Chùa Việt
Chùa Nhất Trụ: Nơi lưu giữ cột kinh Phật hơn 1000 năm tuổi
Chủ nhật, 07/09/2020 10:45
Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ có kiến trúc độc đáo, hiện vật độc bản có ý nghĩa lịch sử văn hóa to lớn, đây còn là tài liệu nghiên cứu khảo cổ quan trọng…xứng đáng là bảo vật quốc gia để bảo tồn và phát huy hết giá trị.
Nghệ thuật chép kinh Phật Sagyeong độc nhất vô nhị của Hàn Quốc
Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Tiền Lê với nhiều kiến trúc độc đáo. Chùa nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, cách đền thờ vua Lê Đại Hành khoảng 100m. Với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, chùa đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Chùa Nhất Trụ là nơi lưu giữ cột kinh Phật hơn 1.000 năm qua. Trong số những hiện vật quý hiện còn lưu giữ được trong chùa, cột kinh Phật nằm trong khuôn viên di tích là một trong những hiện vật quý hiếm, có một không hai ở Việt Nam. Những nghiên cứu cho thấy, cột kinh Phật ở chùa Nhất Trụ được vua Lê Đại Hành cho dựng vào năm 995.
Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m; nặng 4,5 tấn. Cột được lắp ghép bằng 6 bộ phận khác nhau bao gồm: Tảng vuông, đế tròn, thân bát giác, thớt bát giác, đấu bát giác và đỉnh hoa sen. Các bộ phận của cột kinh Phật được gắn chặt với nhau bằng “mộng” mà không cần sử dụng chất kết dính. Với kiến trúc độc đáo trên, trải qua hàng ngàn năm nhưng các bộ phận của cột vẫn không tách rời và giữ được vẻ nguyên sơ.
Không chỉ độc đáo về kiến trúc, cột kinh Phật còn là một hiện vật độc bản có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Trên tám mặt của cây cột đều được khắc chữ Hán, ước có khoảng 2.500 chữ. Tuy nhiên, hiện nay những chữ Hán trên nửa thân dưới của cây cột không còn nguyên vẹn. Phần trên cột còn chữ những cũng không đầy đủ, có chỗ rõ chỗ bị mờ rất khó đọc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những chữ Hán trên cột đá này là phần văn tự về lạc khoản, kệ kinh nên cột được gọi là cột kinh Phật.
Làm thế nào để hiểu Kinh Phật?
Trước những giá trị độc đáo về kiến trúc loại hình, hình dáng kết cấu, kích thước, tài liệu quan trọng...của cột kinh Phật, tháng 12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận đây là bảo vật quốc gia. Việc công nhận cột kinh Phật là bảo vật quốc gia không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa lịch sử nghìn năm ở đất cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) mà còn khẳng định giá trị to lớn về kinh thành Hoa Lư xưa. Nơi từng là một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa lớn của nước ta.
Theo ghi nhận, cột kinh Phật tại chùa Nhất trụ được dựng từ thế kỷ thứ X đến nay vẫn còn tại vị trí cũ. Với những nét độc đáo, Cột kinh Phật đã minh chứng cho thời kỳ phát triển của đạo Phật ở nước ta. Đây là thời kỳ bắt đầu giành quyền tự chủ, độc lập thể hiện sự khéo léo trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc trên đá, nghệ thuật chế tác của ông cha ta thời bấy giờ.
Người Phật tử đọc kinh Phật phải chân thành và cung kính
Với việc dựng cột kinh Phật, vua Lê Đại Hành cầu mong quốc thái dân an, triều đình vững mạnh và sự tin tưởng nhiệm màu của Phật pháp. Cột kinh Phật giờ đây là bảo vật quý báu không chỉ của Phật giáo mà của cả lịch sử dân tộc. Cột kinh chỉ cho chúng ta thấy đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Việt cách đây trên một nghìn năm, văn hóa Phật giáo thế giới. Văn bản trên cột giúp nhìn lại những bài kinh Phật cổ hiện đang lưu hành trên thế giới, từ đó là nhiềm tự hào của Việt Nam khi sở hữu một hiện vật có giá trị to lớn.
Cột kinh Phật là tư liệu quý báu không chỉ của Phật giáo mà của cả lịch sử dân tộc ta, hiện vật không chỉ cho chúng ta thấy đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Việt cách đây trên một nghìn năm mà còn có giá trị với lịch sử, văn hóa Phật giáo thế giới.
Xưa kia, cột kinh được đặt ngoài trời, nhưng những năm gần đây để tránh sự bào mòn của thời tiết đối với các họa tiết hoa văn, đặc biệt là các chữ Hán kinh Phật trên thân thạch trụ, một nhà che cột đã được xây dựng kiên cố với nhiều cột gỗ lim. Khu nhà được lợp bằng ngói âm dương, kiến trúc kiểu mái cong.
Mang nhiều giá trị về nghệ thuật kiến trúc, văn hóa, điêu khắc và ý nghĩa lịch sử, tháng 12/2015 cột Kinh Phật chùa Nhất Trụ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Mời quý Phật tử xem thêm video:"Khắc phục lòng sân hận":