Chùa Việt

Chùa Láng - Đệ nhất tùng lâm phía Tây thành Thăng Long

Chủ nhật, 03/03/2021 03:28

Với quần thể kiến trúc bề thế, được bố trí hài hòa, cân xứng trong một không gian thoáng đãng, chùa Láng đã từng được coi là đệ nhất tùng lâm ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

Lịch sử chùa Láng

Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự (昭禪寺), là một ngôi chùa ở làng Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Tên chùa có ý nghĩa rằng: “Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền”. Chữ Láng hay Kẻ Láng là tên của làng Yên Lãng huyện Vĩnh Thuận xưa, ngày nay là phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. 

Nằm trên đất làng Láng xưa, nay là phố Chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, chùa Láng hay Chiêu Thiền tự là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội.

Nằm trên đất làng Láng xưa, nay là phố Chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, chùa Láng hay Chiêu Thiền tự là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội.

Bảo An Thiền Tự - Ngôi chùa sở hữu kiến trúc chùa Việt xưa

Chùa tương truyền được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông ( Trị vì từ 1138 – 1175). Chùa thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo truyền thuyết, nhà sư này đã đầu thai làm con trai một nhà quý tộc Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vì vua Lý Nhân Tông (trị vì từ 1072 đến 1127) không có con, nên con trai của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi, tức vua Lý Thần Tông (trị vì từ 1128 đến 1138). Do sự tích ấy mà con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông đã cho xây cất chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989.

Nhà bát giác- nét độc đáo của kiến trúc chùa Láng.

Nhà bát giác- nét độc đáo của kiến trúc chùa Láng.

Thời Lý, Phật giáo phát triển cực thịnh, nhiều chùa chiền được trùng tu xây dựng, các chùa cùng thời như: Trấn Quốc, Một Cột, Hòe Nhai, Kim Liên vẫn được gìn giữ đến tận ngày nay. Chùa Láng mang nhiều nhiều nét đặc trưng riêng biệt, đây là ngôi chùa có kiến trúc dạng “đền thờ” ngoài thờ Phật với nhiều tượng quý.

Cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 5km, Phật tử đi tới dốc Cầu Giấy thì đi theo đường Láng khoảng 500m thì sẽ tới chùa Láng. Ngôi chùa thuộc địa phận của phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Với quần thể kiến trúc bề thế, được bố trí hài hòa, cân xứng trong một không gian thoáng đãng, chùa Láng đã từng được coi là “đệ nhất tùng lâm” ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

Với quần thể kiến trúc bề thế, được bố trí hài hòa, cân xứng trong một không gian thoáng đãng, chùa Láng đã từng được coi là “đệ nhất tùng lâm” ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

Kiến trúc chùa Láng

Theo sách xưa chép lại, trước đây chùa có đủ 100 gian, được xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Kiểu kiến trúc nội công ngoại quốc là kiểu chùa phổ biến xưa với đặc trưng là hai hành lang dài nối liền nhà Tiền đường và Hậu đường làm thành một khung hình chữ nhật khép kín vây lấy một công trình kiến trúc ở giữa có thể là nhà thiêu hương hay nhà thượng điện.

Tam quan nội chùa Láng.

Tam quan nội chùa Láng.

Chùa Láng ngày nay vẫn giữ được vẻ bề thế với quần thể kiến trúc hài hòa và cân xứng với không gian xung quanh. Không gian tĩnh mịch và yên bình được tạo nên bởi sự hòa hợp giữa các công trình kiến trúc của chùa với cảnh quan thiên nhiên, sân vườn, bóng cây cổ thụ. Chùa Láng xưa kia từng được mệnh danh là đệ nhất tùng lâm có nghĩa là nơi có rừng thông đẹp nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long.

Hai vị Hộ pháp khuyến thiện trừng ác trong các ngôi chùa Việt

Trong lịch sử tồn tại, chùa đã được trùng tu nhiều lần, quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989. Ngày nay, chùa Láng là một trong những ngôi chùa có không gian rộng nhất khu vực nội thành Hà Nội.

Trong lịch sử tồn tại, chùa đã được trùng tu nhiều lần, quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989. Ngày nay, chùa Láng là một trong những ngôi chùa có không gian rộng nhất khu vực nội thành Hà Nội.

Công trình ngoài cùng của chùa là cánh cổng gồm bốn cột vuông với ba mái cong không trùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên, giống kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa. Trên cổng có tấm hoành phi lớn đề chữ “Thiền Thiên Khải Thánh”.

Trên cổng có tấm hoành phi lớn đề chữ “Thiền Thiên Khải Thánh”.

Trên cổng có tấm hoành phi lớn đề chữ “Thiền Thiên Khải Thánh”.

Bước qua cổng là khoảng sân được lát gạch Bát Tràng, giữa sân có sập đá – là nơi đặt kiệu thánh những ngày khai hội. Từ phía sau cột đá là Tam quan nội với kiểu nhà 3 gian ở giữa là 2 hàng gạch chống 4 lớp mái song song xếp theo kiểu mái chồng. Đi qua Tam quan nội dẫn vào con đường đến chính điện được lát gạch với 2 bên là hàng muỗm cổ thụ rợp bóng tạo vẻ cổ kính, tĩnh mịch.

Cổng thứ ba gồm một cổng chính ở giữa và hai cổng phụ ở hai bên.

Cổng thứ ba gồm một cổng chính ở giữa và hai cổng phụ ở hai bên.

Cuối sân có cửa tam quan. Từ đây có con đường lát gạch dẫn đến cổng thứ ba. Qua cổng này ở giữa có ngôi nhà Bát Giác nơi đặt tượng Từ Đạo Hạnh. 

Từ giữa sân chùa là nhà Bát Giác với kiến trúc độc đáo. Nhà Bát Giác hay còn gọi là nhà Bảo Cái được xây ở giữa sân chùa, đây là nét kiến trúc riêng biệt của chùa Láng mà có lẽ ít thấy. Nhà Bát Giác có mái chồng 2 tầng, 16 mái, bên trên đắp 8 con rồng tượng trưng cho 8 đời vua Lý. Tiếp sau nhà Bát Giác là đến các công trình chính của chùa như: Bái Đường, Thượng Điện, nhà thiêu hương, nhà Tổ, Tăng phòng.

Giá trị văn hóa nghệ thuật chùa Việt

Vẻ đẹp của ‘đệ nhất tùng lâm’ phía Tây thành Thăng Long

Vẻ đẹp của ‘đệ nhất tùng lâm’ phía Tây thành Thăng Long

Sau nhà bát giác là các công trình chính trong chùa như bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ, tăng phòng…

Sau nhà bát giác là các công trình chính trong chùa như bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ, tăng phòng…

Bia tạo lệ chùa Chiêu Thiền ca ngợi cảnh sắc chùa Láng: “Thế giới này dứng đầu cả ba nghìn thế giới. Cõi Thiền này vượt hẳn ba mươi sáu cõi thiền. Thật là danh lam bậc nhất, thế gian không có chùa nào sánh kịp. Khí tốt Phượng Thành bên hữu tỏa khắp, dòng sông Tô Lịch bên tả lượn vòng. Nhị Hà nghìn dặm quanh kinh đô uốn khúc, như rồng xanh lớp lớp chầu về, Tản Viên dãy núi đầy khí đẹp hướng vào, như hổ trắng đàn đàn đến họp.

Đây là cảnh đẹp nhất vùng Sơn Nam

Đất thiêng hun đúc của quý, người tài;

Trời khéo giáng sinh mẹ Thánh, con Phật”

- Trích:  Bia tạo lệ chùa Chiêu Thiền, bản dịch trích trong sách Tuyển tập văn bia Hà Nội, Quyển 1. NXB KHXH. 1978.

Không chỉ là một chốn thờ tự, chùa Láng còn là một khoảng không gian xanh quý báu giữa chốn thị thành đông đúc. Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1962.

Không chỉ là một chốn thờ tự, chùa Láng còn là một khoảng không gian xanh quý báu giữa chốn thị thành đông đúc. Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1962.

Chùa Láng đang lưu giữ 198 pho tượng lớn nhỏ quý giá. Trong đó đặc sắc nhất phải kể đến là tượng vua Lý Thần Tông ngồi trên ngai vàng và pho tượng Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Cùng với đó nhiều bảo vật quý giá khác như: 39 bức hoành phi, 31 câu đối, 15 bia đá…

Ngoài các tượng Phật ở thượng điện, trong hậu cung còn có tượng nhà sư Từ Đạo Hạnh và tượng vua Lý Thần Tông. Tượng Từ Đạo Hạnh làm bằng mây đan phủ sơn còn tượng Lý Thần Tông làm bằng gỗ mít. Đây là một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Việt Nam, nhiều bức trong đó có giá trị nghệ thuật cao.

Các không gian thờ tự ở chùa Láng được bài trí tôn nghiêm với sự hiện diện của gần 200 bức tượng.

Các không gian thờ tự ở chùa Láng được bài trí tôn nghiêm với sự hiện diện của gần 200 bức tượng.

Vì được trùng tu nhiều lần, trong chùa không còn dấu tích của các kiến trúc di vật cổ. Chùa Láng còn lưu giữ được nhiều văn bia cổ, là tư liệu quý để nghiên cứu về lịch sử của chùa và kinh thành Thăng Long xưa. Tấm bia cổ nhất được dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) thời Hậu Lê, do tiến sĩ Nguyễn Văn Trạc viết.

Chùa Việt Nam – Những kỷ lục về di sản văn hóa

Tấm bia cổ nhất còn lại ở đây được dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656). Văn bia do tiến sĩ Nguyễn Văn Trạc viết.

Tấm bia cổ nhất còn lại ở đây được dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656). Văn bia do tiến sĩ Nguyễn Văn Trạc viết.

Hội chùa Láng được cử hành vào ngày 7/3 Âm lịch hàng năm, là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong ngày hội, kiệu của Thiền sư Từ Đạo Hạnh được rước đến chùa Hoa Lăng ở xã Dịch Vọng, nơi thờ bố mẹ ông.

Hội chùa Láng được cử hành vào ngày 7/3 Âm lịch hàng năm, là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong ngày hội, kiệu của Thiền sư Từ Đạo Hạnh được rước đến chùa Hoa Lăng ở xã Dịch Vọng, nơi thờ bố mẹ ông.

Bước chân vào chùa Láng, du khách được bước vào một cõi thiền tĩnh lặng với những kiến trúc mang bản sắc của người Việt.

Bước chân vào chùa Láng, du khách được bước vào một cõi thiền tĩnh lặng với những kiến trúc mang bản sắc của người Việt.

Giếng chùa được xây gạch thất, đẹp và tạo cảnh quan như vùng cổ tích.

Giếng chùa được xây gạch thất, đẹp và tạo cảnh quan như vùng cổ tích.

Bảng ghi công đức sửa chùa năm 1952 được thầy Thích Đàm Huyền, trụ trì chùa Láng gìn giữ và trùng tu y hệt như cũ.

Bảng ghi công đức sửa chùa năm 1952 được thầy Thích Đàm Huyền, trụ trì chùa Láng gìn giữ và trùng tu y hệt như cũ.

Bảng ghi công đức cũ.

Bảng ghi công đức cũ.

Mâm quy - một trong những đồ để tế lễ rất đặc biệt của chùa Láng.

Mâm quy - một trong những đồ để tế lễ rất đặc biệt của chùa Láng.

Tọa lạc giữa vùng đất đã đô thị hóa, dân cư đông đúc nhưng chùa Láng vẫn giữ nguyên nét xưa. Vườn chùa, vườn tháp Tổ sau chùa là một không gian tĩnh mịch, những ngôi mộ tháp có niên đại hàng trăm tuổi là hình ảnh để khách thập phương tưởng nhớ công đức của những nhà sư đã trụ trì, đóng góp cho Phật pháp và trùng tu chùa. 

Không chỉ là một chốn thờ tự, chùa Láng còn là một khoảng không gian xanh quý báu giữa chốn thị thành đông đúc. Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1962.

Khu vườn tháp chùa Láng.

Khu vườn tháp chùa Láng.

loading...