Hỏi - Đáp

Có nên trợ niệm cho người sắp lâm chung bằng câu Phật hiệu bốn chữ hay sau chữ?

Chủ nhật, 01/12/2019 12:39

Việc tụng kinh niệm Phật như thế thật phúc đức thay cho người sắp lâm chung, hoặc đã lâm chung Bạn ạ, nhưng phải tùy theo môi trường hoàn cảnh gia đình người lâm chung mà sắp xếp cho êm đẹp không nên tranh luận.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

niem-phat-khi-ngu-0924

Vấn: Con là một hành giả tu tịnh độ, ngày ngày niệm Phật nguyện vãng sanh. Con cũng có tham gia vào một ban hộ niệm theo những lời chỉ dẫn cách trợ niệm cho người lâm chung của Pháp Sư Tịnh Không. Gần đây, chúng con có tổ chức niệm Phật cho một anh Phật tử bị ung thư ở một ngôi chùa. Theo như con được biết và hướng dẫn thì chỉ niệm Phật hoặc sáu chữ và người cuối đời không còn đủ sức nên tốt hơn chỉ niệm bốn chữ A Di Đà Phật để họ dễ định tâm mà trì niệm.

Bài liên quan

Vậy mà lúc chúng con đang trợ niệm thì Thầy bảo chúng con nên ngừng lại lên chánh điện tụng kinh Địa Tạng, kinh Sám Hối Hồng Danh như thế sẽ tốt hơn. Thầy còn bảo nên niệm sáu chữ cho cung kính chứ không nên niệm bốn chữ, trong khi con nghe băng giảng Pháp Sư Tịnh Không và nhiều bạn đồng tu trợ niệm cũng khuyên nên niệm bốn chữ cho người sắp lâm chung vì sáu chữ quá dài, họ không theo được hơi thở.

Chúng con thật sự hoang mang không biết thế nào là đúng, thế nào là sai? Xin Sư cho chúng con được biết khi niệm Phật thì nên niệm bốn hay sáu chữ? Nếu niệm bốn chữ như lời Pháp Sư Tịnh Không có phải là không cung kính không? Việc trợ niệm cho người lâm chung chỉ nên niệm Phật hay vừa niệm vừa tụng kinh như lời vị thầy kia đã nói? Chúng con thật sự rất hoang mang. Xin Sư từ bi chỉ dạy. Con xin cảm ơn Sư.

Đáp:

I. Vấn đề Ban hộ niệm

Trong gia đình Phật tử có hậu sự “tang chay” là cơ duyên cho chư Tăng Ni, Phật tử phát tâm đến tụng kinh, niệm Phật, trợ duyên cho người sắp trút hơi thở cuối cùng được vãng sanh về thế giới Phật.

Trong gia đình Phật tử có hậu sự “tang chay” là cơ duyên cho chư Tăng Ni, Phật tử phát tâm đến tụng kinh, niệm Phật, trợ duyên cho người sắp trút hơi thở cuối cùng được vãng sanh về thế giới Phật.

Ban hô niệm trước ngày hòa bình, ban hộ niệm của Hòa Thượng Tịnh Không, ban hộ niệm của các tự viện hiện nay… các ban hộ niệm là một tổ chức thật nghiêm túc dưới sự hướng dẫn tụng niệm của một hay nhiều vị Thầy cùng chung hạnh nguyện, chí hướng, sinh hoat trong một môi trường thật trang nghiêm.

Bài liên quan

Tổ chức ban hộ niệm rất quan trọng, lúc nào cũng có ảnh hưởng đến giá trị môn phong pháp phái tu hành của tự viện… nhưng dù là pháp tu nào chăng nữa cũng là của Phật, Tổ sư ban truyền, cần có sự thống nhất, sự tương tác đồng bộ mới đúng ý nghĩa giúp đỡ trợ duyên cho thần thức “người lâm chung” siêu sanh Tịnh Độ; ngược lại thì chẳng có ý nghĩa nào cả, còn đem phiền não đến cho “người lâm chung”, thần thức mang thêm gánh nặng! Nếu chúng ta tâm niệm như vậy thì dứt nghi, không có vấn đề ai bài xích ai, ai chê bai ai; không tranh luận đúng sai… như thế mới chánh niệm, chánh niệm thì trợ tiến cho thần thức “người lâm chung” nhẹ nhàng dễ siêu thoát!

Trong gia đình Phật tử có hậu sự “tang chay” là cơ duyên cho chư Tăng Ni, Phật tử phát tâm đến tụng kinh, niệm Phật, trợ duyên cho người sắp trút hơi thở cuối cùng được vãng sanh về thế giới Phật. Trợ duyên là một hạnh nguyện cao cả của người con Phật, siêu độ người chết, an ủi người sống, công đức vô biên. Tuy nhiên, muốn siêu độ người khác thì mình phải “chánh niệm, thanh tịnh, trang nghiêm” thì việc siêu độ mới đạt hiệu quả như nguyện. Ngược lại, thật khổ thay cho người lâm chung!

Bạn ơi! Theo tình huống của Bạn nói: “Bạn niệm A Di Đà Phật trợ tiến cho người lâm chung, Thầy thì kêu tụng kinh trên chánh điện và niệm Nam mô A Di Đà Phật "...thiết nghĩ Bạn tu pháp nào tùy Bạn, nhưng khi hội nhập cộng đồng, Bạn cần có sự hoan hỷ đồng thuận theo sự hướng dẫn của tổ chức vẫn có hiệu quả hơn Bạn ạ!.

II. Niệm hồng danh Phật A Di Đà 4 chữ hay 6 chữ?

Trước nhất chúng ta bàn về niệm hồng danh Phật 4 chữ hay 6 chữ, niệm nào đúng niệm nào sai? Sư trích một đoạn sách nói về hành trạng và hạnh giáo hóa truyền trì pháp môn Tịnh Độ niệm Phật của Đại sư Quang Minh Thiện Đạo.

Sanh thời, Đại sư Quang Minh Thiện Đạo, đời nhà Đường, niên hiệu Trinh Quán dạy niệm hồng danh Phật 6 chữ “Nam mô A Di Đà Phật”

Có liên hữu hỏi:

- "Niệm Phật quyết chắc được vãng sanh chăng?"

- Ngài đáp: "Như ông tin tưởng và thực hành, chắc chắn sẽ được toại nguyện!".

Nói xong, ngài cất tiếng niệm: Nam mô A Di Ðà Phật, liền có một tia sáng từ trong miệng phóng ra. Kế lại liên tiếp từ mười đến một trăm câu, mỗi câu đều có ánh sáng quang minh dài phóng ra nối nhau khiến sáng rực cả chùa. Sự thần dị mầu nhiệm nầy truyền đến Đế Kinh Tràng An, vua Cao Tông nghe được phụng tứ một tấm biển sắc tặng hiệu chùa là Quang Minh Tự.

Cũng có lúc Đại sư niệm 4 chữ A Di Đà Phật, Ngài có bài kệ khuyên tấn niệm Phật như sau:

Da mồi tóc bạc lần lần,

Lụm cụm bước run mấy chốc.

Dù sang vàng ngọc đầy nhà,

Vẫn khổ suy già bịnh tật.

Ví hưởng khoái lạc ngàn muôn,

Ðâu khỏi vô thường chết mất?

Duy có đường tắt thoát ly

Chỉ niệm “A Di Ðà Phật”!

Bài kệ khuyến tấn: Thân này là của ta tuy ta có đó nhưng không làm chủ được, đời sống phải theo qui luật vô thường, lúc nào môi trường cũng thay đổi bất thường tóc bạc, da nhăn, thắm thoát cái già cái chết gần kề. Dù chủ nhân có sang giàu, sống trong phú quý vinh hoa thế mấy, vàng ngọc đầy nhà cũng không vượt khỏi những nổi khổ suy già bệnh tật. Có người sống trong môi trường khoái lạc kín cổng cao tường, không biết thiếu thốn là gì, nhưng cũng không vượt qua được quỷ vô thường đến rước. Nay ta nói cho các vị nghe: Chỉ có một còn đường tắt nầy để thoát khỏi sanh tử luân hồi, nên niệm “A Di Đà Phật”

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện, đoạn kinh thứ 33, Phật dạy niệm hồng danh 3 chữ “Nam mô Phật”

Nếu lòng người tán loạnVào nơi trong tháp miếuMột xưng “Nam mô Phật”Ðều đã thành Phật-đạo

Nếu có người đệ tử Phật, trong quá trình tu hành mà tâm tán loạn, đến tại đạo tràng, pháp tháp thờ Phật, xưng niệm hồng danh “Nam mô Phật”, đều được thành Phật đạo.

Bài liên quan

Thông thường trong chốn thiên lâm, vị Thầy dạy đạo cho đệ tử hay bảo ban một điều nào đó, người đệ tử đáp lại bằng câu “Mô Phật”, thay thế chữ “dạ” “vâng” nếu đáp lại bằng câu “A Di Đà Phật” thì có vẻ như bất kính, ngang chàng với Thầy Tổ quá; hoặc có người niệm một chữ “Phật” là câu niệm ít có nhất, chỉ dành cho người già yếu bệnh hoạn trong những lúc chống chỏi với sự chết...dù niệm Phật cách nào, các pháp trên cũng từ kim khẩu Phật giáo hóa.

Trong 5 pháp niệm trên Bạn phải tự cảnh tĩnh chọn một pháp tu niệm 4 chữ hay 6 chữ, hay 3 chữ, khi vào niệm tự thân có đạt chánh niệm không? Chánh niệm thì tiếp tục niệm theo cách của Bạn niệm! Tuy nhiên trong quá trình chọn pháp tu, chư liên hữu không nên để ngọai cảnh, những lập luận phù phiếm chi phối, không nên đem việc thị phi nhân ngã xen vào pháp tu niệm Phật mà luận đàm!

Cách niệm Phật của Đức Pháp chủ Khánh Anh là “Bá Nhựt Trì Danh” tức là niệm Nam Mô A Di Đà Phật; cách niệm A Mi Đà Phật của Đức Đại Lão Hòa Thượng Trí Tịnh; cách niệm Nam Mô Bụt của Hòa Thượng Nhất Hạnh, cách niệm A Di Đà Phật của Pháp sư Tịnh Không; cách niệm Nam Mô A Di Đà Phật của Tịnh Độ Non bồng, cách niệm Phật của Cư sĩ Bành Triệu Thăng...tất cả cũng xuất phát từ xưng niệm hồng danh Nam mô A Di Đà Phật của Phật, Tổ khởi xướng ban truyền mà thôi.

Chuỗi lần trăm tám chẳng đuôi đầu

Mỗi niệm tinh minh mỗi hạt châu

Sáu chữ mở toang vô tận tạng

Như như buông thả lại hồi thâu

(Cư sĩ Tiến sĩ Bành Triệu Thăng, Trung quốc)

Người tu Tịnh độ, cần phải kiểm soát, tránh xa các suy luận làm ngăn ngại, chướng đạo, nếu có thấy nghe pháp nào cao siêu hơn nữa Bạn cũng không cần suy luận, mà phải xem lại chính mình có định tĩnh chưa là cốt lõi. Bạn có chánh niệm thì không còn những ma chướng “so đo”, “nghi ngờ” xen tạp vào công đức niệm Phật, lúc bấy giờ Bạn sẽ hoan hỷ!

Bài liên quan

Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức, chứng minh đạo sư Liên Tông Tịnh Độ Non bồng, một thời hành đạo tại Tổ Đình Bửu Quang, Ba Chúc, An Giang, Ngài dạy pháp tu niệm hồng danh Phật A Di Đà: ”Niệm Phật thì về với Phật”, quy y Phật thì về với Phật, quy y Phật tức là con xin nương về với Phật A Di Đà, nương về Phật A Di Đà tức là niệm Nam mô A Di Đà Phật, ráng mà niệm cho thường xuyên, không nên niệm thiếu, niệm thiếu không có công đức, có vẻ bất kính không phải lòng với các bậc thượng thiện nhơn trong chốn tòng lâm...”

Khi Bạn được tiếp nhận các ý tưởng trên, thì vị Thầy dạy niệm hồng danh Phật 6 chữ hay 4 chữ không còn là vấn đề đối với Bạn nữa. Bạn tự sinh họat tu hành trong môi trường an lạc, tự chọn cho mình một pháp tu và nhất quán với pháp tu mình đã chọn, không thay đổi.

Bốn hay sáu chữ cũng là xưng niệm hồng danh Phật, cũng là đề mục giúp liên hữu tiến tu chánh niệm mà thôi. Vấn đề ở chỗ là Bạn có chánh niệm không? Đây mới là tất cả!

III. Niệm Phật trợ duyên “người lâm chung”:

Chúng ta có một mục tiêu là niệm Phật trợ duyên cho người lâm chung, chắc chắn người trước hoặc sau khi thân họai mạng chung lúc nào cũng trông chờ người tín tâm Phật pháp trợ duyên cho họ được vãng sanh.

Chúng ta có một mục tiêu là niệm Phật trợ duyên cho người lâm chung, chắc chắn người trước hoặc sau khi thân họai mạng chung lúc nào cũng trông chờ người tín tâm Phật pháp trợ duyên cho họ được vãng sanh.

Niệm Phật trợ duyên người lâm chung từ tám tiếng (theo truyền thống tu tịnh nghiệp tại Quan Âm Tu Viện và môn phong) đến mười hai tiếng đồng hồ (theo Nghi lễ Phật giáo đối với người hấp hối - Tạng thư Phật học) giúp cho thần thức lìa khỏi xác thân thật sự, cho đến khi thân không còn hơi nóng mới “cử ai khóc lóc” và “động đậy” đến thân người lâm chung. Có khi người lâm chung rồi nhưng A Lại Da Thức chưa lìa khỏi xác, đã 20 tiếng đồng hồ mà thân xác vẫn còn nóng, lúc bấy giờ ban hộ niệm vẫn còn niệm Phật cho đến khi xác thân lạnh mới khâm liệm (theo Ngài Tịnh Không). Với ý nghĩa nầy mà ban hộ niệm niệm Phật lâu hơn bình thường, chứ không có vấn đề quy định phải niệm từ 20 đến 24 tiếng đồng hồ cho xác thân người lâm chung mềm lại gọi là hiện tượng “siêu thoát”, điều nầy phi lý, không có cơ sở niềm tin trong pháp trợ niệm người lâm chung.

Con người khi sanh ra là đã cất tiếng khóc chào đời, có ai cất tiếng cười chào đời bao giờ? Vậy mà đang lúc sống thì tranh đấu, bương chãi, tranh chấp thiệt hơn, phải quấy tốt xấu, phải về mình, xấu về người, mang đủ thứ tật tánh trong đời... thấm thoát đến lúc tuổi già rồi bệnh và chết. Người có thiện căn thì tìm cầu học hỏi, hiểu biết Phật pháp, bước theo chân Phật mà giải thoát. Khổ thay người chối từ Phật pháp, không rõ lối về, bóng quang âm thấp thoáng gần kề, mặt trời lịm tắt, bóng đêm hiện lần, kiếp nhân sanh sang ngang cuộc sống, mượn người tu dẫn dắt lối về.

Chơn lý cuộc đời có nhân quả, nhân nào quả nấy, làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác, vì vậy mà người kém tu khi lâm chung mãi mê sợ sệt tử thần không dung mạng sống, nơi địa ngục Diêm chúa xử phân. Lúc bấy giờ mới cầu Thầy ban cho “gậy” phước huệ, “dù” Phật pháp che thân thì đã muộn.

Bài liên quan

Nay như người bị tên độc, cầu người đến nhổ tên độc, không nên chọn lựa mà trở nên người đơn độc côi cút quạnh hiu, khó bề qua khỏi nạn tai vì tên độc “quạnh tử”. Thôi thì mặc phó cho Thầy đến cứu khỏi nạn tai. Không còn nghi ngờ về người cứu chữa bệnh nữa. Người lâm chung, thân bất động, nhưng thần thức rất hoang mang, may mắn nhờ Thầy cứu độ, Thầy có huệ hay không thì cũng nhờ Thầy cứu độ, không nghi ngờ thì phần chắc là chánh niệm và sẽ là thuyền từ đưa thần thức người lâm chung đến bến Tây phương

Chúng ta có một mục tiêu là niệm Phật trợ duyên cho người lâm chung, chắc chắn người trước hoặc sau khi thân họai mạng chung lúc nào cũng trông chờ người tín tâm Phật pháp trợ duyên cho họ được vãng sanh. Theo Sư nghĩ thần thức của các vị cũng không chối từ tụng kinh, niệm Phật đâu Bạn ơi. Điều cần yếu là người hiện tiền chúng ta cần có sự thống nhất “cùng một tâm niệm” trong khi hộ niệm người lâm chung.

IV. Tụng kinh trợ duyên cho “người lâm chung”:
Phatgiao-org-vn-Chan-ly-song1

Việc Thầy hướng dẫn Ban Hộ niệm đến chánh điện tụng kinh Địa Tạng, sám hối trợ duyên giúp siêu độ thần thức cho người lâm chung theo tình huống Bạn trình bày là đúng, vì người đó lâm chung tại chùa. Vả như người lâm chung tại nhà thì chắc chắn vị Thầy không hướng dẫn tụng kinh đâu Bạn ạ, nếu có thì cũng tụng ở tại Đạo tràng chứ không tụng nơi người lâm chung nằm!

Những điều cần yếu đối với người lâm chung ở tại nhà hay ở tại chùa cần thực hiện như sau:

Bài liên quan

Thứ nhất: Dọn dẹp tất cả đồ dùng xung quanh người chết, làm vệ sinh thật nhẹ nhàng không gian nơi người chết, không dâng hương cúng kiến, bỏ tục lệ đặt “nải chuối xanh dằn bụng” và những tục lệ không cần thiết… giúp cho pháp giới của người lâm chung nhẹ nhàng, thanh thản trong những giờ phút thần thức lìa khỏi xác thân. (Theo tín ngưỡng dân gian, chuối có tánh âm, liên quan đến cõi âm, người chết để nải chuối xanh lên bụng nhằm tránh trường hợp bị linh miêu nhảy qua biến thành quỷ nhập tràng)

Thứ hai: Thỉnh chư Tăng Ni quang lâm, mời những liên hữu rỗi rãnh việc nhà, việc riêng tập chúng luân phiên niệm Phật xung quanh người lâm chung.

Thứ ba: Chư Tăng Ni, Phật tử đến niệm Phật, nhưng phải biết “người lâm chung” sanh tiền có thích “sự kinh động” không? Nếu có thì đại chúng cũng chỉ nên dùng “kiểng” nhịp trường canh nhẹ nhàng êm dịu theo tiếng niệm Phật cho điều hòa trong lúc trợ tiến. Trường hợp sanh tiền “người lâm chung” không thích “sự kinh động” thì chỉ niệm Phật mà không sử dụng “kiểng”; nếu làm trái, thần thức người lâm chung phiền phức vô cùng và nổi sân si bị sa đọa vào địa ngục súc sanh. Tuyệt đối không nên đánh “kiểng, mõ” kêu lớn tiếng, có nơi quan niệm đánh “kiểng mõ” kêu lớn tiếng là để đuổi tà ma quỷ quái không đến với người chết là sai lầm, không cần thiết lắm!

Thứ tư: Tại Việt Nam, dù theo “nghi lễ mới”, hay theo “nghi lễ cổ”, vẫn tùy theo tổ chức của từng tự viện, từng địa phương, quý Hòa Thượng hướng dẫn chư Tăng, chư Ni, hoặc Ban hộ niệm có khai khóa lễ tụng kinh Địa Tạng tại chánh điện nhà chùa, hoặc tại đạo tràng thờ Phật tại gia để chia sẻ công đức tu hành hồi hướng cho người lâm chung, gieo duyên Phật pháp thì nên thực hiện.

Riêng nghi lễ của Quan Âm Tu Viện thì trong thời gian 8 tiếng đến 12 tiếng đồng hồ, đối với người lâm chung lúc chưa khâm liệm, chỉ niệm hồng danh Phật trợ duyên.

V. Lời kết

Việc tụng kinh niệm Phật như thế thật phúc đức thay cho người sắp lâm chung, hoặc đã lâm chung Bạn ạ, nhưng phải tùy theo môi trường hoàn cảnh gia đình người lâm chung mà sắp xếp cho êm đẹp không nên tranh luận.

Việc tụng kinh niệm Phật như thế thật phúc đức thay cho người sắp lâm chung, hoặc đã lâm chung Bạn ạ, nhưng phải tùy theo môi trường hoàn cảnh gia đình người lâm chung mà sắp xếp cho êm đẹp không nên tranh luận.

Việc tụng kinh niệm Phật như thế thật phúc đức thay cho người sắp lâm chung, hoặc đã lâm chung Bạn ạ, nhưng phải tùy theo môi trường hoàn cảnh gia đình người lâm chung mà sắp xếp cho êm đẹp không nên tranh luận. Quá trình Ban tu pháp nào tùy Bạn, nhưng trong thời gian sinh họat ban hộ niệm phục vụ niệm Phật trợ duyên cho “người lâm chung” cần phải có sự thống nhất theo sự hướng dẫn của Thầy sám chủ, đạo tràng Phật tử phải lắng nghe lời hướng dẫn của Thầy, cùng tham khảo ý kiến làm pháp sự cho đồng bộ. Tuy nhiên ngoài nghi lễ phổ thông, tụng kinh niệm Phật không nên bày biện nhiều việc, trong lúc gia đình đang diễn ra tang chay bối rối!

Hộ niệm là việc phải làm

Giúp người quá cố khỏi tầm quỷ ma

Suy đường chánh, tránh đường tà

Đừng làm trái ý Phật đà khẩu tuyên

Không nên cố chấp chốn Thiền

Giữa nơi người chết làm phiền lê dân

Tụng kinh phải có lượng cân

Không nên bừa bãi chỗ nào cũng kinh

Không nên bày cúng linh đình

Làm cho tang chủ niềm tin mất liền

Bài vẽ hao tốn bạc tiền

Khổ đau chồng chất oan khiêng đến gần

Biến siêu độ thành tham sân

Lễ cầu siêu độ lại thành đọa sa.

loading...