Kiến thức
Đạo đức và tri thức cái nào quan trọng hơn?
Chủ nhật, 30/08/2020 10:34
Đã từ rất lâu, môn đạo đức đã được đưa vào giảng dạy tại ghế nhà trường như là một kiến thức cơ bản mà bất cứ ai cũng đều phải học. Như vậy, có thể xem đạo đức nằm trong chuỗi những tri thức mà bất cứ người nào cũng có được hay không?
Câu trả lời là không vì giữa đạo đức và tri thức vẫn có ranh giới của sự khác biệt.
Sự khác nhau giữa Đạo Đức Và Tri Thức
Tri thức theo năm tháng sẽ được chúng ta tiếp thu, trau dồi mà không giới hạn tuổi tác. Vì ở mỗi lứa tuổi, chúng ta sẽ học hỏi được những kinh nghiệm, kiến thức khác nhau. Nhưng xét về mặt đạo đức, khái niệm này phải được chúng ta lĩnh hội từ nhỏ và thực hành bằng trái tim mới hiểu được sâu sắc được.
Có 2 câu ca dao mà ai trong chúng ta cũng đều quen thuộc :
“Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Đạo đức người thầy trụ trì – niềm tin Phật tử
Trên mặt tri thức, chắc chắn rằng ai cũng đều biết nuôi con rất cực. Điều này không ít sách vở đã đề cập đến. Và chúng ta một cách trực tiếp hay gián tiếp đã được tiếp thu kiến thức này qua các bài học hoặc từ mọi người xung quanh mình. Nhưng liệu chưa trở thành một ông bố bà Mẹ thì bạn có hiểu sâu sắc, đầy đủ ý nghĩa những câu ca dao trên không ? hay chỉ là cái “biết” hạn hẹp của tri thức mà hoàn toàn chưa thông suốt được thông điệp lớn lao trong đó. Nhắc đến ngọn núi Thái Sơn, ai cũng sẽ nói lên được “ ừ núi này hùng vĩ và cao lắm” nhưng chỉ những người đã thực sự vất vã bỏ công sức, thời gian leo đến tận đỉnh núi mới cảm nhận trọn vẹn được cái “ cao và hùng vĩ “ này. Tương tự đối với “nước trong nguồn chảy ra “ mênh mông , lai láng , không có điểm dừng mà lý thuyết ai cũng “biết” được nhưng nếu đã có cơ hội trở thành một người Mẹ thì chắc hẳn rằng cái “ biết” này của bạn đã sâu sắc hơn rất nhiều.
Bạn thấy không, chỉ vỏn vẹn 2 câu ca dao đơn giản vậy thôi mà mất gần một đời người để học hiểu, thì còn bao nhiêu thứ nữa trong cuộc sống mà chỉ có tri thức thôi ta sẽ không cảm nhận hết được.
Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh có đạo đức cho người xuất gia
Đến với một ví dụ khác,một trong những đức tính đạo đức luôn được đề cao là trong xã hội là việc từ thiện, san sẻ giúp đỡ người khó khăn. Trên mặt tri thức, bạn có thể lý luận rằng:”tôi nên nhìn mặt mà chọn giúp những ai có khả năng chi trả cho tôi sau này. Còn giúp đỡ những người quá nghèo khó thì coi như mất, không lấy lại được gì.” Vâng, lý luận này là hoàn toàn “hợp lý”, nhưng nếu tôi nói vào : “ bạn nên chọn người thực sự khó khăn, cần sự giúp đỡ vô điều kiện từ phía bạn, như vậy bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, bình an hơn trong tâm hồn. Bên cạnh đó, bạn sẽ tạo được nhiều phước báu cho đời này và đời khác nữa,…” . Nếu chưa thực hành bằng cả tấm lòng bạn sẽ thấy những gì tôi nói trên thật trống rỗng , mơ hồ, “ bất hợp lý”. Đơn giản vì tri thức được lý luận bằng lý trí còn đạo đức chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim.
Đạo đức và tri thức cái nào quan trọng hơn
Nói đến đây, tôi tin mọi người đã có khái niệm rõ ràng hơn về đạo đức và tri thức , nhưng lại có một câu hỏi được đặt ra: “ Đạo đức và tri thức cái nào quan trọng hơn ?” hoặc “ giữa người tài và người đức bạn sẽ chọn người nào ?” Theo tôi, cả hai câu hỏi này khá khập khiễng và không đúng trong xã hội. Vì không ai trong chúng ta sống mà thiên hướng 100% về đạo đức hay tri thức cả. Để hiểu hơn về điểm này, ta hãy cùng nhau xét 2 khả năng bất toàn của con người: có tri thức, thiếu đạo đức và có đạo đức, thiếu tri thức.
Trường hợp 1, dạng người này có khả năng cao gây hại cho người khác và ít có lợi ích cho xã hội vì họ có khuynh hướng sống tư lợi bản thân, không quan tâm đến những thứ khác.
Trường hợp 2, dạng người này luôn bị lép vế trong xã hội vì thiếu tri thức, nhưng bản chất họ không gây hại cho ai, họ sống theo khuynh hương đạo đức có sẵn trong tâm mình.
Đạo đức gia đình theo lời Phật dạy
Như vậy, trong thực tại không có người nghiêng hẳn về một phía chỉ có mức chênh lệch ít nhiều giữa 2 bên. Nếu chúng ta biết cân bằng giữa đạo đức và tri thức thì rất tuyệt vời. Nhưng thực tế là người thiên về tri thức nhiều hơn sẽ khó điều chỉnh được những hành vi đạo đức không tốt vì đạo đức là hạt giống được hình thành từ thuở nhỏ, có khuynh hướng trở thành bản chất cố định hoặc ít có khả năng thay đổi của một người. Nên khi, nhận ra những hành vi thiếu đạo đức, người thiên về tri thức phải thật sự lý trí để nhận ra và thay đổi mình. Điều này sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với người đã có nền tảng đạo đức vững chắc mà họ cần bổ sung thêm kiến thức. Vì tri thức là những gì ta có thể học đường dài, và mỗi giai đoạn ta học được những kiến thức khác nhau.
Nói là khó nhưng không gì là không thể nếu có sự kiên trì, và quyết tâm. Người thiên về tri thức vẫn có khả năng sửa đổi tâm tính của mình bằng sự tập trung cao độ nhận ra lỗi lầm từ suy nghĩ đến hành động. Người bên ngoài chỉ có thể đưa ra những lời khuyên và lời động viên, còn người quyết định có muốn cân bằng giữa đạo đức và tri thức hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ước muốn hướng thượng của họ.
Xem thêm video "Tu thân theo lời Phật dạy":