượng Phật. Ảnh: Huy Thư

Tại nhà tổ chùa Bảo Lâm còn thờ một hệ thống 18 pho tượng cổ được chế tác từ gỗ, sơn son thiếp vàng. Riêng bàn thờ chính thờ 10 pho tượng an tọa theo 3 dãy, trong đó có 8 tượng Phật. Ảnh: Huy Thư

Hai bên bàn thờ chính thờ hai dãy tượng thần, thánh là Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Địa Tạng… có hình dáng, khuôn mặt, trang phục, thần thái khác nhau. Ảnh: Huy Thư

Hai bên bàn thờ chính thờ hai dãy tượng thần, thánh là Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Địa Tạng… có hình dáng, khuôn mặt, trang phục, thần thái khác nhau. Ảnh: Huy Thư

Tượng Phật Thích Ca sơ sinh được chế tác khá độc đáo khi đứng trên đài sen xung quanh vầng hào quang được cách điệu thành 9 con rồng đang phun nước. Ảnh: Huy Thư

Tượng Phật Thích Ca sơ sinh được chế tác khá độc đáo khi đứng trên đài sen xung quanh vầng hào quang được cách điệu thành 9 con rồng đang phun nước. Ảnh: Huy Thư

Các tượng Phật ở đây được tạc trong tư thế ngồi thiền trên tòa sen với khuôn mặt hơi tròn tai dài, tóc quăn đặc trưng. Ảnh: Huy Thư

Các tượng Phật ở đây được tạc trong tư thế ngồi thiền trên tòa sen với khuôn mặt hơi tròn tai dài, tóc quăn đặc trưng. Ảnh: Huy Thư

Tượng 2 vị hòa thượng được tạc trong tư thế ngồi, đầu đội mũ hình cánh sen với khuôn mặt phúc hậu. Theo sư cô Thích Nữ Huệ Hiếu - trụ trì chùa Bảo Lâm, hệ thống hiện vật tại chùa là sự hội tụ hiện vật của nhiều di tích đã từng tồn tại ở làng Tràng Thành xưa kia. Ảnh: Huy Thư

Tượng 2 vị hòa thượng được tạc trong tư thế ngồi, đầu đội mũ hình cánh sen với khuôn mặt phúc hậu. Theo sư cô Thích Nữ Huệ Hiếu - trụ trì chùa Bảo Lâm, hệ thống hiện vật tại chùa là sự hội tụ hiện vật của nhiều di tích đã từng tồn tại ở làng Tràng Thành xưa kia. Ảnh: Huy Thư

Trong hệ thống tượng pháp của chùa có duy nhất tượng một nữ quan. Ngoài ra tại chùa còn lưu giữ bản khắc mộc, hệ thống bài vị và nhiều hiện vật cổ khác... Được công nhận là Di tích Lịch sử - Nghệ thuật cấp Quốc gia năm 2012, chùa Bảo Lâm đã và đang là điểm đến hấp dẫn của Phật tử và du khách muôn phương khi về Yên Thành. Ảnh: Huy Thư

Trong hệ thống tượng pháp của chùa có duy nhất tượng một nữ quan. Ngoài ra tại chùa còn lưu giữ bản khắc mộc, hệ thống bài vị và nhiều hiện vật cổ khác... Được công nhận là Di tích Lịch sử - Nghệ thuật cấp Quốc gia năm 2012, chùa Bảo Lâm đã và đang là điểm đến hấp dẫn của Phật tử và du khách muôn phương khi về Yên Thành. Ảnh: Huy Thư

Huy Thư ( Báo Nghệ An) 

loading...