Chùa Việt
Đại Từ Ân: ngôi chùa và trường Phật học trong khu đô thị mới
Chủ nhật, 18/06/2020 08:07
Với vị trí nằm ngay tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội và hệ thống kết nối giao thông rộng rãi, hiện đại, nên không quá khó để tìm đến chùa Đại Từ Ân. Chùa không chỉ là nơi thờ tự mà còn là nơi đào tạo tôn giáo với thường xuyên hơn 300 tăng ni sinh hoạt, học tập tại chùa.
Chùa Từ Hiếu - Ngôi cổ tự độc đáo bậc nhất xứ Huế
Chùa Đại Từ Ân được khởi công xây dựng vào ngày 09/5/2010 trên diện tích 2 hecta. Tên chùa Đại Từ Ân được Trưởng lão Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ đặt. Trước chùa, pho đại tượng đức Phật A Di Đà (cao 25m) tôn trí ở giữa một công viên rộng lớn, thoáng đãng.
Theo lời Thượng tọa Thích Tiến Đạt, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, trụ trì chùa Đại Từ Ân cho biết, đây là ngôi chùa đầu tiên rộng 2ha được xây dựng trong một Khu đô thị mới rộng 45 ha, không những thỏa mãn nhu cầu tâm linh cho dân cư trong Khu đô thị mà còn cho cả dân cư quanh vùng và khách thập phương.
Chùa cổ ở Bình Thuận lưu giữ bộ kinh khắc gỗ độc nhất Việt Nam
Hai bên các bậc cấp dẫn lên cổng tam quan, chùa đặt tượng 5 cặp linh thú quỳ chầu: voi, trâu, tê giác, ngựa và sư tử (theo mẫu tượng 5 cặp linh thú quỳ chầu bằng đá sa thạch thời Lý đặt tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh; bộ tượng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia năm 2017).
Sau tam quan là tòa Phạm vũ hai tầng uy nghiêm, khang trang, mỹ lệ. Ở giữa các bậc thang lên tòa Tam Bảo là bản Bát Nhã tâm kinh khắc bằng chữ Hán.
Phật điện được bài trí trang nghiêm, tôn trí các tượng: Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn, Thích Ca Tam Tôn, Tuyết Sơn, tòa Cửu Long, Bồ tát Di Lặc, Tôn giả Ca Diếp, Tôn giả A Nan; các ban thờ: tượng đức Phật nhập Niết Bàn, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp, Minh Vương, Tôn giả A Nan và Trưởng giả Cấp Cô Độc.
Chùa còn có nhiều công trình khác như: nhà Tổ, nhà Tăng, giảng đường, trai đường, bảo tháp … Đặc biệt, nội thất tòa Tam Bảo và nhà Tổ sử dụng toàn bộ bằng gỗ lim của Lào.
Đây là nơi đặt Trường Trung cấp Phật học thành phố Hà Nội với thường xuyên 300 Tăng Ni sinh sinh hoạt, học tập, nên còn có các phòng: Ban Giám hiệu, văn phòng, phòng học, giảng đường, thư viện, khu nội trú …
Những năm qua, chùa đã tổ chức các khóa tu Tịnh độ hàng tháng của hàng phật tử tại gia cũng như tổ chức các Pháp hội, các lễ trọng của Phật giáo: Phật đản, Vu Lan, Khánh đản Phật A Di Đà, Phật thành đạo … mỗi lần tổ chức có đến khoảng 10.000 người tham dự.
> Xem thêm video "Biểu tượng hoa đăng trong Phật giáo":