Kiến thức
Đánh thức tiềm năng “sẽ thành Phật”
Chủ nhật, 09/08/2020 10:21
Ngay sau khi thành đạo nơi cội bồ đề vào đêm Rằm tháng Tư năm 588 – trước Tây lịch, đức Phật Thích ca Mâu ni đã nói lời xác quyết rằng Ngài đã thành Phật và chúng sinh cũng sẽ thành Phật.
Bằng cách nào tôi trở thành Phật tử?
Ngay sau khi thành đạo nơi cội bồ đề vào đêm Rằm tháng Tư năm 588 – trước Tây lịch, đức Phật Thích ca Mâu ni đã nói lời xác quyết rằng Ngài đã thành Phật và chúng sinh cũng sẽ thành Phật.
Như vậy, đối tượng thành Phật là chúng sinh mà “chúng sinh” theo Phật giáo đang tồn tại trong sáu cõi giới, gọi là “sáu nẻo luân hồi” hay Lục đạo luân hồi gồm: cõi thiên, cõi nhân, cõi Atula, cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ và cõi súc sinh. Chúng sinh trong các cõi ấy đều ẩn chứa tiềm năng giác ngộ để thành Phật. Giáo lý đạo Phật chỉ rõ trong sáu cõi giới ấy thì chỉ có cõi nhân – tức thế giới con người chúng ta mới có đủ điều kiện thành Phật so với các cõi giới khác. Cho dù cõi trời (cõi thiên) có cuộc sống cao hơn cõi nhân, chúng sinh ở cõi trời luôn có cuộc sống sung sướng hơn nên khó nhận ra chân tướng khổ đau, nguyên nhân dẫn đến khổ đau nên khó tu, khó chứng quả. Còn chúng sinh ở cái cõi giới như Atula, địa ngục, ngạ quỷ… lại ít trí tuệ, ngu si, tăm tối nên ít có cơ hội nắm được giáo lý Phật đà. Chỉ ở cõi nhân – tức là loài người chúng ta được gọi là loài hữu tình, loài có tình thức mới đạt được vị trí “tối thắng” hơn mọi chúng sinh khác để tu chứng giác ngộ thành Phật. Thế nên, được thác sinh thành người là niềm hạnh phúc hiếm hoi, phải biết trân quý nó. Đức Phật dạy “Nhân thân nan đắc”, được làm người là khó, để mỗi chúng ta thấy được phúc duyên “được làm người” mà gắng tu để giác ngộ Thánh quả như Ngài.
Từ tin Phật đến thành Phật mất bao nhiêu thời gian?
Cũng cần nhớ chúng ta đang là Phật đương lai – tức “Phật sẽ thành” chứ chưa phải “đã thành Phật”. Cứ ngộ nhận đã thành Phật là tội lớn mà nhà Phật cho là “Đại vọng ngữ” là “Ám chứng thiền sư”.
Tính từ Phật Thích ca thành đạo đến nay, nhân loại chưa xuất hiện một vị Phật nào khác. Cho dù đức Phật Thích ca có dạy rằng: Không chỉ có Ngài là người duy nhất có khả năng thành Phật mà ai ai cũng bình đẳng trước chân lý. Trước Ngài cũng từng có những vị Phật xuất hiện gọi là Phật quá khứ và sau Ngài sẽ là đức Di Lặc giáng sinh kế tiếp nên mới có danh hiệu là “Đương lai hạ sinh Di Lặc tôn Phật”. Thế nên Bồ tát Thường Bất Khinh trong Kinh Pháp Hoa khi gặp ai cũng lễ lạy, ngợi khen, kể cả khi bị đánh chửi, ném đá, Ngài cũng không sờn lòng để luôn lo trồng căn lành, giữ niềm tin bất thoái chuyển cho mình và cho người, rằng “Quí vị đều sẽ thành Phật”.
Sự nhất mực tin lời Phật dạy: Ai cũng sẽ thành Phật của vị Bồ tát Thường Bất Khinh này là nhằm đánh thức chủng tử Như Lai, tức hạt giống Phật. Thế nên giáo dục Phật giáo không gì hơn là: Giáo dục đánh thức – làm thức dậy Phật tính là tính sáng suốt hằng có nơi mỗi con người. Vì thế Phật tính còn được gọi là Như Lai chủng trí – tức là hạt giống Phật. Phật tính cũng được nhắc tới hầu hết trong các bộ Kinh Đại thừa như: Hoa Nghiêm, Bảo Tích, Pháp Hoa, Di Đà, Bi Hoa… với nhiều ẩn dụ như: Viên ngọc trong chéo áo, vừng nhật tròn đầy, gương trí tuệ và Phật tính cũng không phải gì khác, đó là Tâm.
Cái vầng nhật tròn đầy rộng lớn sáng bao la ấy lại luôn bị “lớp lớp mây mù che khuất không lộ ra được”. Lớp lớp mây mù ấy được cấu trúc bằng tam độc tham, sân, si kết tập trong nghiệp quả, luân hồi.
Đọc sách học Phật để trở thành Phật
Phật Thích ca thiền định 49 ngày đêm nơi cội Bồ đề rồi chứng được Tam minh Lục thông, xóa tan màn vô minh tăm tối của nghiệp chướng luân hồi, từ vô lượng kiếp của Ngài, từ đó hiển lộ Phật tính sáng suốt. Thế nên Phật giáo thường ẩn dụ rằng: Phật giáo có một vũ khí duy nhất là gươm trí tuệ và một kẻ thù duy nhất là giặc vô minh.
Như chúng ta đã biết, đức Phật lịch sử từ khi sinh ra đến khi thành đạo, độ sinh và nhập diệt, chúng ta thấy Ngài cũng mang thân tứ đại (đất – nước – gió – lửa) như bao người bình thường khác. Do nỗ lực tu hành mà đạt quả vị Phật rồi nói lời xác quyết ai cũng sẽ thành Phật thì quả vị thành Phật không còn gì là bí hiểm, xa lạ đối với con người nữa rồi. Ngài dạy rằng: chỉ cần tập trung tư tưởng, giữ gìn giới luật, phát huy thiền định đúng Chính Pháp sẽ chứng được tam minh lục thông, có được năng lực thành Phật như Ngài.
Tính nhân bản được bắt đầu từ Phật Thích ca Mâu ni bởi con người ấy đã trở thành siêu việt khi khám phá được sự toàn năng trọn vẹn ở ngay chính con người bằng xương, bằng thịt và rồi Ngài đã đánh thức nó bằng việc trả thẩm quyền làm chủ cuộc đời chính mình cho mỗi con người trong cả ba thời: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai. Vì thế vị Giáo chủ này đã không xây dựng Giáo quyền và cũng không tự xưng là Đấng cứu tinh nhân loại mà chỉ nhận là Người thầy chỉ đường. Thế nên chữ Đạo trong đạo Phật chỉ đơn giản là con đường. Con đường hành thiện mà đơn vị đo chiều dài ấy không phải là ki lô mét đâu mà bằng… đời sống có ý nghĩa, đời sống phạm hạnh. Từ đức Phật lịch sử ấy ta thấy sự “hoát nhiên đại ngộ” của Ngài không phải là một cái gì “bí hiểm” và cũng không phải… ngẫu nhiên chút nào. Điều ấy khích lệ chúng ta có được niềm tin tuyệt đ về những giáo huấn của Ngài, bậc Toàn giác, đại đạo sư của trời và người (Thiên nhân sư).
Lòng thành cúng mảnh vải thừa được thọ ký thành Phật
Thánh ngôn: Chúng sinh sẽ là Phật cũng đã công khai bác bỏ thẩm quyền Thượng đế Phạm thiên (Brahma), phủ nhận sự hiện hữu của một đấng tạo hóa toàn quyền sinh sát và một Atman bất tử. Quan niệm trí tuệ con người có được là “nhờ Thượng đế mặc khải qua Atman” cũng bị xóa bỏ.
Vì thế, về chung cuộc, có thể nói rằng: Thánh ngôn đầu tiên cho đến Kim ngôn cuối cùng của đức Phật tuyên thuyết được ghi lại trong thiên kinh vạn quyển, không gì hơn là chỉ nhằm một mục đích duy nhất đó là khơi dạy tiềm năng thành Phật nơi mỗi con người. Tiềm năng vốn có ấy gọi là “Phật tính” – tính sáng suốt hằng nhiên của con người mà “ở thánh không tăng, ở phàm không giảm” bình đẳng như nhau. Cho nên có thể nói: Đạo Phật chính là con đường phát triển và tiến bộ đến vô hạn của con người – nó bao trùm tất cả, vượt lên tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, thiên nhiên, con người và thế giới trong các lĩnh vực vật lí, nghệ thuật, tâm lý, sinh học, đạo đức học và cả… thi ca, với bề sâu cũng như chiều rộng; nó xuyên suốt và dung thông mọi ngành khoa học và nối kết các nền văn minh, văn hóa khác nhau.
20 quy tắc Niệm Phật thành Phật
Cũng cần hiểu rằng sự tiến bộ vô hạn của đạo Phật khác với sự tiến bộ luôn bị giới hạn của thế tục bởi lẽ, sự tiến bộ về phương diện vật chất, tình cảm, ý thức… Khi tới một mức độ nào đó sẽ bị dừng lại và… luẩn quẩn bởi chính những giới hạn của vật chất với thực thể Ngũ uẩn của con người. Điều này cần phân biệt cho rõ. Muốn vậy, cần hướng tới sự hiểu biết về Tam tuệ và Tam vô lậu học, là những môn học cơ bản của đạo Phật.
Đương nhiên, Phật sẽ thành là một tiềm năng giác ngộ vẫn còn… xa lắm với mỗi con người chúng ta trong một thế giới đầy bất ổn bây giờ. Mặc dù vậy, hãy cất bước ngay từ hôm nay. Bởi có đi thì mới tới, thế nhưng “sự học” mênh mông quá! Không biết sẽ bắt đầu từ đâu? Đạo Phật đã chỉ bày tường tận lắm: Hãy từ hiếu thuận với cha mẹ mà bắt đầu, bởi phước báu thứ nhất là phước báu Nhân thiên. Trước phải là người tốt sau mới có thể học Phật, tu Phật được. Như vậy: Đánh thức tiềm năng giác ngộ thành Phật của con người luôn là cứu cánh đầu tiên mà cũng là mục đích tối hậu của giáo lý Phật đà.
Hãy tinh tiến!
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 5/2020
> Xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":