Hỏi - Đáp

Con đường tu tập của Bồ Tát như thế nào?

Thứ ba, 05/01/2020 06:42

Đặc trưng của vị Bồ Tát là tình thương yêu chúng sinh rộng lớn, nghĩa là thực hành hạnh vị tha, đặt căn bản trên phương pháp tu lục độ vạn hạnh.

>> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Bồ Tát tại đây 

Hỏi: Xin Sư cho con biết hai vị Bồ Tát kế bên Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là ai? Các vị Bồ Tát này có hạnh nguyện như thế nào? Có tất cả bao nhiêu vị Bồ Tát và con đường tu tập như thế nào mới trở thành một vị Bồ Tát? Người tu ở bậc nào thì đã thoát khỏi sanh tử luân hồi. Tại sao đã là Phật, Bồ Tát, nghĩa là đã chứng quả không bị sanh tử luân hồi chi phối lại vẫn phải nhập diệt, điều này có nghĩa là gì? Vậy hiện nay Đức Phật hay Bồ Tát nào là cao nhất? Con xin cảm ơn Sư.

Đáp:

Con đường tu tập của Bồ Tát như thế nào

Trong thế giới Phật, chúng ta được biết Phật A Di Đà là vị Phật được Đức Phật Thích Ca giới thiệu trong các kinh Đại Thừa Bồ Tát Tạng, như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Bảo Tích, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà

Bài liên quan

Nói về hành trạng của Phật A Di Đà như sau: A Di Đà là danh từ phiên âm có gốc từ tiếng Phạn: Amitābha dịch nghĩa là "Vô lượng quang" - "Ánh sáng vô lượng"; amitāyus có nghĩa là "Vô lượng thọ" - "Thọ mệnh vô lượng".

Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong giới Phật giáo Đại Thừa, thuộc Bồ Tát Tạng. Phật A Di Đà là vị giáo chủ cõi Cực Lạc ở phương Tây, trong tông Tịnh Độ tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Tây Tạng, một số ít ở các quốc gia Đông Nam á, Âu Mỹ tín ngưỡng tôn thờ tượng trưng cho từ bi và trí tuệ.

Trong lịch sử Phật giáo Tịnh Độ tông, việc xưng niệm A Di Đà là một mốc phát triển quan trọng. Niệm Phật A Di Đà là một pháp tu dưỡng của Phật tử giúp không phải trải qua vô số kiếp luân hồi mà sẽ được "Đới nghiệp vãng sanh". Nghĩa là sẽ được "Mang theo nghiệp" và "Vãng sanh" về cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Ở Tây Phương Cực Lạc là đã ra khỏi luân hồi nên sẽ được "Bất thối chuyển", kết hợp với cảnh thuận duyên ở cõi Cực Lạc mà tiếp tục tu tập, giải nghiệp và chắc chắn sẽ thành Phật.

Hai vị Bồ Tát kế bên Phật A Di Đà:

Hai vị Bồ Tát kế bên (hầu cận) Phật A Di Đà bên phải từ ngoài nhìn vào là Bồ Tát Quán Thế Âm, bên trái từ ngoài nhìn vào là Bồ Tát Đại Thế Chí. Hai vị Bồ Tát nầy còn gọi là hai vị phụ chính, cộng đồng trách nhiệm cùng với Đức Phật A Di Đà.

Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm lính lễ, cầu nguyện Ngài.

Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm lính lễ, cầu nguyện Ngài.

Bài liên quan

Là vị Bồ Tát thường năng quán xét những khổ não của chúng sanh, những khổ đau trong tăm tối, những tiếng kêu gào thét khóc lóc của chúng sanh, những cuộc sanh tử thăng trầm, lặn hup trong bể khổ mà cứu vớt. Tại Trung Hoa, Việt Nam và các nước lân cận thường thờ cúng Quan Âm bên cạnh các vị Bồ Tát Phổ Hiền, Địa Tạng, Văn Thù Sư Lợi. Đó là bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa.

Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sanh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A Di Đà và trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm 25 với tên Phổ Môn, các công hạnh của Bồ Tát được trình bày thật rõ và được xưng tán công đức. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm được tôn thờ dưới dạng nữ nhân (biểu tượng của tình thương vô biên) và hình dáng mường tượng hình ảnh nữ nhận của trú xứ đó.

Theo sách Phật học Tịnh Độ thì Bồ Tát Quan Âm hiền thánh tại núi Phổ Đà bên Trung Quốc.

Đại Thế Chí Bồ Tát

Đức Đại Thế Chí Bồ Tát do niệm Phật mà chứng viên thông, nhẫn đến tu Bồ Tát đạo giáo hóa chúng sinh đều không rời câu niệm Phật. Chúng ta nên cố gắng noi theo Ngài.

Đức Đại Thế Chí Bồ Tát do niệm Phật mà chứng viên thông, nhẫn đến tu Bồ Tát đạo giáo hóa chúng sinh đều không rời câu niệm Phật. Chúng ta nên cố gắng noi theo Ngài.

Còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ Tát, Đại Tinh Tấn Bồ Tát, Vô Biên Quang Bồ Tát,… thường gọi tắt là Đại Thế Chí. Vi Bồ Tát siêng năng tinh cần làm các Phật sự năng nhọc, gánh vác Phật sự, giúp đỡ người cô bần khó khổ, làm cho người mù được sáng, người què chân được đi, làm cho chúng sanh xa lìa biếng nhác bê trễ, dũng mãnh giúp chúng sanh qua khỏi khó khăn.

Đại Thế Chí là vị Bồ Tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ Tát vì Bồ Tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta Bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.

Phật Thích Ca Mâu Ni
Sự Đại Giác ngộ khiến Đức Thích Ca Mâu Ni đang trong vòng sinh tử trở thành một vị Phật, Ngài không còn bị đóng khung trong những giới hạn của hình tướng con người.

Sự Đại Giác ngộ khiến Đức Thích Ca Mâu Ni đang trong vòng sinh tử trở thành một vị Phật, Ngài không còn bị đóng khung trong những giới hạn của hình tướng con người.

Tất Đạt Đa là tên của Phật khi còn ở hoàng cung, Cồ Đàm hay Sa môn Cồ Đàm, cũng gọi Gotama tức là tôn xưng danh hiệu khác của Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo, là người sáng lập Phật Giáo. Tất Đạt Đa có nghĩa là "người đã hoàn tất ý nghĩa cuộc sống ". Như vậy Tất Đạt Đa Cồ Đàm là tên của vị Phật lịch sử, từng sống trên hành tinh trái đất, là vị Phật ở kiếp hiện tại cõi Nam Thiện Bộ Châu, làm Giáo chủ cõi cõi Ta Bà, còn gọi là Trung Thiên Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Bài liên quan

Năm 29 tuổi (theo Bắc truyền nói 19 tuổi) sau khi công chúa Da Du Đà La hạ sinh một bé trai được đặt tên là La Hầu La, thái tử Tất Đạt Đa quyết định rời khỏi cung điện, cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau. Ngài quyết tâm tìm cách diệt khổ và tìm mọi đạo sư với các giáo pháp khác nhau. Theo truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng thời đó là A La La Ca lam và Ưu Đà La La Ma. Nơi A La La Ca-lam, Tất Đạt Đa học đạt đến cấp Thiền vô sở hữu xứ (không trụ vào đâu), nơi Ưu Đà La La Ma Tử thì học đạt đến cấp phi tưởng phi phi tưởng xứ (không tưởng cũng không phải không không tưởng)

Theo Nam truyền Phật giáo, Đức Phật Thích Ca có 45 năm (theo Bắc truyền nói là 49 năm) hoằng hóa đạo mầu, giảng dạy thuyết pháp độ sanh. Các đệ tử của Phật là những học giả trí thức, giới thương buôn, nhất là giới thương buôn từ đông sang tây trên con đường tơ lụa rất tín ngưỡng Phật. Ngoài ra còn có giai cấp tiện dân chấp nhận lời giáo huấn của Phật nói đều là chân lý, tiến trình tu chứng đạt đến chân lý tối thượng phải trải qua những công thức tu hành thật nghiêm túc để đắc Tứ quả, Phật quả.

Một đời thuyết pháp của Phật, chơn lý tuyệt vời của Ngài được tuyên bố: “Phật chưa từng nói lời nào”. Lời dạy cuối cùng của Phật là: "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, chịu nhiều biến hoại, hãy tinh tiến tu học!". Trước khi niết bàn Phật còn dạy tiếp: “Các ông phải lấy giới luật làm Thầy, giới luật còn là Ta còn, giới luật mất là Ta mất...”

Tại cánh rừng Sala song thọ, ngọai ô kinh thành Câu Thi Na, ném về phía Nam kinh thành, đêm rất tối và tĩnh mịch, Đức Phật nằm nghiêng bên phía hữu, đầu hướng về phía Bắc, mặt hướng về phía Tây và nhập niết bàn. Ngài thị tịch ở tuổi 80 vào năm 544 trước Tây lịch thông qua các mức thiền định, một trạng thái giải thoát hoàn toàn vượt qua những khổ đau, sanh tử luân hồi của cuộc sống thế gian.

Các vị Bồ Tát ngồi hai bên Phật Thích Ca Mâu Ni

Bồ Tát có vị trí ở hai bên Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi bên phải từ ngoài nhìn vào là Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ tuyệt vời của chư Phật, vị thứ hai ngồi bên phía trái từ ngoài nhìn vào là Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho hạnh nguyện của ba đời chư Phật. Hai vị Bồ Tát nầy gọi là Bồ Tát trợ duyên cho Đức Phật Thích Ca hành đạo, hội nhập vào thế giới Ta Bà cứu độ chúng sanh. Nơi nào có 01 Đức Như Lai giáng thế, nơi đó có 02 vị Bồ Tát nầy xuất hiện để hộ trì cho các Đức Như Lai.

Những lời dạy của Phật Thích Ca được chứng minh là lời nói chân thật, lời nói của ba đời chư Phật để giáo hóa chúng sanh bởi 02 vị Bồ Tát nầy.

Bồ Tát Văn Thù
Vì vai trò đặc biệt quan trọng đó mà Bồ Tát Văn Thù đã được tôn vinh là vị Pháp Vương Tử, kinh Tâm Địa Quán thị gọi Văn Thù Sư Lợi là mẹ của chư Phật và hình ảnh của Ngài không những đã rất quen thuộc, gần gũi với quần chúng Phật tử theo hệ thống Bắc truyền từ Ấn Độ đến Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, Việt Nam...

Vì vai trò đặc biệt quan trọng đó mà Bồ Tát Văn Thù đã được tôn vinh là vị Pháp Vương Tử, kinh Tâm Địa Quán thị gọi Văn Thù Sư Lợi là mẹ của chư Phật và hình ảnh của Ngài không những đã rất quen thuộc, gần gũi với quần chúng Phật tử theo hệ thống Bắc truyền từ Ấn Độ đến Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, Việt Nam...

Còn gọi là Văn Thù Sư Lợi, Mạn Thù Thất Lỵ, cũng gọi là Diệu Âm (vị chủ tể của thuyết giảng, vô ngại biện tài), cũng gọi Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Bồ Tát không xuất hiện trong các tạng kinh nguyên thủy, mà xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Kinh Hoa Nghiêm, kinh Thủ Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa, kinh Duy Ma Cật, kinh Tâm Địa Quán…

Trong kinh Bi Hoa nói: Bồ Tát khi xưa là thái tử Vương Chúng, con thứ ba của Luân Vương thời Đức Phật Bảo Tạng. Khi Thái tử phát hoằng thệ ở trước Phật rồi, liền được đổi tên là Văn Thù Sư Lợi, và được thọ ký về sau thành Phật hiệu Phổ Hiện, ở thế giới Thanh Tịnh Vô Cấu Bảo Chi về phương Nam. Lại kinh Văn Thù Bát Niết Bàn nói: “Văn Thù Bồ Tát thị hiện sanh ở nước Xá Vệ, làng Đa La, làm con của Phạm Đức Bà La Môn, Bồ Tát từ hông bên mặt của mẹ sanh ra, thân sắt tử kim, biết nói liền lúc ấy. Lớn lên theo Phật xuất gia

Do lời phát nguyện, Bồ Tát là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói chánh pháp, có lúc lại đóng vai giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư. Vì vai trò đặc biệt quan trọng đó mà Bồ Tát Văn Thù đã được tôn vinh là vị Pháp Vương Tử, kinh Tâm Địa Quán thị gọi Văn Thù Sư Lợi là mẹ của chư Phật và hình ảnh của Ngài không những đã rất quen thuộc, gần gũi với quần chúng Phật tử theo hệ thống Bắc truyền từ Ấn Độ đến Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, Việt Nam...

Văn Thù Sư Lợi với pháp môn niệm Phật

Bài liên quan

Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục nói: “Đời Đường, Pháp Chiếu Đại sư nhờ đức Văn Thù dùng thần lực nhiếp vào thánh cảnh ở non Ngũ Đài. Đại sư đảnh lễ Bồ Tát và thưa thỉnh về yếu môn tu hành. Đức Văn Thù bảo: “Nay ngươi nên niệm Phật, chính là lúc hợp thời, bởi các môn tu hành không chi hơn niệm Phật. Siêng năng cúng dường Tam Bảo, gồm tu phước huệ, hai điều này rất là cần yếu. Đời quá khứ ta nhân cúng dường, quán tưởng và niệm Phật mà được Nhứt Thế Chủng Trí. Cho nên tất cả pháp, pháp bát nhã ba la mật, môn thiền định rất sâu, cho đến chư Phật, đều từ nơi niệm Phật mà sanh. Thế nên biết niệm Phật là vua của các pháp”.

Kinh Quán Phật Tam Muội Hải nói: “Sau khi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát này bỏ túc nhân, tự nói đã chứng được Niệm Phật Tam Muội, tất sanh về Tịnh Độ, Đức Thế Tôn thọ ký rằng: “Ông sẽ được sanh về cõi Cực Lạc”. Bồ Tát liền đọc kệ phát nguyện:

“Tôi nguyện lúc mạng chung. Trừ tất cả chướng ngại. Thấy Phật A Di Đà. Sanh về cõi Cực Lạc. Khi đã về nơi ấy. Thành tựu các đại nguyện. A Di Đà Thế Tôn. Thọ ký cho thành Phật” (Hương Quê Cực Lạc 1960 - Thích Thiền Tâm)

Bồ Tát Phổ Hiền

Bồ Tát Phổ Hiền hay được thờ chung với Phật Thích Ca và Bồ Tát Văn thù sư lợi. Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát.

Bồ Tát Phổ Hiền hay được thờ chung với Phật Thích Ca và Bồ Tát Văn thù sư lợi. Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát.

Cũng gọi Phổ Hiền Bồ Tát - Tam mạn đà bạt đà la, hoặc Tam mạn đà bạt đà - Phổ là biến khắp - Hiền là Đẳng giác Bồ Tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa (Bách khoa toàn thư)

Theo kinh Bi Hoa, Bồ Tát khi xưa là Thái Tử Vẫn Đồ, con thứ tám của Vua Luân Vương, thời Đức Phật Bảo Tạng. Sau khi Thái tử đối trước Phật phát đại nguyện, liền được đổi tên là Phổ Hiền và được thọ ký về sau thành Phật hiệu là Trí Cang Hầu Tự Tại Tướng Vương ở thế giới Trí Thủy Thiện Trụ Tịnh Công Đức nơi phương Bắc (Hương Quê Cực Lạc - HT. Thích Thiền Tâm)

Bài liên quan

Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ Tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ Tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.

Do lời phát nguyện, Bồ Tát Phổ Hiền cùng với Bồ Tát Văn Thù luôn hầu cận một bên Đức Phật Thích Ca, hộ vệ cho những ai tuyên dương giáo pháp của Phật Thích Ca, Ngài có trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Bồ Tát Phổ Hiền hay được thờ chung với Phật Thích Ca và Bồ Tát Văn thù sư lợi. Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát.

Tại Trung Quốc, Phổ Hiền được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát, trú xứ của Phổ Hiền là núi Nga Mi, nơi Bồ Tát lưu trú sau khi cỡi voi trắng sáu ngà (sáu ngà ngụ ý sáu độ, sáu phương pháp tu hành để đạt tới cõi Niết bàn).

Bồ Tát Phổ Hiền với pháp môn niệm Phật

Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Khi Phổ Hiền Bồ Tát khen ngợi công đức thù thắng của Như Lai rồi, liền bảo các Bồ Tát và Ngài Thiện Tài rằng: “Nếu muốn thành tựu công đức ấy, phải tu mười điều hạnh nguyện rộng lớn:

Một là Kính lễ chư PhậtHai là Khen ngợi Như LaiBa là Rộng tu sự cúng dườngBốn là Sám hối nghiệp chướngNăm là Tùy hỉ các công đứcSáu là Thỉnh Phật chuyển pháp luânBảy là Thỉnh Phật trụ ở đờiTám là Thường theo Phật tu họcChín là Hằng thuận các chúng sanhMười là Hồi hướng khắp tất cả.

Mười điều hạnh nguyện rộng lớn của Ngài Phổ Hiền đã được phổ biến diễn giảng vào những năm 1972 tại Viện Phật Học Tịnh Độ Quan Âm Tu Viện, có nhiều chư Tăng thọ giới Bồ Tát, nguyện đốt “liều” , mỗi vị Sư “đốt 03 liều” cúng dường 10 điều hạnh nguyện. Nội dung của 10 điều nguyện là một hạnh nguyện rộng rãi, bậc Bồ Tát đi trong nhân gian, không còn phải chướng ngại trong thế giới sanh tử luân hồi, không bị lặn ngụp trong bể ái sông mê, mà hy sinh cuộc đời vì hạnh nguyện độ sanh.

Nói về quá trình tu chứng của Bồ Tát, có nhiều ảnh hưởng đến pháp môn niệm Phật Tịnh Độ, như trong kinh Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới, Phật dạy: “Nếu có người vì cầu đạo vô thượng bồ đề, ở trong một việc chuyên tâm tu tập, tất sẽ được thành tựu. Ví như có người uống một ngụm nước ở biển cả, tức là đã uống tất cả nước sông trong cõi Diêm Phù Đề. Nếu Bồ Tát có thể tu tập môn Niệm Phật bồ đề hải này, tức là đã tu tập tất cả tam muội, các nhẫn, các địa, các đà la ni (Hương Quê Cực Lạc 1960 - Thích Thiền Tâm)

Phật, Bồ tát có luân hồi không?

Phật là bậc đắc đạo từ trong muôn vạn kiếp, chấm dứt sanh tử luân hồi, nên dù giáng sanh vào thế giới nào cũng vì hạnh nguyện mà đến với chúng sanh, chứ không vì ái dục mà đến với chúng sanh.

Phật đến với thế giới ta bà có ba thân:

Pháp thân: Là thân giáo pháp, phát nguyện hội nhập vào cuộc đời hóa độ chúng sanh, chứ thật ra Phật không có đến có đi, có sanh ra có niết bàn (kinh Đại Bát Niết Ban - Phẩm Như Lai thường trụ)

Báo thân: Khi thị hiện vào đời Phật chấp nhận mang thân quả báo như thân mọi người, nhằm vào chổ để gần gũi chúng sanh và mọi người, độ cho họ tu hành như đức Phật tu hành.

Bài liên quan

Hóa thân: Thân thị hiện, gặp chúng sanh căn tánh như thế nào , Phật thị hiện như thế nấy, không sai không khác. Gặp thế giới loài người thì Phật thị hiện người để độ người, gặp chúng sanh thú cầm thì Phật hiện thân thú cầm độ thú cầm, gặp chúng sanh không hình, Phật thị hiện thân không hình để độ chúng sanh không hình Đắc biệt đến đây Phật không còn đắm nhiễm ái dục.

Phật Thích ca Mâu Ni là vị giáo chủ duy nhất của cõi Trung Thiên, nên gọi Phật là Trung Thiên giáo chủ, cũng gọi thế giới Ta Bà, nên gọi Phật là Ta Bà giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật

Bồ Tát là nhân vật tiêu biểu của Phật giáo Đại thừa. Chữ Bodhi là giác ngộ. Sattva là chúng sanh. Phật tử tu hạnh Bồ Tát, trên thì cầu đạo giác ngộ vô thượng tức là quả Phật, dưới thì phát nguyện độ thoát cho tất cả chúng sinh cùng thành Phật đạo như mình. Đặc trưng của vị Bồ Tát là tình thương yêu chúng sinh rộng lớn, nghĩa là thực hành hạnh vị tha, đặt căn bản trên phương pháp tu lục độ vạn hạnh. Bồ tát ma ha tát, ma ha tát là lớn, vĩ đại. Các bậc Bồ Tát trí cao, đức lớn đều được tôn xưng là Bồ Tát ma ha tát. Cũng gọi là Đại Bồ Tát (từ điển Phật học - Hoa Linh Thọai). Bậc Bồ Tát không còn ý niệm ái dục bước vào sanh tử luân hồi, không vào đời để đam mê sắc dục, trên đường hội nhập các Bồ Tát vì hạnh nguyện lợi tha mà đến với chúng sanh, như: Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát Dược Sư, Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền...

Thân Phật bao la khắp thái hư

Điểm trần lặng lẽ chẳng còn dư

Chớ đem tri kiến nhiều phân biệt

Một niệm hồi quang thấy Đại Từ

loading...