Chùa Việt

Cổ tự bên sông Ngàn Sâu gắn với huyền tích tu hành của 3 vị nữ chúa

Chủ nhật, 06/07/2020 09:50

Chùa Am (Diên Quang tự) được khởi dựng từ đầu thế kỷ XV, do Hoàng hậu Bạch Ngọc, đời vua Trần Duệ Tông (1373-1377) sáng lập. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, hiếm hoi còn lại của thời Lê ở Hà Tĩnh, đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia vào năm 1995.

Chùa Bút Tháp với những nét kiến trúc độc đáo

Chùa Am tọa lạc tại xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh là một danh lam giữa phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, lưng dựa vào núi Am, trước mặt là núi Trà Sơn, lấy sông Ngàn Sâu làm minh đường.

Nơi tu hành của 3 vị nữ chúa

Theo “Tiền triều phả hệ ngữ lục” do Trần Cao Vân dịch, được trích chép trong Địa dư Hà Tĩnh 1938, hoàng hậu Bạch Ngọc có tên là Trần Thị Ngọc Hoà, con gái ông Trần Công Thiệu, quê làng Tri Bản, xã Thổ Hoàng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Bà được vua Trần Duệ Tông lập làm hoàng hậu. Năm vua 41 tuổi, trong một chuyến đem quân chinh phạt Chiêm Thành, vua không may bị tử trận tại thành Đồ Bàn. Chẳng bao lâu Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần, đất nước lâm vào biến loạn.

Bà và con gái là Trần Thị Ngọc Hiên (công chúa Huy Chân) cải trang thành người xuất gia cùng 572 gia nhân khác rời khỏi kinh thành lánh về quê cha. Cuộc hành trình gần 50 ngày đêm đầy gian khổ, nhiều người chết rơi rớt dọc đường. Khi đến nơi chỉ còn lại 172 người, trong đó có hai gia thần và hai cung nhân rất mực trung thành.

Tam quan chùa Am.

Tam quan chùa Am.

Sự khác nhau trong các danh xưng và thờ tự ở Chùa, Tịnh xá, Tu viện, Thiền viện

Bà cho dựng trại trên núi Vua (tên núi do nhân dân đặt về sau để tỏ lòng ghi ơn bà), một vùng thâm sơn cùng cốc thuộc dãy Trà sơn, một vùng thâm sơn nước độc. bà chiêu mộ được gần 3.000 người nghèo khổ rồi cùng họ tiến hành công cuộc phá núi, san đồi, khai hoang, mở đất…

Khai hoang đến đâu, bà cho lập làng đến đó. Kết quả có 45 xã thôn, trang ấp được thiết lập trên địa bàn 6 tổng của 4 huyện Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc (Hà Tĩnh) với 3.965 mẫu ruộng cùng nhiều kho lẫm dự trữ lương thực.

Cũng trên vùng đất này, bà đã cho dựng hai chùa Diên Quang (chùa Am) và Tiên Lữ (chùa Lã). Ngày nay những tên đất, tên làng còn đó như núi Vua, Trà Sơn, Am Sơn, Lâm Thao, Nhân Thi, Cận Kỵ, Thượng Bồng, Hạ Bồng, Thường Nga, Lai Thạch… hầu hết các làng này đều lập đền thờ bà. Trong số đó, có hai ngôi đền tiêu biểu là đền Ngũ Long ở núi Vua (xã Đức Lạc) và đền Cả nằm trước bàu Mỹ Xuyên (xã Đức Lập).

Năm Ất Tỵ (1425), khi nghĩa quân Lam Sơn từ Nghệ An tiến vào vùng đất này, biết bà đang khai hoang ở đây, Lê Lợi đã cho đón tiếp bà theo nghi lễ của một bà hoàng. Sau lần gặp gỡ ấy, bà xin hiến lương thực, thực phẩm đã dự trữ bấy lâu cùng nhiều ruộng đất vào công cuộc kháng chiến chống quân Minh đang trong giai đoạn kết và gả công chúa Huy Chân cho Bình Định vương.

Bên phải điện thờ các vị thổ thần và bên trái thờ hoàng hậu Bạch Ngọc - người sáng lập ngôi chùa.

Bên phải điện thờ các vị thổ thần và bên trái thờ hoàng hậu Bạch Ngọc - người sáng lập ngôi chùa.

Chùa Phra Mahathat – ngôi chùa lớn nhất miền Nam Thái Lan

Lán trại của bà trên núi Vua được nghĩa quân xây dựng thành điện Ngũ Long. Dưới chân núi Phượng, lầu Phượng Hoàng cũng được cất lên cho công chúa Huy Chân ở. Huy Chân đã sinh hạ được một người con gái, đặt tên là Trang Từ.

Sau khi hoà bình lập lại, hoàng hậu Bạch Ngọc vào chùa Am xuất gia tu tập. Ít lâu sau công chúa Huy Chân cũng về đây tu hành với mẹ. Còn Trang Từ, khi lớn lên được vua Lê Thái Tổ gả cho Bùi Ban, con trai của tướng Bùi Bị.

Về sau Bùi Ban hy sinh trong trận chiến với quân Chiêm Thành, Trang từ tái giá với Khôi quận công Trần Hồng được 5 năm rồi cũng xin về chùa Am tu với mẹ và bà ngoại.

Hiện sử sách chỉ cho biết ngày mất của hoàng hậu Bạch Ngọc là 22-6 âm lịch; công chúa Huy Chân là 22-3 âm lịch, năm mất không rõ, nhưng có lẽ đều vào khoảng niên hiệu Hồng Đức (1460 - 1497). Trang Từ công chúa mất vào ngày 05 tháng 2 âm lịch, niên hiệu Cảnh Thống (1497-1504).

Kiến trúc - văn hóa đặc sắc chùa Am

Chùa Am là một trong những ngôi chùa cổ kính lớn nhất Hà Tĩnh hiện còn được bảo tồn.

Đại hùng bảo điện chùa Am có diện tích 160m2, xây dựng theo hình chữ công ( I ), mái ngói, tường gạch, gồm 9 gian: 7 gian chính, 2 gian hồi, với 60 cây cột gỗ mít. Trước mái chùa có chạm phượng, trổ long...

Chùa Am là nơi tu hành của 3 vị nữ chúa

Chùa Am là nơi tu hành của 3 vị nữ chúa

Chùa núi Thanh Sơn - phế tích đang được phục hưng

Kiến trúc chùa theo kiểu dáng thời Lê. Đặc biệt nội thất thờ tự được bài trí theo chiều dọc, mặt quay hướng Nam, nóc mái theo kiểu “lưỡng long chầu nguyệt”. Với diện tích nền 160m2, khung mái thiết kế mỗi vì có 6 cột: hai cột cái mỗi cột cao 3,85m, đường kính 0,33m; hai cột con mỗi cột cao 2,9m, đường kính 0,30m; dãy cột hiên chạy bốn phía cao 2,2m, đường kính 0,22m.

Trong chùa, ở hai cột trụ gốc mái phía trước có câu đối chữ Hán:

“Quảng đại cung trường, Am lĩnh tuấn

Hà sa công đức, Hạc giang trường”

Tạm dịch:

“Núi Am cao, đất thiêng rộng lớn

Sông Hạc dài, công đức vô cùng”

Hai câu phía trong:

“Thính pháp văn kinh thông minh nhị mục

Tu nhân hành đạo lợi lạc nhân thiên”

Tạm dịch:

“Nghe pháp hiểu kinh tai tỏ mắt sáng

Theo đạo sửa mình lợi người trời vui”

Trước chùa có sân rộng, lối lên xuống đi hai bên, trước sân có hồ sen nhỏ. Sân chùa có bãi đá mọc như người quỳ lạy, gọi là “Bái Phật - lạy Tăng”. Dưới bên trái là gốc đa cổ thụ có ban thờ Đức Địa Tạng độ cho vong linh các dòng họ gửi vào chùa. Đặc biệt, hai bên đường lên có hai cây đại cổ thụ vài trăm tuổi chầu hướng về chùa. Điểm nhấn quan trọng là ngôi chùa ngồi trọn trên lưng rùa đá cổ (hiện vẫn còn thấy rất rõ di vật khi quan sát bằng mắt thường). Kiến trúc chùa Am - Diên Quang Tự cổ xưa do bà Bạch Ngọc xây dựng đã bị cháy một phần từ thời thực dân pháp nổ súng xâm lược. Đến năm Duy Tân thứ tư năm 1911, chùa mới được phục dựng lại theo nguyên mẫu và còn tồn tại đến ngày nay.

Khu mộ tháp trong khuôn viên chùa ẩn mình dưới những tàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Khu mộ tháp trong khuôn viên chùa ẩn mình dưới những tàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ quý hiếm của Nam Bộ trên đất Sen Hồng

Trong chiến tranh, máy bay Mỹ ném bom liên tục ở bốn phía, nhưng nhờ sự che chở của Phật, sự linh thiêng của Hoàng hậu mà ngôi chùa vẫn đứng vững không hề bị trúng chút bom đạn nào. Tuy nhiên, trong chiến tranh chống thực dân Pháp rồi chống đế quốc Mỹ, công tác bảo vệ chùa không được quan tâm nên chùa và các hiện vật, nội thất thờ tự bị hư hại, mất mát nghiêm trọng, ngay cả tượng đồng của bà Hoàng hậu, đôi hạc chầu, chuông đồng cũng bị mất đi.

Năm 1993, nhân dân và chính quyền xã Đức Hòa đã phục chế tôn tạo lại được một phần chùa Am. Chùa Am được Bộ Văn hóa - Thông tin trao Quyết định số 188 ngày 13 tháng 2 năm 1995 công nhận Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chùa Am là “Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia”. Năm 2000, Nhà nước cấp kinh phí tu sửa, vì thế bước đầu chùa có phần trang nghiêm hơn. Năm 2010, được sự nhất trí cao của các cấp chính quyền địa phương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, sự đồng thuận của nhân dân địa phương, Thầy Thích Chiếu Tuệ đã được cử về trụ trì trông nom, gìn giữ, phát triển ngôi cổ tự chùa Am.

Cũng trong năm 2010, ngôi chùa Am được trùng tu giai đoạn 1 với khuôn viên bên ngoài, kết hợp với kiến trúc chùa cổ tạo thành một khối thống nhất theo đúng kiến trúc cổ Phật giáo là “nội công ngoại quốc” (nội công là chùa cổ kính hình chữ công..., ngoại quốc là các công trình mới trùng tu bao bọc xung quanh tạo thành chữ quốc...)

Năm 2014, với sự đóng góp trí tuệ của các nhà sử học hàng đầu Việt Nam, các nghệ nhân đúc đồng ở Ý Yên - Nam Định, nghệ nhân chạm tam khí tại Đồng Xâm - Thái Bình và sự nhất tâm đồng thuận của các cấp chính quyền cùng người dân địa phương, đặc biệt là con em người dân Đức Thọ đã đóng góp ủng hộ xây dựng thành công lầu Quan Âm với tượng Bồ Tát Quan Âm Tự Tại bằng đồng, chạm khắc rất tinh xảo và linh thiêng để cho mọi người dân chiêm bái và cầu nguyện khi về chùa.

> Xem thêm video "Tu thân theo lời Phật dạy":

loading...