Chùa Việt

Chùa Kim Sơn: Ngôi chùa xây trên pháp trường giữa trung tâm Hà Nội

Chủ nhật, 24/02/2021 03:25

Chùa Kim Sơn vừa là một công trình kiến trúc Phật giáo tuyệt đẹp, vừa là di tích lịch sử quan trọng của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội khi nơi đây xưa kia từng là pháp trường.

Cảnh đúc tượng Phật khổng lồ ở Hà Nội 70 năm trước

Lược sử chùa Kim Sơn

Nằm ở góc phố Kim Mã – Giang Văn Minh, quận Ba Đình, chùa Kim Sơn vừa là một công trình kiến trúc Phật giáo tuyệt đẹp, vừa là di tích lịch sử quan trọng của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội.

Hình thành từ thời Lý xa xưa, trại Kim Mã thuộc về vùng Thập Tam Trại, nằm ở phía tây-nam kinh đô Thăng Long. Về sau, trên đất trại này từng có một pháp trường liền với nghĩa địa, người dân trong thôn đã lập ra một am nhỏ để thờ cúng vong linh. Cuối thời Lê – Trịnh, khi Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh năm 1789, hàng vạn thi hài binh lính Tây Sơn chết trong trận hạ thành Đông Đô cũng được an táng tại đây; am được trùng tu và mang tên đàn Vạn Linh.

Đời vua Tự Đức nhà Nguyễn, năm 1881 nhân dân làng Kim Mã đã góp công sức sửa sang am và gọi là chùa Tàu Mã. Trong chính điện đã dựng các tượng Phật và chuyển đặt bài vị thờ Vạn Linh sang hai bên. Năm 1898 chùa mới đổi tên chữ là Kim Sơn Tự. Năm 1932 dân làng xây lại và mở rộng chùa, tách riêng rẽ ba tòa nhà Tam Bảo, đền thờ Mẫu và đàn tế Vạn Linh.

Thời kỳ Pháp tạm chiếm Hà Nội, do cần quy hoạch lại thành phố nên năm 1952 các hài cốt trong nghĩa địa Kim Mã phải chuyển lên nghĩa trang Yên Kỳ (Sơn Tây). Năm 1953 chùa Kim Sơn cho xây dựng cổng ngũ môn quan, trên có đặt một pho tượng Phật và treo một quả chuông đồng khá lớn. Mặt trước và sau ngũ môn đều có câu đối viết bằng chữ Quốc ngữ.

Bảo An Thiền Tự - Ngôi chùa sở hữu kiến trúc chùa Việt xưa

Nhiều thế kỷ trước, khu vực này là pháp trường, nơi xử trảm các tội nhân.

Nhiều thế kỷ trước, khu vực này là pháp trường, nơi xử trảm các tội nhân.

Năm 1972 chùa Linh Sơn ở phố Nguyễn Trường Tộ bị bom Mỹ tàn phá, toàn bộ 6 pho tượng Phật phải chuyển sang đặt ở đàn Vạn Linh và được thờ cho đến bây giờ. Năm 1985 chùa Kim Sơn được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Hàng năm, cứ vào mùng 5 tháng giêng âm lịch, tức ngày giỗ trận Đống Đa, chùa lập đàn chay cúng tế vong linh các chiến sĩ đã bỏ mình vì nước.

Để siêu độ cho vong hồn các tội nhân bị hành quyết, người dân thôn Mã Trại đã dựng am Vạn Linh bằng gỗ lợp cỏ tranh. Đây chính là tiền thân của chùa Kim Sơn.

Để siêu độ cho vong hồn các tội nhân bị hành quyết, người dân thôn Mã Trại đã dựng am Vạn Linh bằng gỗ lợp cỏ tranh. Đây chính là tiền thân của chùa Kim Sơn.

Năm 2011, nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ quân Tây Sơn được xây dựng cạnh đàn Vạn Linh mé bên trái sân chùa, lưng dựa vào bức tường dài dọc phố Kim Mã. Bia và chân bia do các nghệ nhân tỉnh Bình Định thực hiện trên một phiến đá đỏ liền khối lấy từ núi non của huyện Tây Sơn.

Vào năm 1789, khi Vua Quang Trung đưa quân về thành Thăng Long và đại chiến với quân Mãn Thanh ở Đống Đa, hàng nghìn liệt sỹ Tây Sơn tử trận đã được quy tập về thôn Mã Trại, tạo thành một thành nghĩa trang.

Vào năm 1789, khi Vua Quang Trung đưa quân về thành Thăng Long và đại chiến với quân Mãn Thanh ở Đống Đa, hàng nghìn liệt sỹ Tây Sơn tử trận đã được quy tập về thôn Mã Trại, tạo thành một thành nghĩa trang.

Kiến trúc chùa Kim Sơn

Chùa được làm theo kiểu “nội công ngoại quốc” với phong cách nghệ thuật cuối thời Nguyễn. Tam quan trước chùa rộng tới 50m có 5 cửa nên còn gọi là giải ngũ môn. Trong ngũ môn có treo 1 quả chuông đồng khá lớn và đặt 1 pho tượng Phật. Mặt trước và sau ngũ môn đều có câu đối viết chữ Quốc ngữ. Đường từ cổng vào chính điện đi qua hai nhà tả hữu mạc nhỏ 3 gian, xây dọc theo hai cạnh bên của khu vườn yên tĩnh với nhiều cây cau gầy nhô cao. Giữa vườn đặt tượng Bồ Tát đứng trên một cái hồ bán nguyệt nhỏ có tường gạch bao quanh. Sau hồ là bức bình phong, hai bên có các tháp mộ cổ.

Ngày nay chùa Kim Sơn còn lưu giữ được nhiều dấu ấn kiến trúc thời Tự Đức và cuối thời Nguyễn. Qua ngũ môn là một khu vườn trong có bể non bộ, 2 ngọn tháp và nhiều cây cau. Sau đó đến một sân gạch rồi đến chùa chính được bố cục ba phần tương đối độc lập. Chính giữa là tòa Tam bảo thờ Phật, bên phải là Vạn Linh đàn, bên trái là đền thờ Mẫu.

Hai vị Hộ pháp khuyến thiện trừng ác trong các ngôi chùa Việt

Am thờ cũ từ đó trở thành nơi thờ tự nghĩa quân Tây Sơn. Vào năm 1881, am bị đổ do bão và được nhân dân dựng lại bằng gạch ngói, tô tượng Phật để thờ, thường gọi là chùa Tàu Ngựa hay chùa Tàu Mã. Năm 1898, chùa trùng tu, đổi tên là Kim Sơn.

Am thờ cũ từ đó trở thành nơi thờ tự nghĩa quân Tây Sơn. Vào năm 1881, am bị đổ do bão và được nhân dân dựng lại bằng gạch ngói, tô tượng Phật để thờ, thường gọi là chùa Tàu Ngựa hay chùa Tàu Mã. Năm 1898, chùa trùng tu, đổi tên là Kim Sơn.

Tiếp theo là một cái sân to nằm giữa hai sân nhỏ nhưng cao hơn, qua đó dẫn vào khu vực điện thờ gồm ba nếp nhà ba gian xây cạnh nhau. Nếp nhà có bậc tam cấp ở chính giữa được xây cao hơn và hơi nhô về phía trước. Đó là toà Tam Bảo với hai cửa ngách thông sang đàn Vạn Linh và đền thờ Mẫu. Nóc đền và nóc đàn được đắp hình lưỡng long triều nguyệt. Nóc Tam Bảo thì có bảng ghi ba chữ Hán “Kim Sơn Tự”, hai bên đắp hai con rồng nhỏ.

Năm 1932, chùa Kim Sơn được xây lại và trở thành một ngôi chùa có quy mô bề thế, không gian rất đẹp với hồ nước, bình phong, cổng gỗ, sân gạch, các tòa nhà được xây theo lối truyền thống với khung gỗ chạm trổ tinh xảo, mái lợp ngói ta.

Năm 1932, chùa Kim Sơn được xây lại và trở thành một ngôi chùa có quy mô bề thế, không gian rất đẹp với hồ nước, bình phong, cổng gỗ, sân gạch, các tòa nhà được xây theo lối truyền thống với khung gỗ chạm trổ tinh xảo, mái lợp ngói ta.

Về tổng quan, kiến trúc chùa gồm tòa chính điện ở điện ở trung tâm, hai bên có đền thờ Mẫu và đàn Vạn Linh. Dù đã được trùng tu trong những năm gần đây, chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc có từ gần 100 năm trước.

Về tổng quan, kiến trúc chùa gồm tòa chính điện ở điện ở trung tâm, hai bên có đền thờ Mẫu và đàn Vạn Linh. Dù đã được trùng tu trong những năm gần đây, chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc có từ gần 100 năm trước.

Bên trong Tam Bảo có nhiều hoành phi, câu đối và bia đá. Bức đại tự “Kim Sơn Cổ Sát” treo trước chính điện. Trong điện có 21 pho tượng Phật xếp làm 4 tầng, bên trên là 4 cửa võng chạm trổ rất cầu kỳ. Đáng chú ý một pho bằng đồng, cao 77cm và nặng trên 30kg, được thể hiện ở tư thế đứng thẳng với tay ấn “vô ủy” trên một cái bệ hình hộp gần vuông, đúc liền khối với tượng. Mặt trước chân bệ có khắc chìm một dòng chữ kiểu Sanskrit.

Chùa hiện lưu giữ nhiều pho tượng có giá trị nghệ thuật cao, trong đó có các tượng đưa về từ chùa Linh Sơn ở phố Nguyễn Trường Tộ bị bom Mỹ đánh sập năm 1967. Chính điện có pho tượng Phật bằng đồng nguyên khối đúc liền, được coi là một tuyệt tác nghệ thuật Phật giáo.

Chùa hiện lưu giữ nhiều pho tượng có giá trị nghệ thuật cao, trong đó có các tượng đưa về từ chùa Linh Sơn ở phố Nguyễn Trường Tộ bị bom Mỹ đánh sập năm 1967. Chính điện có pho tượng Phật bằng đồng nguyên khối đúc liền, được coi là một tuyệt tác nghệ thuật Phật giáo.

Trên bệ thờ cao nhất là bộ tượng Tam thế, bệ thứ hai có tượng A Di Đà, bệ thứ ba có 4 pho tượng, 2 tượng Thích Ca ở giữa và hai bên là tượng Quan Thế Âm bồ tát và Đại Thế Chí bồ tát. Tiếp đó có toà Cửu Long với tượng Thích Ca xung quanh có đặt 12 tượng nhỏ. Sau đó đến án tiền, án ngoại và bệ ngồi tụng kinh làm lễ. Phía ngoài bên phải là bệ tượng Đức Ông trước mặt có 3 ngai thờ, bên trái là đức Thánh Hiền. Trên các bệ thờ, ngoài các tượng còn có nhiều đồ thờ như bát hương, lọ hoa, chân nến... Ban Tam bảo cũng có nhiều hoành phi câu đối và bia đá. 

Giá trị văn hóa nghệ thuật chùa Việt

Bất chấp làn sóng đô thị hóa của thủ đô Hà Nội, chùa Kim Sơn vẫn giữ được khoảng không gian xanh hấp dẫn với khu vườn rộng tràn ngập cây cối phía trước chính điện.

Bất chấp làn sóng đô thị hóa của thủ đô Hà Nội, chùa Kim Sơn vẫn giữ được khoảng không gian xanh hấp dẫn với khu vườn rộng tràn ngập cây cối phía trước chính điện.

Đàn Vạn Linh nằm sát bên phải tòa Tam bảo, bên trong hậu cung có bài trí hệ thống tượng Phật đem từ chùa Linh Sơn tới: tượng A Di Đà ở bệ trên cùng, tầng 2 đặt Quan Âm Bồ tát và Quan Âm Đại Thế Chí, tầng 3 là tượng Di Lặc, tầng 4 có 2 tượng Văn Thù Bồ tát và Phổ Hiền Bồ tát, tầng 5 là tòa Cửu Long nhưng không có tượng Thích Ca, tầng 6 là 2 tượng Nam Tào, Bắc Đẩu. Gian ngoài cùng bày hương án thờ Phật với 2 hương án thờ Vạn Linh ở hai bên, dưới sàn có tượng đàn voi Tây Sơn. Trong đàn Vạn Linh cũng có hoành phi, câu đối, chuông, bia…

Phía sau toà tam bảo, Vạn Linh đàn và nhà Mẫu có nhà hậu để thờ các vị sư tổ trụ trì tại chùa Kim Sơn đã quá cố và cũng để cho sư ở. Cạnh nhà hậu là cổng hậu trông ra phố Kim Mã.

Đứng giữa vườn chùa tĩnh lặng, khó có thể hình dung nơi đây xưa kia là pháp trường, và ngày nay thuộc về khu vực trung tâm đầy náo nhiệt của đô thị lớn thứ hai Việt Nam.

Đứng giữa vườn chùa tĩnh lặng, khó có thể hình dung nơi đây xưa kia là pháp trường, và ngày nay thuộc về khu vực trung tâm đầy náo nhiệt của đô thị lớn thứ hai Việt Nam.

Với những giá trị to lớn về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 1985.

Với những giá trị to lớn về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 1985.

Ngày nay, chùa Kim Sơn là một ngôi chùa nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan chiêm bái vào các dịp lễ Tết ở Hà Nội.

Ngày nay, chùa Kim Sơn là một ngôi chùa nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan chiêm bái vào các dịp lễ Tết ở Hà Nội.

Ảnh: Kiến thức

loading...