Chùa Việt

Chùa cổ Thiên Tứ - nơi lưu đậm dấu ấn của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Thứ sáu, 12/05/2020 02:16

Tưởng niệm 57 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân vào ngày 20 tháng Tư âm lịch (1963-2020). Xin trân trọng giới thiệu sơ lược về ngôi chùa cổ Sắc Tứ Cổ Tích Thiên Tứ, thuộc địa phận thôn Mỹ Trạch, phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 28km về hướng Bắc.

Tổ đình Long Khánh Quy Nhơn – Nơi ấy con tìm về!

Theo quốc lộ 1 hướng Nam Bắc, cách thành phố Nha Trang khoảng 28 km về phía Bắc, đến chợ Bến Ninh Hòa, rẽ phải vào đường làng Mỹ Trạch, đi khoảng 500m, cổng tam quan chùa Thiên Tứ hiện ra giữa màu xanh cây cỏ của làng nghề dệt chiếu cói Mỹ Trạch - P.Ninh Hà.

Theo quốc lộ 1 hướng Nam Bắc, cách thành phố Nha Trang khoảng 28 km về phía Bắc, đến chợ Bến Ninh Hòa, rẽ phải vào đường làng Mỹ Trạch, đi khoảng 500m, cổng tam quan chùa Thiên Tứ hiện ra giữa màu xanh cây cỏ của làng nghề dệt chiếu cói Mỹ Trạch - P.Ninh Hà.

Chùa do tổ Đạo Minh, thuộc hệ phái Bắc tông khai sơn sáng lập vào năm 1744.

Chùa do tổ Đạo Minh, thuộc hệ phái Bắc tông khai sơn sáng lập vào năm 1744.

Sau 274 năm kiến lập, truyền thừa và phát triển, chùa Thiên Tứ đã gắn liên với chư tôn đức trụ trì: 1. Tổ Đạo Minh 1744- ?; 2. Bồ tát Quảng Đức: 1936-1940; 3. Tổ Hưng Từ: 1940- 1942-1943; 4. Ngài Quảng Thành: 1943-1958; 5. Ngài Quảng Luận: 1958-1964; 6. Ngài Tấn Hạnh: 1965-1976; 7. ĐĐ.Tâm Chánh: 2001- 2002; 8. ĐĐ. Như Hoằng: 2003 đến nay.

Sau 274 năm kiến lập, truyền thừa và phát triển, chùa Thiên Tứ đã gắn liên với chư tôn đức trụ trì: 1. Tổ Đạo Minh 1744- ?; 2. Bồ tát Quảng Đức: 1936-1940; 3. Tổ Hưng Từ: 1940- 1942-1943; 4. Ngài Quảng Thành: 1943-1958; 5. Ngài Quảng Luận: 1958-1964; 6. Ngài Tấn Hạnh: 1965-1976; 7. ĐĐ.Tâm Chánh: 2001- 2002; 8. ĐĐ. Như Hoằng: 2003 đến nay.

Mặc dù đã trải qua trên 5 lần trùng tu và bị hư hại ít nhiều do sự tàn phá của thời gian, nhưng nét cổ kính rêu phong vẫn còn lưu dấu tại ngôi cổ tự này. Chùa còn được bao quanh bởi rất nhiều cổ thụ có niên đại trên 200 năm.

Mặc dù đã trải qua trên 5 lần trùng tu và bị hư hại ít nhiều do sự tàn phá của thời gian, nhưng nét cổ kính rêu phong vẫn còn lưu dấu tại ngôi cổ tự này. Chùa còn được bao quanh bởi rất nhiều cổ thụ có niên đại trên 200 năm.

Hiện tại chùa còn lưu giữ khá nhiều cổ vật như hộp gỗ đựng sắc tứ vua ban, chuông gia trì, các tượng cổ… Theo các vị bô lão trong vùng cho biết chùa Sắc tứ Thiên Tứ trước đây được các vị vua nhà Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… ban cho nhiều sắc phong nhưng đã bị mất mát, thất lạc do chiến tranh. Đặc biệt nhất chùa Sắc tứ Thiên Tứ còn là một trong 14 ngôi chùa tại miền Trung mà Bồ tát Thích Quảng Đức đã kiến tạo, trùng tu trên bước đường hoằng đạo.

Hiện tại chùa còn lưu giữ khá nhiều cổ vật như hộp gỗ đựng sắc tứ vua ban, chuông gia trì, các tượng cổ… Theo các vị bô lão trong vùng cho biết chùa Sắc tứ Thiên Tứ trước đây được các vị vua nhà Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… ban cho nhiều sắc phong nhưng đã bị mất mát, thất lạc do chiến tranh. Đặc biệt nhất chùa Sắc tứ Thiên Tứ còn là một trong 14 ngôi chùa tại miền Trung mà Bồ tát Thích Quảng Đức đã kiến tạo, trùng tu trên bước đường hoằng đạo.

Được biết, sau khi Tổ Đạo Minh khai sơn, chùa Sắc Tứ Thiên Tứ đã thiếu người trông nom suốt một quãng thời gian dài. Sau đó thể theo nguyện vọng của Phật tử tại nơi đây, Bồ-tát Thích Quảng Đức đã nhận lời về đảm nhiệm trụ trì từ năm 1936-1940.

Được biết, sau khi Tổ Đạo Minh khai sơn, chùa Sắc Tứ Thiên Tứ đã thiếu người trông nom suốt một quãng thời gian dài. Sau đó thể theo nguyện vọng của Phật tử tại nơi đây, Bồ-tát Thích Quảng Đức đã nhận lời về đảm nhiệm trụ trì từ năm 1936-1940.

Trong suốt thời gian hoằng hoá tại đây, đáng kể nhất là từ năm 1937-1942 Bồ tát đã hợp lực với các bậc cao Tăng nổi tiếng như Hòa thượng Thích Hưng Từ mở nhiều khóa Hạ và Phật học để đào tạo Tăng tài với gần 100 vị từ miền Trung cho đến miền Nam. Có thể nói, công hạnh và việc làm của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã nhiếp hóa đông đảo người dân vùng này trở về với Chánh pháp.

Trong suốt thời gian hoằng hoá tại đây, đáng kể nhất là từ năm 1937-1942 Bồ tát đã hợp lực với các bậc cao Tăng nổi tiếng như Hòa thượng Thích Hưng Từ mở nhiều khóa Hạ và Phật học để đào tạo Tăng tài với gần 100 vị từ miền Trung cho đến miền Nam. Có thể nói, công hạnh và việc làm của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã nhiếp hóa đông đảo người dân vùng này trở về với Chánh pháp.

loading...