Hỏi - Đáp

Có thật là “Ghét của nào trời trao của đó”?

Chủ nhật, 29/08/2022 11:28

Ngoài luật nhân quả còn có luật duyên báo, 2 luật này có chỗ khác nhau, thường nhiều người chỉ để ý đến nhân quả chứ không để ý đến duyên báo.

Duyên là hoàn cảnh của mỗi người như sinh ra ở đất nước nào, xã hội nào, gia đình nào, có mối quan hệ với ai, tốt hay xấu… Có người than phiền tại sao tôi gặp người chồng khó khăn thế này thế nọ.

Thật ra, vì người đó có ảo tưởng về một người chồng lý tưởng, nên gặp duyên người chồng bất như ý, có như thế mới thấy ra sự thật đồng thời giúp phát huy được đức tính nhẫn nại, cảm thông, tha thứ. Ai thiếu điều gì thì Pháp đến bổ túc điều đó, ai dư cái gì Pháp đến lấy đi cái đó.

Lời Phật dạy về nhân duyên

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nói như Lão Tử thì Pháp thường “bổ bất túc, tổn hữu dư” để giúp mọi người phát huy trí tuệ và đạo đức của mình, nhưng mới trông có vẻ như “ghét của nào trời trao của ấy” vậy.

Trong thiên nhiên cọp tìm cách bắt nai nên nó ngày càng mưu mẹo hơn, nai tìm cách chạy thoát nên cũng nhanh nhẹn và cảnh giác hơn.

Điều này có vẻ như đã được lập trình sẵn để chúng sinh phát huy được chính mình. Ban đầu do chiến đấu nên phát huy cái ác, sau biết đau khổ mới cảm thông với nỗi khổ của kẻ khác mà phát huy điều thiện, vì thế nếu dẹp hết cái ác thì cũng không có điều thiện.

Trong cái ác bỗng phát sinh điều thiện, như con cọp nọ ăn con nai mẹ, thấy con nai con yếu ớt nó bỗng phát sinh tình thương yêu bảo vệ và nuôi nấng chú nai con.

Trong thiên nhiên thật kỳ lạ, nhìn có vẻ bất toàn nhưng thật ra vốn rất hoàn hảo. Cho nên, ai thấy được sự hoàn hảo trong bất toàn chính là người giác ngộ.

loading...