Sách Phật giáo
Công tác xã hội hóa từ thiện nhân đạo của Phật giáo Hà Nội Nhiệm kỳ (2012-2017)
Thứ hai, 07/12/2017 10:00
Điều quan trọng là người làm công tác từ thiện, nhân đạo không chỉ tài vật cứu trợ đến tận tay những người kém may mắn mà còn là động lực tiếp sức để họ vượt qua mọi khó khăn trắc trở. Cũng chính vì vậy mà khi nhắc đến đạo Phật, người dân thường có ngay trong lòng hình ảnh con người của Phật “Từ bi, trí tuệ”, luôn gắn liền giữa đạo pháp và dân tộc.
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Chư tôn đức chứng minh, Chư tôn đức chủ tọa đoàn.
Kính bạch Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, tăng ni.
Kính thưa Quý vị khách quý, Quý vị Đại biểu.
Kính thưa Đại hội!
Tham gia các hoạt động từ thiện xã hội là một phần không thể thiếu của mọi tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Với nguyên lý “Phụng sự chúng sinh tức là cúng dàng chư Phật”. Với tinh thần từ bi, nhân ái, nhập thế, Phật giáo ngay từ khi có mặt trên đất nước Việt Nam, đã không ngừng vượt mọi khó khăn để đồng hành cùng dân tộc trong mọi chặng đường. Khi đất nước lâm nguy, Phật giáo cùng nhân dân khoác súng lên vai, xông pha nơi tiền tuyến. Khi đất nước hòa bình, Phật giáo lại cùng nhân dân xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc.
Phật giáo len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống, đặc biệt là những nơi nghèo đói nhất, khó khăn nhất, nâng đỡ từng mảnh đời bất hạnh. Bằng các hoạt động từ thiện thiết thực nhất, Phật giáo đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng văn minh, giàu đẹp. Công tác từ thiện đã trở thành truyền thống của Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Tp.Hà Nội nói riêng.
Phật giáo len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống, đặc biệt là những nơi nghèo đói nhất, khó khăn nhất, nâng đỡ từng mảnh đời bất hạnh. Bằng các hoạt động từ thiện thiết thực nhất, Phật giáo đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng văn minh, giàu đẹp. Công tác từ thiện đã trở thành truyền thống của Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Tp.Hà Nội nói riêng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, công tác từ thiện của Phật giáo đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâm và giải quyết. Trong bài tham luận của mình, tôi muốn đề cập đến 2 vấn đề chính: Một là, những thành quả đạt được trong công tác xã hội hóa từ thiện, nhân đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp.Hà Nội, Nhiệm kỳ (2012-2017); Hai là, một số còn tồn đọng cần khắc phục để nhiệm kỳ tiếp theo hoạt động công tác xã hội hóa từ thiện, nhân đạo của Phật giáo Tp.Hà Nội được tốt hơn.
Kính thưa Hội nghị!
Phải nói rằng, công tác xã hội hóa từ thiện nhân đạo của Phật giáo ở Hà Nội có rất nhiều đóng góp tích cực với xã hội nói chung, với Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng, nhằm thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ, độ sinh, khơi dậy tấm lòng nhân ái của toàn thể đồng bào trong cả nước, không phân biệt tôn giáo, giai cấp, cùng chung tay xây dựng Tổ quốc vững bền. Do vậy, nếu mỗi người đều có trách nhiệm ý thức “vô ngã - vị tha - bất lợi vụ” thì đồng bào sẽ bớt nghèo, bớt khổ đau. Chính lẽ đó, hàng nhiều năm qua Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo thành phố Hà Nội đã hoạt động theo hệ thống tổ chức dưới sự lãnh đạo của Ban Trị sự và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như: phát chẩn tại chùa, tặng quà cho gia đình khó khăn neo đơn, cho bà mẹ liệt sĩ, nhận nuôi đỡ đầu các trẻ mồ côi, tàn tật... tham gia xây dựng cầu cống, nông thôn mới hiện nay.
Những việc làm từ thiện, nhân đạo lúc đầu do một vài chùa phát nguyện Bồ đề tâm, sau hoạt động này có kết quả thì các chùa ở địa bàn Hà Nội đã cùng chung sức tham gia mạnh mẽ hơn và phạm vi làm công tác từ thiện cũng phong phú thêm như: phòng khám bệnh, bấm huyệt, châm cứu, bốc thuốc nam, nhà nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật, người già không nơi nương tựa, Tuệ Tĩnh đường, các phòng tư vấn, hỗ trợ người nhiễm HIV, các cơ sở dạy nghề,…Xây nhà tình nghĩa ở Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, hưởng ứng phong trào phát động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động vì người nghèo hàng trăm triệu đồng. Ủng hộ động đất ở Nepal, cứu trợ đồng bào bão lũ lụt các tỉnh phía Bắc. Tặng hàng nghìn suất quà Tết Nguyên đán cho các quận, huyện như: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Trương Mỹ, Mỹ Đức, làng chạy thận, Lê Thanh Nghị, Bạch Mai.
Vào những ngày lễ như: Vu Lan báo hiếu, Phật Đản, Thương binh Liệt sĩ (27/07), các chùa cũng đều thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng… Nhìn chung, những việc làm này đang dần đi vào hoạt động có tổ chức với mô hình nhân rộng trị giá hàng chục tỷ đồng.
Vào những ngày lễ như: Vu Lan báo hiếu, Phật Đản, Thương binh Liệt sĩ (27/07), các chùa cũng đều thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng… Nhìn chung, những việc làm này đang dần đi vào hoạt động có tổ chức với mô hình nhân rộng trị giá hàng chục tỷ đồng.
Do vậy, trong mấy năm qua công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Tp.Hà Nội, tuy nhỏ so với hoạt động của các ban ngành khác, nhưng lại lớn về “tình nghĩa”, “tình người”. Trực tiếp động viên, chia sẻ ngọt bùi với những mảnh đời còn bất hạnh. Điều quan trọng là người làm công tác từ thiện, nhân đạo không chỉ tài vật cứu trợ đến tận tay những người kém may mắn mà còn là động lực tiếp sức để họ vượt qua mọi khó khăn trắc trở. Cũng chính vì vậy mà khi nhắc đến đạo Phật, người dân thường có ngay trong lòng hình ảnh con người của Phật “Từ bi, trí tuệ”, luôn gắn liền giữa đạo pháp và dân tộc.
Trên tinh thần đó, hàng năm Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Thành hội Hà Nội thường xuyên có những hoạt động mang tính tương thân tương ái và luôn ý thức rằng: Làm từ thiện Phật giáo không phải chỉ mang lại của cải vật chất như cơm, áo, gạo tiền...mà là sự động viên về tinh thần rất lớn để người dân không rơi nước mắt trước sự khổ đau. Chính người làm từ thiện là người phải đem tâm từ bi, nhân ái để những mảnh đời bất hạnh hòa nhập được với cộng đồng.
Để có được những thành tựu đáng ghi nhận này và với những việc làm xúc tiến nhanh, kịp thời giải quyết những nhu cầu cấp thiết của người gặp nạn trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực của tập thể tăng, ni, phật tử thành phố Hà Nội, thì vai trò không thể thiếu đó là sự phát động phong trào tham gia công tác từ thiện xã hội của các ban ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp như: Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo và Dân tộc, Hội Phụ nữ…
Đặc biệt phải kể đến sự chỉ đạo sát sao của Ban Từ thiện T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mà cụ thể hơn nữa là sự hướng dẫn tận tụy của Hòa thượng Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp.Hà Nội, đã thường xuyên lưu tâm đến các hoạt động của từng ngôi chùa trong quận, huyện, thị, nên kết quả công tác từ thiện nhân đạo của Phật giáo Tp.Hà Nội khóa 2012-2017 đã đạt được là 93.552.800.000 đồng. Cùng với thành tích đáng ghi nhận của một số quận, huyện, thị tiêu biểu như: BTS GHPGVN quận Hoàn Kiếm, quận Tây Hồ, quận Hoàng Mai, quận Long Biên, huyện Gia Lâm, quận Hà Đông, huyện Phú Thọ...
Nhìn chung, bên cạnh những thành tựu đạt được của công tác xã hội hóa Phật giáo Tp.Hà Nội Nhiệm kỳ (2012-2017) thì vẫn còn một số tồn đọng chưa được giải quyết kịp thời. Theo chúng tôi, sang nhiệm kỳ tiếp theo này chúng ta cần phải khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác từ thiện nhân đạo của Phật giáo Tp.Hà Nội như: Việc làm công tác từ thiện, nhân đạo hiện nay còn lẻ tẻ, manh mún, tự phát, chưa có hệ thống, bài bản.
Nhiều chùa kinh phí còn eo hẹp, không ổn định, chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân nơi sở tại, nên dễ gây ra sự hiểu lầm. Các cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi thì đa phần là tự phát, quy mô nhỏ (nhiều chùa thương tình nhận các cháu mồ côi bị bỏ lại, gửi lại ở chùa hay khu vực xung quanh, …) về nuôi nên điều kiện chăm sóc chưa thực sự được đảm bảo: trong chùa có gì thì ăn nấy hoặc nhờ cậy vào sự quyên góp, giúp đỡ nuôi nấng của các phật tử hay đến chùa hay người dân quanh chùa… Hoặc ở một số cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, người già neo đơn… có quy mô lớn hơn thì lại diễn ra tình trạng quá tải, điều kiện cơ sở vật chất không đủ đáp ứng, đội ngũ làm công tác chăm sóc lại thiếu tính chuyên nghiệp…
Do vậy, theo điều 20, 21 Nội quy Ban Từ thiện Xã hội Trung ương, Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ V tại Đại hội VII (2012-2017), Ngành Từ thiện Xã hội phải được thu về một mối và dưới sự giám sát của Giáo hội, không thể tách rời. Các hoạt động từ thiện không được thiếu sự giám sát của Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Nhiều chùa kinh phí còn eo hẹp, không ổn định, chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân nơi sở tại, nên dễ gây ra sự hiểu lầm. Các cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi thì đa phần là tự phát, quy mô nhỏ (nhiều chùa thương tình nhận các cháu mồ côi bị bỏ lại, gửi lại ở chùa hay khu vực xung quanh, …) về nuôi nên điều kiện chăm sóc chưa thực sự được đảm bảo: trong chùa có gì thì ăn nấy hoặc nhờ cậy vào sự quyên góp, giúp đỡ nuôi nấng của các phật tử hay đến chùa hay người dân quanh chùa… Hoặc ở một số cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, người già neo đơn… có quy mô lớn hơn thì lại diễn ra tình trạng quá tải, điều kiện cơ sở vật chất không đủ đáp ứng, đội ngũ làm công tác chăm sóc lại thiếu tính chuyên nghiệp…
Do vậy, theo điều 20, 21 Nội quy Ban Từ thiện Xã hội Trung ương, Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ V tại Đại hội VII (2012-2017), Ngành Từ thiện Xã hội phải được thu về một mối và dưới sự giám sát của Giáo hội, không thể tách rời. Các hoạt động từ thiện không được thiếu sự giám sát của Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hơn nữa, để công tác từ thiện có thể phát triển hơn và bền vững, Ban Từ thiện Xã hội của Phật giáo Tp.Hà Nội cần hợp lực, nhất tâm trong mọi hoạt động, chủ động phát triển nguồn quỹ. Thay vì từ thiện tự phát, mạnh ai người đấy làm như hiện nay, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương cần tập trung mọi nguồn lực, lên kế hoạch phân bổ hợp lý. Thay vì thụ động chờ đợi sự quyên góp của phật tử, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp… như hiện nay, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương cần chủ động hơn trong việc gây quỹ, phát triển quỹ hoạt động. Như vậy, mới thực sự là làm từ thiện chuyên nghiệp và hiệu quả.
Kính chúc Chư tôn đức quý vị đại biểu mạnh khỏe, kính chúc Đại hội thành công viên mãn.
Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát!
Ni sư Thích Đàm Lan, Trưởng Ban Từ thiện Thành hội Phật giáo Hà Nội
Tham luận tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII
Tham luận tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII