Chùa Việt
Chùa Thiên Mụ - Cổ tự xứ Huế
Chủ nhật, 13/05/2020 10:39
Chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km về hướng Tây thuộc địa phận huyện Hương Trà.
Chiêm ngưỡng chiếc xe "bất tử" - Di vật của lòng yêu nước ở Chùa Thiên Mụ
Truyền thuyết chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km về hướng Tây thuộc địa phận huyện Hương Trà. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601) đời chúa Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Đỗ (Thiên Mẫu) là ngôi chùa của người Chăm.
Theo truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị mưu đồ mở mang bờ cõi, xây dựng giang sơn. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngước lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên bờ dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như một con rồng đang quay đầu nhìn lại – ngọn đồi này có tên là Hà Khê.
Giải mã bí ẩn lời nguyền ở chùa Thiên Mụ
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì vậy nơi đây còn được gọi với tên linh thiêng là Thiên Mụ Sơn.
Tư tưởng của chúa Nguyễn Hoàng dường như đã bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng, Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 chúa Nguyễn đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đồi, nhìn thẳng ra sông Hương và đặt tên là “Thiên Mụ”.
Kiến trúc chùa Thiên Mụ
Điện Đại Hùng: Là ngôi nhà chính điện trong chùa, kiến trúc kiểu Trùng thiền điệp ốc. Đền được phục chế năm 1959, các cột kèo được xây dựng bằng bê tông bên ngoài là một lớp sơn giả gỗ. Trong điện thờ tượng phật Di Lặc miệng cười bao dung. Ở bức hoành phi trên cao có 4 chữ “Linh Thửu Cao Phong” do chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề năm 1714.
Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
Trên những mái chùa là những chi tiết chạm trổ rất nghệ thuật, điêu luyện. Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, lịch sử hiếm có, chùa Thiên Mụ còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá, những bức hoành phi, những câu đối cổ, những bức tượng cổ quý hiếm, nhiều bia đá chuông đồng, vừa quý giá về lịch sử, vừa giá trị về nghệ thuật.
Từ sân chùa nhìn xuống là dòng sông Hương lững lờ trôi nhẹ nhàng giữa vùng trời nước mênh mông thăm thẳm. Những chiếc thuyền neo đậu hiền hòa dưới bến, chờ đợi những người khách đang viếng thăm chùa. Những hàng thông ba lá của xứ ôn đới kỳ lạ lại luôn tỏa một màu xanh tươi mát ở đây, xõa bóng xuống che các khoảng sân chùa mát rượi. Đến viếng chùa là quên hết mệt nhọc, nóng bức hay đường xa.. Đến đây, chỉ còn sự thanh bình, thư thái, mát dịu trong tâm hồn.
Tháp Phước Duyên: Đây là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Đây còn được gọi là Phước Duyên Bửu Tháp. Tháp hình bát giáp cao 21m gồm 7 tầng dưới lớn trên nhỏ. Số 7 là con số linh của đạo Phật. Tầng một thờ đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi, tầng hai thờ đức Phật Thi Khí, tầng ba thờ đức Phật Tỳ Xá Phù, tầng bốn thờ đức Phật Câu Lưu Tôn, tầng năm thờ đức Phật Na Hàm, tầng sáu thờ đức Phật Ca Diếp, tầng bảy thờ đức Thích Ca Mâu Ni, Tây Phương Cực lạc Pháp Vương. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng
Ảnh: Journey in Hue