Kiến thức
Con người mong cầu điều gì nhất?
Thứ năm, 03/08/2020 04:52
Có một người không theo đạo Phật hỏi: Chỗ kỳ lạ của con người là gì và con người mong cầu điều gì nhất? Xin thầy nói cho tôi biết được không?
Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người
Thầy trả lời: Chỗ kỳ lạ của con người là mong cầu được sức khỏe dài lâu, mong cầu thời gian quay trở lại và mong cầu được sống bình yên hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Tôi dừng lại một chút rồi nói tiếp, bác đã từng nghe chuyện về Phật giáo, bác ấy trả lời: Tôi chưa từng nghe bao giờ. Vậy trước khi trả lời tiếp, thầy sẽ kể cho bác nghe một câu chuyện đối thoại giữa con người và con sói như sau: Một hôm con người tình cờ gặp chú chó sói, mới hỏi chú có nhà để ở không?
Chú sói trả lời: Dạ không có anh người ạ!
Con người hỏi tiếp: Anh có được cơm no đủ ngày ba bữa ăn và hưởng thụ đầy đủ dục lạc như loài người hay không?
Dạ không có, anh người ạ.
Vậy chú sói có ai đưa đón cung phụng tôn kính như kẻ hầu người ở mỗi khi đi du lịch đó đây hay không? Dạ thưa không, anh người ạ.
Nghe vậy, con người liền bĩu môi rồi chê trách: “Cuộc sống của chú thật là vô nghĩa và buồn tủi làm sao đâu? Sao cái gì chú cũng không có vậy hả?” Hãy tập sống như con người nè, cái gì cũng có.
Sống lạc quan để mình và người hạnh phúc
Chú sói khẻ mỉm cười rồi nói: “Cuộc sống của tôi chỉ là như vậy. Tôi có lý tưởng và mục đích riêng của mình. Tôi là một con sói cô độc nhưng tự do, tự tại trong mọi hoàn cảnh, còn anh là một con người kỳ lạ nhất hành tinh này, vì không có ngôn từ nào để diễn tả hết được loài người như anh. Câu chuyện được dừng lại nơi đây, rồi tôi nói tiếp:
Dạ thưa bác: Hạnh phúc chân thật không phải từ bên ngoài mà có được, nếu có chỉ là vai mượn tạm bợ thoáng qua chứ không thật lâu dài. Tìm cầu, tìm kiếm bên ngoài không phải là chân hạnh phúc thế mà con người có biết đâu? Và thường tự hào mình là thông minh nhất các loài vật, con người ác thì cũng cực ác chẳng ai bằng, ngược lại thì giúp đỡ tha nhân đóng góp lợi ích cho cuộc đời vô số tiện nghi vật chất và tinh thần. Chúng ta đừng lấy tiêu chuẩn của mình để đo lường hạnh phúc của người khác. Vậy hạnh phúc của thế gian là gì? Hưởng thụ năm dục lạc đó là tiền bạc tài sản, danh vọng quyền cao chức trọng, ăn ngon mặc đẹp và ngủ nghỉ thoái mái? Chúng ta đừng thấy mình cao sang hơn người khác, đừng thấy mình quyền cao chức trọng mà hà hiếp trù dập người khác, khi đứng trên pháp luật. Hạnh phúc chân thật là biết bằng lòng với những gì đang có trong hiện tại, biết đóng góp và giúp đỡ nhiều người khác khi mình có quyền hành trong tay.
Khi hạt lúa chưa chín thì đâm thẳng lên trên trời vì bên trong còn bộng lép, khi lúa đã chín do hột nặng trĩu đầy ắp bên trong nên ngả đầu cúi xuống, chào đón khắp thiên hạ. Làm người, khi chức phận càng cao thì phải thể hiện sự bao dung và độ lượng mà đóng góp cho cuộc đời nhiều hơn. Những con người không tin nhân quả, càng có địa vị cao, càng hủy diệt con người không bằng gươm đao hay chiến tranh mà bằng sự ngu si mê muội, lịch sử nhân loại đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Thế cho nên, trần gian này nước mắt con người nhiều hơn nước bốn biển. Khi mới sinh ra thì ta khóc mọi người cười, khi anh ra đi thì nhiều người khóc, khóc vì sao? Vì mất đi quyền lợi riêng tư của chính mình. Sống chết đắp đổi nhau tại thành một vòng tròn không có ngày kết thúc, vì bản chất vòng tròn là một vòng quay cuồng theo năm tháng, không có điểm xuất phát và điểm dừng.
Và điều kỳ lạ của con người là gì?
Con người thật lạ kỳ, khi mới sinh ra họ vội vàng mong cho mau lớn trưởng thành, rồi họ vội vàng trưởng thành, sau đó lại than thở, nuối tiếc muốn quay lại tuổi thơ bé nhỏ xưa kia. Họ dùng sức khỏe để đổi lấy tiền bạc bằng mọi giá, để rồi sau này họ lại dùng tiền bạc để khôi phục sức khỏe. Họ lãng phí thời gian một cách vô ý thức đến khi về già mới tiếc nuối mong cầu thời gian gian quay trở lại. Họ đối với tương lai thì lo lắng bồn chồn, mong mỏi không nguôi, nhưng lại không biết trân quý những gì đang có trọng hiện tại. Chính vì vậy, họ đã đánh mất chính mình, lại không an trú trong hiện tại mà tiếc nuối về quá khứ và mơ mộng ảo huyền một tương lai xa vời mà không bao giờ biết đến đích đến. Ba việc chân chính một đời người là sức khỏe, thời gian và bình yên hạnh phúc. Ai biết trân quý ba điều này thì chẳng phải tìm cầu đâu xa, khi đó dù có gươm bén đang kề trước cổ cũng không hề hấn gì, giống như chém gió xuân mà thôi! Nghe xong, ông già cười ha hả, ra chiều thích thú lắm. Ông ta nói cám ơn thầy, giờ tôi mới biết? Ai biết? Và biết cái gì? Nếu biết thì hãy cho kẻ Tăng lữ này một hèo! Đau quá, đau quá…ui da…ui da. Nhân quả là chân lý sống không thể thiếu trong đời sống con người, mọi thứ có được không phải do toan tính mưu cầu, phải do tích đức hành thiện và tu sửa để hoàn thiện chính mình. Thế gian do không tin nhân quả mới dám làm ác, nhưng khi chợt hiểu ra thì đã quá muộn màng. Tội làm cho con người ngu si mê muội, đến khi phước hết họa đến biến thành súc sinh chịu khổ vô cùng tận, vì nhân quả công bằng mà. Đất nước ta có đến 80% người không tin nhân quả, nên môi trường sống ô nhiễm nặng nề, thực phẩm bẩn tràn lan, nhiều vụ án giết người dã man, đạo đức không còn, tình người mai một, nhà tù không chỗ chứa, bệnh viện nằm giường hai ba. Đất nước trên 4000 năm văn hiến mà lại đau thương đến thế ư!
Đời người đẹp vì những mối nhân duyên
Một kiếp người thoáng qua nhanh, nhưng phải mất vài trăm năm hoặc lâu xa hơn nữa thì con vật mới có thể thành con người trở lại. Nhưng chỉ với vài trăm ngàn đồng hoặc vài triệu đồng không khéo con người sẽ trở thành con vật khi còn đang sống, vì nghiệp ngu si mê muội của mình. Quy luật nhân quả sẽ không chừa bỏ một riêng ai, chúng ta có thề qua mặt luật pháp dưới nhiều hình thức nhưng không thể dối chính mình, mình làm gì mình biết? Thế gian có quá nhiều người ác do không tin nhân quả, nên khi có quyền hành trong tay họ sẵn sàng tán tận lương tâm để vơ vét về cho riêng mình và trù dập người khác. Than ôi! Đạo đức ngày càng suy thối trầm trọng là do đâu? Không thể do thần linh thượng đế hay đấng tối cao nào cả, chỉ do con người thiếu hiểu biết mà ra nông nổi này.
Phật giáo hai triều đại Lý-Trần đã làm nên lịch sử nhờ biết đưa Phật pháp vào đời, phá bỏ các hủ tục giết hại và mê tín. Kêu gọi mọi người tin sâu nhân quả, tránh ác làm lành sống tốt đời đẹp đạo với tinh thần đạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam trên 4000 năm văn hiến. Tiên học lễ, hậu học văn là từ ngữ vai mượn của nền nho giáo Trung Quốc mang nặng sắc thái gia trưởng phong kiến, phân biệt giai cấp và trọng nam khinh nữ, chính vì vậy mà có câu nữ sanh ngoại tộc. Luật phong kiến ngày xưa rất khắc nghiệt, gia đình nào khi trụ cột gia đình chết đi mà không có con trai thì sản bị tịch thu, sung vào công quỹ của vua. Thế cho nên chùa Thiên Khánh:
Tiên học đạo đức làm người, hậu học chữ nghĩa kiến thức
Anh hùng Lý Thường Kiệt khơi nguồn tâm linh, mở trang sử mới cho người dân nước Việt. Phật hoàng Trần Nhân Tông đưa đạo vào đời, phá trừ mê tín làm rạng rỡ tổ tiên.
Phật tử chùa Thiên Khánh, nguyện noi gương Phật Thích Ca Mâu Ni, dấn thân tu học phước huệ trang nghiêm. Dân tộc nước Việt nam, phát huy tinh thần mang đạo vào đời, do hai triều đại Lý-Trần sáng lập.