Kiến thức
Cõi âm từ góc nhìn của đạo Phật
Thứ bảy, 22/08/2020 11:06
Phật giáo quan niệm rằng không có cõi âm. Dựa trên quan điểm không có một Đấng tối cao nào có đủ thẩm quyền. Để xét đoán và trừng phạt hành động của con người, trừ chính bản thân họ
Cõi trung ấm hay trung hữu theo Phật giáo có phải là cõi âm hay không?
Lời dạy của Đức Phật
Đức Phật sau khi giác ngộ đã truyền dạy kiến thức về lục đạo luân hồi cho chúng sinh. Trong đó, có thể chia thành 2 nhóm chính là cõi hữu hình gồm người và súc sinh; cõi vô hình là 4 cõi còn lại. Có thể nói, địa ngục và ngạ quỷ chính là 2 cõi thế giới mà người đời vẫn hay cho là cõi âm.
Trong kinh Địa Tạng có viết: “Nghiệp lực là rất lớn, nên chúng sinh đừng cho rằng nếu gây điều ác nhỏ thì chẳng phải là không tội. Sau khi chết, sẽ có quả báo tương ứng với nghiệp lực này”.
Chúng sinh trong cõi âm, họ là ai?
Quay lại với định nghĩa của Phật giáo khi cho rằng cõi âm không tồn tại. Nên thực chất những chúng sinh thuộc cõi địa ngục hay ngạ quỷ theo người đời quan niệm vẫn đang tồn tại song song với chúng ta. Do đó, đôi khi những chúng sinh này có thể tác động đến cõi người, gây ra các hiện tượng như nhập hồn, phù hộ,..
Người thường luôn có thói quen phân chia cõi dương và cõi âm. Trong đó, cõi dương bao gồm người, cùng các loại sinh vật có thể nhìn thấy và hoạt động vào ban ngày. Ngược lại, cõi âm là thứ gì đó bao gồm các thực thể mờ ảo. Mang tính siêu linh và chỉ xuất hiện vào ban đêm.
Cũng theo quan niệm nhân gian, nếu con người chết theo dạng đột tử. Hay gặp phải tai nạn bất ngờ thì sẽ biến thành các dạng gọi là “cô hồn”. Các thực thể này sẽ lưu luyến lại cõi dương. Vì còn lưu luyến nhiều thứ và họ không nghĩ rằng bản thân đã chết.
Thượng tọa Thích Chân Quang thuyết giảng về đề tài Thế giới của người cõi âm
Các tập quán liên quan cõi âm mà Phật giáo không ủng hộ
Nếu nói về sự liên kết giữa 2 cõi này theo quan niệm nhân gian, thì đó là việc cúng bái, đốt tiền vàng mã. Với mong muốn người đã chết nhận được các vật này. Vì mục đích báo hiếu cho tổ tiên hoặc cầu xin điều gì đó từ những chúng sinh này.
Theo giáo lý đạo Phật, sau khi chết được 49 ngày thì vong linh sẽ được chuyển sinh sang 1 kiếp sống mới. Kiếp sống mới này sẽ thừa hưởng tất cả các nghiệp lực chưa dứt của toàn bộ tiền kiếp trước đó. Một số định nghĩa gọi trạng thái trong thời gian 49 ngày trên bằng thuật ngữ “thân trung ấm”
Trong lý thuyết của Phật giáo có nhắc đến 2 khái niệm Cận tử nghiệp và Nguyện lực. Cụ thể hơn, khi ai đó sắp mất nhưng vẫn còn tâm nguyện chưa hoàn thành thì thường ý thức của họ cố gắng ở lại và biến thành Nguyện lực. Nguyện lực này có thể tồn tại qua hàng trăm năm và có thể lưu giữ nhiều phần ký ức về kiếp sống đó của người này.
Thế giới cõi âm nhìn từ giáo lý đạo Phật
Đức Phật từng nói trong vô số kiếp sống mà chúng ta đã trải qua. Thì chúng ta đã từng là người thân, bạn bè với nhau. Vì vậy, chúng ta gần như đều mắc nợ ân tình của nhau. Từ đây sinh ra lưu luyến hay căm ghét, thù hận lẫn nhau. Tất cả các ý niệm này đều có thể khiến ta tự kéo dài thời gian luân hồi của mình. Cũng vì vậy mà Phật giáo không khuyến khích mọi người khóc thương. Khi người thân, bạn bè mất đi, mà nên tuân theo quy luật tự nhiên.
Ngoài ra, đạo Phật cũng có chủ ý khuyên bảo các gia quyến của người đã mất hãy tu tập, tạo phước lành, không sát sinh để hỗ trợ cho quá trình vãng sinh của người đã mất.
Như vậy, Phật giáo quan niệm cõi âm không tồn tại, mà nó chỉ là 1 phần của bánh xe luân hồi và nghiệp lực của từng người sẽ quyết định việc ta sẽ tái sinh vào cõi nào.
Xem thêm video: "Quan niệm của Phật giáo về vong linh":