Đức Phật

Đặc tính hoằng pháp của Đức Phật

Thứ năm, 26/09/2019 02:00

Với trí tuệ siêu phàm, Đức Phật đã hóa độ vô số thành phần trong xã hội với vô số phương thức khác nhau. Tùy vào bối cảnh, đối tượng mà Ngài tùy cơ giáo hóa. Ngài không bao giờ đặt ra những bài học hay công thức cho việc truyền pháp.

 >>Những câu chuyện hay về cuộc đời Đức Phật nên đọc

Ở đây có thể rút ra một vài phương thức được tìm thấy trong cuộc đời hoằng pháp của Ngài.

1. Tính nhất quán:

Cuộc đời hoằng pháp của Đức Thích Ca được nhân loại chiêm ngưỡng, khảo nghiệm dưới nhiều góc độ: giải thoát học, tôn giáo học, khoa học, triết học, sử học...

Cuộc đời hoằng pháp của Đức Thích Ca được nhân loại chiêm ngưỡng, khảo nghiệm dưới nhiều góc độ: giải thoát học, tôn giáo học, khoa học, triết học, sử học...

Bài liên quan

Nước trong bốn bể vô lượng, nhưng chỉ có một vị duy nhất - vị mặn. Cũng vậy, giáo lý của Đức Phật nhiều vô số, nhưng chỉ có một vị duy nhất - vị giải thoát. Bốn mươi lăm năm truyền đạo của Ngài là 45 năm khai mở đạo mạch giải thoát để tưới nhuần cho muôn loài, giải thoát khỏi tham, sân, si; giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Dưới cặp mắt của bậc Đại Giác, thế giới này là vô thường, cuộc sống này là vui ít khổ nhiều, con người này là vô ngã. Đây là ba dấu ấn để thẩm định lời dạy của Đức Phật. Một bản kinh, một bài kệ thiếu những dấu ấn này được xem là không phải lời Phật thuyết. Những ai chấp nhận rằng thế giới này là thường còn, cuộc sống này là hạnh phúc, con người này là thật ngã, thì không bao giờ đặt được chân lên bờ giải thoát. Cho nên, dù kinh điển có nhiều, pháp môn tu có nhiều, nhưng chỉ có một mục đích duy nhất là đưa ta đến sự giải thoát tối thượng.

2. Tính ảnh dụ thực tiễn:

Đức Phật chỉ là một con người, nhưng là con người kết tinh của vô vàn tinh hoa tuyệt mỹ của nhân loại.

Đức Phật chỉ là một con người, nhưng là con người kết tinh của vô vàn tinh hoa tuyệt mỹ của nhân loại.

Bài liên quan

Có lẽ đây là phương thức phổ biến nhất trên đường hoằng pháp của Đức Phật. Hầu như các bộ kinh Đức Phật thuyết đều ít nhiều mang đặc tính này. Cho đến ngay cả các tên kinh đều là biểu hiện của tính ảnh dụ, chẳng hạn như: kinh Ví dụ tấm vải, kinh Mật hoàn, kinh Gò mối, kinh Ví dụ cái cưa, kinh Dụ dấu chân voi, kinh Ví dụ lõi cây... Những bộ kinh này, Ngài đưa ra những ảnh dụ thực tiễn, cụ thể để làm sáng tỏ lời dạy của Ngài. Chẳng hạn như kinh Ví dụ con rắn, số 22 trong Trung Bộ I, Ngài dạy các dục ví như đầu rắn; người học giáo lý áp dụng cho việc tu hành mà không nắm được những pháp môn căn bản, cũng như bắt rắn mà không biết cách bắt sẽ bị rắn cắn.

3. Tính bất biến-tùy duyên:

Cuộc đời hoằng pháp của Đức Phật là bức thông điệp muôn thuở cho con người khảo nghiệm, nghiên cứu, thực hành.

Cuộc đời hoằng pháp của Đức Phật là bức thông điệp muôn thuở cho con người khảo nghiệm, nghiên cứu, thực hành.

Bài liên quan

Tính bất biến-tùy duyên dạy ta có thể uyển chuyển trong mọi tình huống để làm việc đạo, nhưng không đánh mất tính chất thật của mình. Nhờ phương thức này mà giáo lý của Đức Phật dễ dàng có mặt ở mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh, đi đến đâu cũng dễ thích nghi, phù hợp với nơi đó. Đức Phật, với tinh thần này, rất linh hoạt trong mọi hoàn cảnh để thực hiện việc truyền bá chánh pháp. Nhờ vào tinh thần này mà Phật giáo mang nhiều màu, nhiều vẻ nhưng không đánh mất chất Phật - bản thể của đạo. Phật giáo Việt Nam không giống Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Trung Hoa không giống Phật giáo Thái Lan (tùy duyên), nhưng tất cả các hình thức Phật giáo đều thể hiện tinh thần từ bi, bình đẳng, giải thoát của Đức Thích Ca (bất biến).

4. Tính khế lý-khế cơ:
Đức Phật, một con người hùng vĩ xuất hiện trong thế giới thường nhân, với trí tuệ siêu xuất thể hiện qua ngôn ngữ, văn tự thường tình đã gây âm vang chấn động trong lịch sử tôn giáo và triết học.

Đức Phật, một con người hùng vĩ xuất hiện trong thế giới thường nhân, với trí tuệ siêu xuất thể hiện qua ngôn ngữ, văn tự thường tình đã gây âm vang chấn động trong lịch sử tôn giáo và triết học.

Bài liên quan

Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà Đức Phật ứng dụng trong việc hoằng pháp độ sinh. Tính khế lý dạy ta phải nắm vững chân lý, quy luật vận hành của thế giới nhân sinh. Tính khế cơ dạy ta phải biết áp dụng chân lý sống đúng thời, đúng lúc, đúng đối tượng; đặc biệt hiểu được căn cơ, trình độ và tư tưởng của đối tượng để theo đó sử dụng những "khế cơ" trình độ và tư tưởng của đối tượng để theo đó sử dụng những "khế cơ" thích hợp áp dụng cho đối tượng. Tính khế lý-khế cơ khi mới khảo sát, nó gần giống với tính bất biến-tùy duyên, nhưng nghiên cứu kỹ thì hai phương thức này khác nhau. Tính tùy duyên-bất biến dùng để áp dụng trong bối cảnh không gian-thời gian; trong khi đó, tính khế lý-khế cơ dùng ứng dụng cho đối tượng là con người. Cũng là giáo lý vô thường (bất biến), nhưng có lúc Đức Phật xem nó như một dòng chảy, có khi Ngài nhìn nó như sự bốc cháy (tùy duyên). Vô thường là chân lý tồn tại khách quan trong cuộc sống (khế lý), Đức Phật xét thấy cơ bản, trình độ của 3 anh em ông Uruvela Kassapa - những Bà La Môn thờ lửa - có thể thích hợp với giáo lý này, Ngài đã thuyết giảng cho họ một bài pháp rất vô thường, rất tâm lý (khế cơ): tất cả đều đang bốc cháy, đang thiêu hủy. Sau bài pháp này, 3 anh em Kassapa và 1.000 đệ tử của họ đều quy y Phật. Như vậy áp dụng tính khế lý-khế cơ đòi hỏi hành giả phải có tuệ nhãn sâu sắc hơn để tùy đối tượng trí, ngu mà ứng dụng giáo lý cao thấp để hóa độ.

Nguyên Hân

loading...