Chùa Việt

Chùa Vô Vi - nét đẹp cổ kính bình yên giữa đất trời

Chủ nhật, 15/09/2020 08:26

Chùa Vô Vi, một ngôi chùa tọa lạc tại thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Vô Vi. Tương truyền là ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 968.

Đi qua chùa Trầm 500m là tới chùa Vô Vi. Núi đá Vô Vi nhỏ, tách khỏi dãy Tử Trầm -còn gọi là núi Con Rồng mà chùa Vô Vi được ví như viên ngọc, nằm chênh vênh giữa trời đất. Chùa tuyệt nhiên không một bóng người, mùi hoa đại vương vấn như dẫn người bước vào chốn tiêu dao lạc thú. Không gian tĩnh mịch tựa hư không.

Cổng chùa Vô Vi.

Cổng chùa Vô Vi.

Bảo An Thiền Tự - Ngôi chùa sở hữu kiến trúc chùa Việt xưa

Chùa Vô Vi, một ngôi chùa tọa lạc tại thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Vô Vi. Tương truyền là ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 968. Chùa gắn với câu chuyện về một thủ lĩnh trong 12 sứ quận là Trần Văn Tăng (?), sau chiến trận, thấy cảnh núi hữu tình ông chọn nơi đây để xây chùa. 

Những bậc thang lên chùa.

Những bậc thang lên chùa.

Sau khi xây chùa, vị tướng này ở Vô Vi mai danh ẩn tích, tu học, giảng đạo, giúp đỡ bà con dân làng. Thời Tiền Lê, chùa xây dựng ở chân núi Trạo (980-1004) có tên là Phúc Trù tự. Đến thời nhà Trần, chùa được xây ở lưng núi gọi là Trai Tinh tự. Thời Hậu Lê, niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 (1514) chùa dời lên gần đỉnh núi như ngày nay, đổi lại tên như thời Đinh là Vô Vi tự.

Nhà thờ tổ chùa Vô Vi.

Nhà thờ tổ chùa Vô Vi.

Giá trị văn hóa nghệ thuật chùa Việt

Hiện ở trên núi còn một bia đá khắc bài thơ của Trần Văn Tăng được viết bằng chữ Nôm như sau:

“Sơn Đông chi bằng Vô Vi phật tự

Thuỳ kỳ huyền sư đạo sĩ

Bên này Thiên Trúc nọ Bồng Lai

Đem cảnh thanh u đặt giữa trời”

Lối đi nhỏ ra phía sau, nơi có lầu Nghênh Phong và một chốn nghỉ chân

Lối đi nhỏ ra phía sau, nơi có lầu Nghênh Phong và một chốn nghỉ chân

Vì nằm trên đỉnh núi nên chùa không rộng, chỉ chừng hơn 10m2, tượng Phật cũng không có nhiều, chùa đã xây dựng từ lâu nhưng kiến trúc của chùa là hầu như hoàn toàn nguyên vẹn. Đi qua cổng chùa khắc 3 chữ Vô Vi tự là đến những bậc thang đá đi lên. Không gian tĩnh mịch, những vạt nắng xuyên nhẹ qua vòm cây, lối đi phủ đầy hoa đại. Ước chừng 2 chục bậc thang là đến nhà thờ tổ, ngay cạnh đó là một bản hán tự cổ được khắc trực tiếp vào núi đá.

Chiếc chuông nhỏ và hòn đá kẹp giữa vô cùng độc đáo.

Chiếc chuông nhỏ và hòn đá kẹp giữa vô cùng độc đáo.

Phía bên hông của nhà thờ tổ là một lối đi nhỏ cheo leo, men theo núi. Không gian phía sau mở ra một căn lầu nhỏ được thiết kế mái cong, gạch ngói, nhiều cột trụ, giống như một nơi thiền tịnh của các vị sư. Ngay bên cạnh là núi Vô Vi với lầu Nghênh Phong ở trên đỉnh. Nơi đây còn treo một quả chuông nhỏ được đúc từ năm 1814.

Chùa Việt Nam – Những kỷ lục về di sản văn hóa

Xa xa là dãy núi Tử Trầm.

Xa xa là dãy núi Tử Trầm.

Hoa đại nở, khắp đoạn bậc thang đá đều vương mùi hoa đại. Hương trầm, khói tỏa, như mênh mang của chốn Thiền Lâm tại mái chùa Vô Vi vắng người này:

“Mượn nền đá phẳng đề dăm vận

Sẵn quả chuông kêu đấm mấy hồi

 Cảnh vị mến người, người lại lại

 Đã vô vi khéo cũng lôi thôi...”

Lầu Nghênh Phong trên đỉnh.

Lầu Nghênh Phong trên đỉnh.

Hoa đại rơi khắp sân.

Hoa đại rơi khắp sân.

Đứng ở nơi cao nhất của đỉnh núi Vô Vi, Phật tử vãng cảnh chùa sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh thiên nhiên lãng mạn và đầy thơ mộng. Sự tĩnh lặng của ngôi chùa cùng khung cảnh yên tĩnh sẽ khiến những muộn phiền hàng ngày trong bạn biến mất. Trước mắt bạn là ánh nắng mặt trời lấp lánh phản chiếu trên dòng sông, những cây hoa đại nở từng bông trắng rụng trước sân chùa... Cảm giác ấy khiến ai đã đến một lần còn mãi nhớ…

Góc nhìn từ nơi nghỉ chân.

Góc nhìn từ nơi nghỉ chân.

loading...