Sách Phật giáo

Chuyện về cao tăng An Thanh

Chủ nhật, 04/10/2023 05:32

Ngài An Thanh tự là Thế Cao, là Thái tử con chánh hậu vua nước An Tức. Thuở nhỏ Ngài lấy hiếu hạnh làm đầu, lại thêm chí nghiệp rất thông minh mẫn tụê.

Audio

Ngài khắc ý hiếu học. Những điển tích nước ngoài và ngũ hành, thất diệu, y phương diệu thuật cho đến tiếng cầm thú Ngài đều thấu đạt. Ngài từng trông thấy bầy yến nói với bạn rằng: Yến nói: “ sẽ có người đưa thức ăn đến” không bao lâu quả đúng vậy. Mọi người đều lấy làm lạ nên Ngài có tiếng tài trí khác thường. Hồi nhỏ Ngài đến Tây vực, Cao tuy ở nhà mà giữ giới rất tinh nghiêm. Khi vua mất ngài kế tự đại vị, lại tư duy về khổ không, nhàm chán hình khí thế gian. Lễ hành phục vừa xong, bèn nhường ngôi cho chú rồi đi xuất gia học đạo. Ngài thông suốt kinh tạng, càng tinh thuần A-tỳ-đàm, lại phúng trì Thiền kinh, thông suốt sự vi diệu của nó. Rồi đó Ngài du phương hoằng hoá đi khắp các nước. Đầu nhà Hán ngài mới đến Trung Hạ, tài ngộ cơ mẫn, một lần nghe liền thông đạt. Ở đây chưa bao lâu, Ngài đã thông thạo Hoa ngữ. Thế là Ngài dừng lại đó phiên dịch kinh điển. Cải người Hồ Thành Hán, Ngài dịch bộ An Ban thủ ý, Âm trì cùng mười hai môn Đại Tiểu và một trăm sáu mươi phẩm, là Tam tạng đầu tiên ở nước ngoài. Đại chúng cùng giúp đỡ Ngài tuyển thuật kinh yếu thành hai mươi bảy chương, cao cắt bớt tập hợp lại thành bảy chương dịch ra Hán văn, tức Đạo Địa kinh. Trước sau Ngài dịch tổng số kinh luận gồm ba mươi chín bộ, nghĩa lí rất rõ ràng, văn tự chính xác. Biện bác mà không hoa mỹ, chân chất mà không quê mùa, làm cho người đọc chuyên chú mà không mỏi mệt.

Ngài Thế-cao là người cùng lí tận tánh, tự biết được duyên nghiệp, có nhiều thần tích người đời không thể biết hết được. Đầu tiên Cao tự nói thân trước đã từng xuất gia. Có người đồng học rất đa sân. Mỗi khi gặp thí chủ cúng không xứng thì liền nổi giận. Ngài Thế Cao khuyên can quở trách mà không sửa đổi. Như thế trải qua hai mươi năm, bèn cùng bạn đồng học tạ quyết rằng:

– Tôi sẽ đến Quãng Châu để hoàn trả nghiệp đời trước. Ông thông kinh tạng lại chuyên cần mà tánh lại nhiều sân hận, sau này sợ thọ ác hình. Ta nếu đắc đạo ắt sẽ độ ông.

Nói rồi thì đi qua Qủang Châu, gặp lúc đạo tặc hoành hành dữ dội.

Trên đường một thanh niên tay cầm đao bảo: Ta gặp được ông rồi vậy.

Cao cười nói: Ta đời trước có thiếu nợ ông nên tìm đến để trả.

Bèn đưa đầu đón nhận lưỡi đao mà mặt không biến sắc. Giặc bèn chém lấy. Người đến xem đầy đường không ai mà không kinh hãi cho là kì dị. Ngài chết rồi thần thức quay trở về nước An Tức làm thái tử của Vua, tức là thân Thế Cao bấy giờ. Cao du hoá vào Trung Quốc tuyên giảng kinh xong rồi. Gặp vào cuối đời Linh-đề, quán lạc nhiễu loạn bèn chấn tích đi về Giang nam và nghĩ: Ta nên qua Lô Sơn độ cho bạn đồng môn xưa. Đến nơi miếu hồ cung đình. Miếu này xưa có uy linh. Hàng thương lữ qua lại vùng này phải cầu khẩn cúng bái thì mới bình yên vô sự. Từng có người đến xin Trúc của thần. Thần chưa hứa người ấy lấy về liền bị nạn, trúc hoàn lại chỗ cũ. Từ đó người đi thuyền rất kính sợ. Cao cùng đồng lữ hơn ba mươi người đến phóng sanh cầu thuỷ. Thần bèn giáng chú rằng:

Trên thuyền có Sa-môn hãy mau lên đây. Khách lữ kinh ngạc, thỉnh Cao vào miếu. Thần bảo với Cao:- Ta xưa với ông cùng xuất gia học đạo, thích làm bố thí mà tánh thường sân giận nay làm thần ở hồ cung đình. Trong khoản chu vi ngàn lí đều do ta cai trị. Vì có bố thí nên trân báu đầy đủ phong phú.Vì sân giận nên đoạ làm thần. Nay gặp lại bạn đồng học vui buồn lẫn lộn. Thọ tận nay mai mà hình hài to lớn xấu xa. Nếu xả bỏ mạng này thì thân làm ô uế sông hồ, nên phải qua bên đầm ở Sơn Tây. Thân này diệt sau đó sợ đoạ vào địa ngục. Tôi có ngàn tấm lụa cùng nhiều bảo vật, có thể lập pháp xây tháp làm phước sanh về cõi thiện.

Cao nói: Cố ý đến độ ngươi sao không hiện hình.

Thần nói: Thân hình vô cùng xấu xí mọi người sẽ sợ. Cao đáp: Cứ hiện ra không sợ. Thần phía sau xuất đầu ra đó là con trăn lớn, không biết đuôi dài ngắn bao nhiêu. Trăn đến quỳ bên ngài Thế Cao.

Cao dùng tiếng Phạm tán tụng khế hợp.

Trăn nghe rơi lệ như mưa, trong giây lát thì biến mất. Cao bèn lấy lụa và báu vật từ biệt ra đi. Người trên thuyền căng buồm, trăn lại hiện thân lên núi nhìn theo, mọi người vẫy tay hồi lâu mới mất. Không bao lâu thuyền đi đến Dự Chương. Ngài đem lụa của thần lập ra chùa Đông. Sau khi Cao đi thì thần mạng chung.

Tối đó có một thiếu niên lên thuyền quì dài trước mặt Cao để thọ lời chú nguyện, rồi tự nhiên biến mất. Cao nói với người trong thuyền: Thiếu niên này là thần ở miếu Cung đình, nay lìa được ác hình. Từ đó miếu thần hết còn linh ứng. Sau đó người ta thấy ở đầm Sơn Tây có một con trăn đã chết, đuôi đầu dài cở vài lý. Nay ở quận Tầm Dương có thôn

Xà chính là đây vậy. Cao sau đó lại đến Quảng Châu tìm người thiếu niên đã hại mình khi trước. Người thiếu niên vẫn còn đó, Cao đến nhà nói việc vay trả đời trước cùng cac túc duyên. Ngài hoan hỷ nói: Ta còn có dư báo, nay sẽ trụ lại Cối Kê để trả báo.

Ở Quảng Châu khách biết ngài không phải người phàm ý bỗng thông tỏ nên lòng hối hận việc xưa, cùng nhau hậu đãi. Rồi sau đó theo ngài An Thế Cao đông du về Cối kê. Đến nơi đi vào chợ, gặp lúc trong chợ có loạn đánh đấm nhau rồi đánh nhầm vào đầu Cao nên mạng chung. Khách nghiệm thấy hai việc quả báo, từ đó tinh cần tu trì Phật pháp, nói rõ các duyên sự. Mọi người nghe biết không ai mà không thương cảm, rõ được chứng cớ trong ba đời. Cao có dòng giống vua, đã làm khách lữ cho vua Tây vực, gọi là An Hầu, đến nay còn gọi như vậy. Nước Thiên-trúc gọi sách là Thiên thư, lời là Thiên ngữ, âm huấn kì dị rất khác với sách Hán. Trước sau truyền dịch rất nhiều sai lầm. Duy có sách của Cao viết dịch thì đứng đầu các sách dịch. Gặp được An Hầu khó không khác gì được gặp Thánh, liệt đại minh đức đều nêu ra rõ ràng. Tôi tìm trong các sách đều ghi nhiều điều về Cao công, đem những quyền tích ẩn hiển phế bỏ rất nhiều đoạn. Hoặc do truyền lưu có lầm lẫn thành ra sai lạc.

Xét trong Thích Đạo An kinh lục có ghi: Ngài An Thế Cao từ hai năm Kiến Hoà của Hán Hằng đế cho đến niên hiệu Linh đế Kiến Ninh, hơn hai mươi năm dịch ra hơn ba mươi bộ kinh. Lại biệt truyền rằng:

cuối đời Tấn Thái Khang có Đạo nhơn An Hầu đến Tang Thản dịch.

Dịch xong viết một lá thư để ở chùa bảo sau bốn năm mới mở ra. Cuối nhà Ngô Ngài đi đến Dương Châu, nhờ người đem một rương đồ đạc đổi lấy một người nô bộc đặt tên Phước Thiện, nói là Thiện tri thức của ta. Cùng đem người nô bộc đi đến Dự Chương, đến miếu hồ công đình, làm chùa xong Phước Thiện dùng dao chém vào lưng An Hầu chết. Người ở Tang Thản mở thư ra, trong đó có dòng chữ ghi: Tôn sùng đạo của ta là cư sĩ Trần Tuệ, truyền thiền kinh là Tỳ-kheo Tăng Hội, ngày đó vừa đúng bốn năm.

Lại Dữu Trọng Ung, Hình châu ghi rằng: Đầu nhà Tấn có Sa-môn An Thế Cao độ cho thần miếu, được tài vật đem về cất chùa Bạch Mã ở hướng góc Đông Nam của Hình thành. Đời nhà Tống, Khang Vương Tuyên ở Lâm Xuyên có ghi: Trăn chết vào cuối đời nhà Ngô. Trong Đàm Tông tháp tự ghi: chùa Ngoã Quan ở Đan Dương thời Tấn Ai đế Sa-môn Tuệ Lực lập ra. Sau có Sa-môn An Thế Cao, đem tài vật từ miếu Cung Đình về sửa sang tu bổ lại.

Nhưng Pháp sư Đạo An, xem qua các kinh, so sánh các bản dịch

thuật, thấy không có sai khác, từ năm thứ hai Kiến Hoà cho đến cuối đời Tần Thái Khang, trải qua một trăm bốn mươi năm. Nếu Cao công trường thọ hoặc có thể như thế, mà việc không đúng như vậy. Vì sao, xét ở Khang-tăng-hội chú giải kinh An Ban Thủ Ý, bài tựa có ghi: Kinh này do An-thế-cao viết ra, lâu ngày bị thất lạc. Lại có Hàn Lâm ở Nam Dương, Văn Nghiệp ở Dĩnh Xuyên, Trần Tuệ ở Cối Kê. Đây là ba bậc hiền giả, có lòng tin đạo sâu xa. Khương-tăng-hội đều mời thỉnh hợp tác. Trần Tuệ chú nghiã, tôi phụ châm trước vào. Tăng-hội mất vào năm Tấn Thái Khang nguyên niên và nói kinh này không bao lâu sẽ bị quên mất. Lại trong thư ngài Thế Cao có ghi: “Tôn sùng Đạo ta có Cư sĩ Trần Tuệ, truyền thiền kinh là Tỳ-kheo Tăng Hội. Nhưng An Ban nói rõ ràng về thuyết Thiền nghiệp, biết là lời ghi trong thư đó là lời thật. Đã gọi là hai người thì mới truyền là” Đạo ta”, há là dung hoà cùng đồng thế. Vả lại trong Biệt truyện tự nói: Truyền Thiền kinh đó là Tỳkheo Tăng-hội. Ngài Tăng-hội đã tịch vào đầu niên hiệu Thái Khang, sao lại dung hợp với An Hầu Đạo nhơn vào cuối Thái Khang. Đầu đuôi đã tự mâu thuẫn, chỉ do một lá thư lầm nói vào đầu nhà Tấn. Các tác giả về sau hoặc nói Thái Khang hoặc là nói Ngô mạt. Thuyết nói đầu nhà Tấn đã khó thật, mà Đàm Tông Ký còn ghi: Thời Tấn Ai Đế, Anthế-cao mới sửa chùa. Thật là nói lại lệch quá lắm vậy.

Theo Cao tăng truyện.

Sa-môn Thích Tuệ Kiểu ở chùa Gia Tường, Cối Kê, soạn vào đời nhà Lương tuyên dịch từ kinh điển.

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản.

loading...