Chùa Việt

Chùa Một Cột: Tinh hoa sáng mãi nghìn năm

Chủ nhật, 14/10/2019 09:32

Với giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và tư tưởng phật học thấm nhuần, Chùa Một Cột đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục châu Á (Fa-ri-đa-bát, Ấn Độ), xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về chùa Việt 

Bài liên quan

Chùa Một Cột còn có tên là Diên Hựu hay Liên hoa đài, nằm trong tổng thể khu di tích quốc gia đặc biệt Phủ Chủ tịch và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xưa kia, chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây Hoàng Thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, TP.Hà Nội.

Về lịch sử ra đời của chùa Một Cột, theo truyền thuyết một lần vua Lý Thái Tổ chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên toà sen, dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy vua đem chuyện đó nới với bầy tôi, có người cho là điềm không lành nên đã cho xây dựng một ngôi chùa có dựng cột đá ở giữa, phía trên có đài hoa sen, do đó mới có tên gọi Chùa Một Cột (Liên Hoa Đài). Đây là một công trình có kiến trúc độc đáo, được thể hiện ở chỗ là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá, ngoài ra đây còn là một công trình sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chãm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng của văn hoá nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét.

chua Mot Cot nam 1986
Bài liên quan

Chùa Một Cột là biểu tượng của Thăng Long – Hà Nội, do đó rất được sự chú ý trùng tu tôn tạo, không phải trong thời kỳ hiện nay mà trước đây cũng rất được chú ý. Đời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128) vua cho đúc chuông treo ở chùa gọi là “Giác thế chung” (chuông thức tỉnh mọi người) và một toà phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng. Theo Đại Việt sử ký tiền biên còn chép “đời vua Trần Thái Tông (1225 – 1258), năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình 18 (1249), mùa xuân cho sửa lại chùa Diên Hựu, ban chiếu vẫn dựng chùa trên nền cũ”. Năm 1847, các văn bia trong chùa hiện còn ghi rõ: tổng đốc Hà Ninh là Đặng Văn Hoà thấy chùa hư hỏng, lòng từ thiện trỗi dậy, tự xuất của chùa và thập phương công đức, thuê thợ tu sửa khiến tượng phật huy hoàng, điện thờ đồ sộ, tả hữu hành lang, tam quan, gác chuông, trong ngoài bốn phía, tất cả đều trang nghiêm. Năm 1852, Bồ Chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới. Năm 1864 Tổng Đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ hoa sen.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ cũng đã tiến hành trùng tu vào năm 1922, tuy nhiên trước đêm thực dân Pháp phải trao trả lại Hà Nội cho chính phủ nước ta, ngôi chùa đã bị đặt mìn phá tan. Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, quân Pháp đặt thuốc nổ phá chùa Một Cột. Năm 1955, Bộ Văn hóa cho trùng tu chùa Một Cột và Liên hoa đài (đài hoa sen) do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm.

Chùa Một Cột xưa

Chùa Một Cột xưa

Chùa Một Cột không giống với bất cứ một tháp phật nào, chùa tuy không lớn nhưng lại mang đậm tính triết lí nhân văn ở trong: vòng ngoài hình vuông tượng trưng cho âm, và cột hình tròn tượng trưng cho dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Đây là quy luật tuần hoàn tương sinh, tương khắc của vũ trụ. Vẻ đẹp của nó vừa có vẻ uy nghi cổ kính, lại vừa mang phong thái nhẹ nhàng thanh thoát của cõi phật.

Bài liên quan

Trải qua hàng ngàn năm với biết bao thăng trầm của lịch sử chùa Một Cột vẫn giữ được cái hồn của Thăng Long xưa. Chùa Một Cột ngày nay tuy không được tạo hình như những cánh hoa sen trên cột đá như ngày xưa nhưng ngôi chùa nằm giữa mặt nước vươn cao cũng đã gợi hình về một bông hoa sen nằm ngay giữa lòng hồ.

Văn bia trong chùa dựng năm Cảnh Trị thứ ba (1665), đời vua Lê Huyền Tông, do Tỳ Khưu Lê Tất Đạt ghi: "Nước Việt ta xưa có cái hồ hình vuông. Năm đầu niên hiệu Hàm Thông đời Đường (thời gian này nước ta bị nhà Đường đô hộ) dựng một cột đá ở giữa hồ. Trên cột xây tòa Lầu Ngọc trong đó đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng… Khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, ngày càng sùng kính linh thiêng. Vua Lý Thái Tông chưa có hoàng tử thường đến đó cầu nguyện. Một đêm, Vua nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm mời lên trên lầu, đặt một đứa bé vào lòng. Tỉnh dậy, Vua đem chuyện nói với quần thần. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên Vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao, làm tòa sen của Phật Quan Âm trên cột, như thấy trong mộng. Tháng đó Hoàng hậu mang thai Hoàng tử. Vua sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng. Chùa được xây dựng vào mùa Đông năm Kỷ Sửu, Thiên Cảm Thánh Võ thứ nhất (1049)... Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Hằng năm cứ đến ngày 8-4 âm lịch, Vua lại làm lễ tắm Phật và phóng sinh. Các nhà sư và nhân dân khắp kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Vua đứng trên đài cao trước chùa thả một con chim bay đi trong tiếng reo vui của nhân dân trong ngày hội lớn".

Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam cũng như trong giới nghiên cứu trong và ngoài nước.

Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam cũng như trong giới nghiên cứu trong và ngoài nước.

Bài liên quan

Được xây dựng từ năm 1049 tồn tại đến ngày nay gần mười thế kỷ, một công trình kiên trúc nhỏ nhưng độc đáo. Vượt qua những đau thương của chiến tranh, nhưng biến cố thăng trầm của lịch sử cũng như sự khắc nghiệt của thời gian. Qua nhiều lần tôn tạo, thì hình dáng hiện nay của ngôi chùa không được giống như ban đâu, nhưng những giá trị của nó thì không bao giờ thay đổi, luôn luôn hiên ngang sừng sững, như lời của nhà sử học Dương Trung Quốc từng nhận định: “Cung điện nghìn cột mẹ cột con đá tảng hoa sen lưng rùa khắc tạc lại yểu thọ hơn ngôi chùa gỗ cắm một cột xuống ao bùn”. Quả thật vậy, không chỉ bây giờ mà sau này và lâu hơn nữa chùa Một Cột sẽ mãi là biểu tượng của thủ đô và trong mỗi trái tim con người nơi đây. Chính vì vậy chúng ta cần phải có biện pháp tốt nhất nhằm gìn giữ những giá trị sẽ trường tồn cùng với dân tộc.

Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam cũng như trong giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Năm 1962, chùa Một Cột được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đợt đầu tiên. Ngày 4/5/2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam”. Ngày 10/10/2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” cho chùa Một Cột.

loading...