Kiến thức
Danh hiệu Quán tự tại là của ai?
Thứ ba, 15/07/2021 12:38
Chúng ta thường nghe nhà Phật lấy từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa. Vị Bồ tát hiện thân ở nhiều cõi trần gian với nhiều hình dáng khác nhau, phải kể đến Quan Âm Tống Tử, Quan Âm Diệu Thiện,... Vậy danh hiệu Quán tự tại là của ai?
Quán Tự Tại là ai?
Quán Tự Tại hay Quán Âm Tự Tại là một trong những danh hiệu của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán tự tại ý nghĩa rằng: Chỉ cần bạn biết quán chiếu chính mình, nhận chân được rõ ràng chính mình, thì ngay giờ phút đó bản thân dã tự tự, đạt được thành tựu. Chỉ cần tâm mình tự tại thì tất cả mọi cảnh giới tất sẽ tự tại, mọi sự lý tự nhiên sẽ trở thành tự tại mà thôi. Đứng trước nhân ngã, thị phi bạn giữ được thân tâm tự tại? Đứng trước danh lợi phú quý chúng ta vẫn bảo trì được tâm an tĩnh, tự tại? Hoặc đứng trước sinh, lão, bệnh, tử, liệu chúng ta có giữ vững được tâm thái an nhiên tự tại?
Trong cuộc sống nếu tâm trí chúng ta không thướng tồn an tĩnh, tự tại, thì cho dù sự nghiệp có nhiều tiền của cũng chỉ là gia tăng thêm sự trói buộc mà thôi. Lại nữa nếu đứng trước 8 ngọn gió: tán dương ca tụng, hiềm khích, hủy báng, danh dự, lợi dưỡng, suy tàn khổ đau và khoái lạc độc hại kia lốc thổi mà tâm ta vẫn không bị lay động thì chúng ta đã thành tựu được đức hạnh tự tại.
Phật tử nên gọi là Quán Âm Bồ tát hay Quan Âm Bồ tát?
Ngài có tên là Quán Tự Tại Bồ Tát bởi vị Bồ Tát này có khả năng quan sát tất cả các công đức hợp lại với chúng sinh, các Pháp tự do tự tại. Từ đó, khiến chúng sinh rời xa được bể khổ cũng như đạt được sự an nhiên, niềm vui hỷ lạc của cuộc sống. Có lẽ, cũng vì vậy mà Ngài được biết đến là một “Bậc có uy lực xem xét, có thể bảo hộ chúng sinh”.
Ngài còn là một vị Bồ Tát quán rõ các Pháp trên thế gian này đều là huyễn hóa. Đồng thời, Ngài cũng có thể điều dụng được toàn bộ Danh Pháp ở trên thế gian một cách vô ngại nên đã đạt đến quả Tự Tại. Hơn nữa, do Ngài quán biết căn cơ của toàn bộ chúng sinh, nên sự giáo hóa cũng đạt đến Tự tại. Tất thảy những lý do trên, vì vị Bồ Tát này có đầy đủ sự Bi trí, lý sự vô ngại nên mang tên là Quán Tự Tại.
Ngoài ra, hồng danh Quán Tự Tại Bồ Tát dùng để chỉ các bậc Giác hữu tình đang tu hành pháp môn Quán chiếu thật tại để hoàn thành Tuệ giác siêu việt, hoặc danh hiệu này dùng để chỉ vị Bồ Tát, ở cảnh Lý Sự Vô Ngại, quán đạt tự tại.
Đức Quan Âm hiện hữu giữa lòng cuộc đời
Bồ tát Quán Tự Tại soi thấy năm uẩn đều không, nhờ đó mà được tự do, giải thoát và vượt qua mọi khổ ách. Sắc thân có mặt là do nhiều yếu tố kết hợp lại hình thành, và nó luôn luôn biến chuyển không ngừng. Những cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức cũng vậy, không có tự thể riêng biệt cố định, chúng chỉ nương vào nhau mà hiện khởi. Sự sinh diệt, đổi thay là quy luật tất yếu muôn thuở của cuộc sống, bạn không thể nắm giữ lại cái gì cho riêng mình và cũng không có cái gì tồn tại lâu dài cho bạn nắm bắt. Nếu bạn quán chiếu được như thế thì bóng dáng của phiền não tham sân si không có cơ hội sinh khởi, bạn dễ dàng vượt thoát mọi khổ đau trói buộc, sống an nhiên tự tại giữa cuộc đời, và sự thành tựu này chính là hành trạng tự lợi, lợi tha của một vị Bồ tát đích thực trong cuộc đời.