Hỏi - Đáp

Đạo lý tiêu tai miễn nạn của việc niệm Phật là ở đâu?

Chủ nhật, 28/11/2023 01:50

Hết thảy tai nạn trên thế gian đều là từ ý niệm bất thiện, từ hành vi của ác nghiệp mà sinh ra, đây chính là nguyên nhân căn bản của tất cả tai nạn. Phật nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, bạn hiểu được đạo lý này rồi thì bạn mới hiểu vì sao niệm Phật có thể tiêu tai miễn nạn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Hết thảy tai nạn trên thế gian đều là từ ý niệm bất thiện, từ hành vi của ác nghiệp mà sinh ra, đây chính là nguyên nhân căn bản của tất cả tai nạn.

Trong rất nhiều kinh luận, Phật nói với chúng ta: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, bạn hiểu được đạo lý này rồi thì bạn mới hiểu vì sao niệm Phật có thể tiêu tai miễn nạn. Trong tất cả các pháp môn thì niệm Phật là pháp môn tối thiện. Trước đây, vào đời Càn Long nhà Thanh, Pháp sư Từ Vân Quán Đảnh nói với chúng ta rằng tất cả kinh sám trong nhà Phật đều không thể tiêu trừ tai nạn lớn và nghiêm trọng, nhưng niệm Phật thì có thể tiêu trừ. Nếu bạn muốn hỏi đạo lý này ở đâu?

Niệm Phật là đại thiện rốt ráo viên mãn. Việc này rất ít người biết. Trong lúc giảng tuy chúng tôi đã nói qua rất nhiều lần nhưng thật sự là người có duyên mới có thể nghe được, nghe rồi họ có thể ghi nhớ, họ có thể tin sâu không nghi thì là việc vô cùng khó có.

Cho nên, công đức niệm Phật là vô cùng thù thắng, không gì có thể sánh bằng. Hiện nay dường như chúng ta nhìn thấy hiệu quả của công đức niệm Phật không lớn, không thù thắng như trong tưởng tượng của chúng ta. Nguyên nhân do đâu?

Là do chúng ta niệm không như pháp, không hợp lý, gọi là “có miệng mà không có tâm”, cho nên hiệu quả của việc niệm Phật bị giảm sút rất nhiều. Nếu niệm Phật như lý như pháp thì công đức không thể nghĩ bàn, tai nạn gì đi nữa cũng đều có thể được tiêu trừ. Chúng ta phải hiểu đạo lý này, sau đó mới có đủ tín tâm.

Lời của Đại sư Ngẫu Ích được Đại sư Ấn Quang cho là lời do chính miệng A Di Đà Phật nói, như vậy thì sao mà sai được. Điều kiện thứ nhất của vãng sanh là tín-nguyện, vậy có hạnh hay không? Đương nhiên là có hạnh rồi. Bạn nói bạn có tín, có nguyện mà không có hạnh thì tín-nguyện của bạn là giả, không phải thật. Việc này rất khó, quá khó...

loading...