Đức Phật

Đạo Phật nhập thế qua đạo đức chính trị Phật giáo

Thứ bảy, 13/01/2020 08:29

Ảnh hưởng của đức Phật trong xã hội Ấn Độ vẫn lưu truyền mạnh đến thế kỷ thứ III - TCN và đã cảm hóa được vua Asoka (273-236 TCN) hiếu chiến trở thành một bậc minh quân đầy lòng từ bi thương dân, đưa đạo Phật lên làm quốc giáo, tạo nên một cường quốc an lạc tại Ấn Độ thời bấy giờ.

 >>Góc nhìn Phật tử

Bài liên quan

Truyền thống nhập thế đã có mặt từ thời Đức Phật, Thế Tôn vẫn thường nhắc nhở các vị Tỳ kheo: hãy du hành vì lợi ích số đông, vì lợi ích của chư thiên và loài người. Cả cuộc đời đức Phật thể hiện hai chữ nhập thế cao đẹp, Ngài thường đi khắp đó đây thuyết pháp độ sanh, đem lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho tha nhân. Có những lúc Phật đứng ra làm trọng tài để dàn xếp các cuộc tranh chấp giữa các quốc gia để chấm dứt chiến tranh, cũng có lúc tự lãnh lấy trách nhiệm hòa giải các cuộc cãi lẫy giữa các cặp vợ chồng trong gia đình. Đức Phật tuyên giảng về hòa bình và bất bạo động như là một thông điệp phổ quát.

Ảnh hưởng của đức Phật trong xã hội Ấn Độ vẫn lưu truyền mạnh đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên và đã cảm hóa được vua Asoka (273-236 TCN) hiếu chiến, hiếu sát trở thành một bậc minh quân đầy lòng từ bi thương dân, đưa đạo Phật lên làm quốc giáo, tạo nên một cường quốc an lạc tại Ấn Độ thời bấy giờ

Ảnh hưởng của đức Phật trong xã hội Ấn Độ vẫn lưu truyền mạnh đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên và đã cảm hóa được vua Asoka (273-236 TCN) hiếu chiến, hiếu sát trở thành một bậc minh quân đầy lòng từ bi thương dân, đưa đạo Phật lên làm quốc giáo, tạo nên một cường quốc an lạc tại Ấn Độ thời bấy giờ

Bài liên quan

Chẳng những Ngài dạy về hòa bình và bất bạo động, có lẽ Ngài là vị giáo chủ đầu tiên và duy nhất ra tận chiến trường để tìm cách ngăn chặn chiến tranh. Ngài đã hóa giải sự xung đột giữa bộ tộc Sakya và bộ tộc Kolia khi họ muốn khởi sự đánh nhau vì tranh chấp nước sông Rohini, Ngài cũng đã thuyết phục vua Ajatasattu Vedehiputta (A-xà-thế) nước Magadha bỏ ý định tấn công vương quốc của bộ tộ Vajji. Sách Nepan, Hòa Bình Trong Tầm Tay có đoạn: “Xưa kia Đức Thế Tôn cũng đã từng dạy cho các bộ tộc có tranh chấp về vấn đề huyết thống, lãnh thổ các phương cách thương lượng và hòa giải để tránh đổ máu cho dân. Các đại vương Bimbisara và Pasenadi vẫn thường đàm luận với đức Phật và nghe theo lời dạy của Ngài để an dân và trị nước. 

Ảnh hưởng của đức Phật trong xã hội Ấn Độ vẫn lưu truyền mạnh đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên và đã cảm hóa được vua Asoka (273-236 TCN) hiếu chiến, hiếu sát trở thành một bậc minh quân đầy lòng từ bi thương dân, đưa đạo Phật lên làm quốc giáo, tạo nên một cường quốc an lạc tại Ấn Độ thời bấy giờ, đã chứng minh một hoàng đế Asoka biết hối cải về sự tàn sát của muôn vạn sinh linh. Ngài đã thay thế quan niệm “Chiến thắng ngàn quân” bằng lý tưởng “tự chiến thắng mình”, dùng chánh đạo giải phóng con người thoát khỏi những điên cuồng, đem đến hòa bình an lạc cho đất nước”. [18]

Trải qua thời gian, tinh thần nhập thế này đã được truyền thừa mãi đến muôn đời sau khi mà đạo Phật tồn tại ở thế gian này.

Trải qua thời gian, tinh thần nhập thế này đã được truyền thừa mãi đến muôn đời sau khi mà đạo Phật tồn tại ở thế gian này.

Tất cả những việc làm cũng như việc Ngài hướng dẫn các vị vua thời bấy giờ về phương cách trị nước như thế nào để đem đến sự cường thịnh và hòa bình cho quốc gia đã nói nói lên một điều rằng “đạo Phật là một đạo nhập thế tích cực, đã hòa nhập vào cuộc đời làm bất cứ điều gì đem lại lợi ích cho nhân sinh”. Đức Phật là một tấm gương nhập thế tích cực cho hàng

Bài liên quan

Trải qua thời gian, tinh thần nhập thế này đã được truyền thừa mãi đến muôn đời sau khi mà đạo Phật tồn tại ở thế gian này. Các vị Thiền sư đã tiếp nhận tinh thần ấy một cách triệt để, các ngài không chỉ lấy tông chỉ : “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác” (kinh Viên Giác) ứng dụng trong quá trình tu tập mà biết phát huy tinh thần ấy thành tinh thần nhập thế tích cực, phù hợp với tình hình xã hội, đất nước của mỗi quốc gia. Đặc biệt, có thể nói rằng tinh thần nhập thế của Phật giáo được phát huy cao nhất trong thời đại Lý trần.

Thế kỷ thứ mười là thế kỷ Việt Nam bước đầu thực sự giành được quyền tự chủ. Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ nối nhau dấy nghiệp, rồi Ngô Quyền phá quân Nam Hán. Tiếp đến Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, lập ra nước Đại Cồ Việt độc lập. Chính trong thế kỷ này Đạo Phật tích cực đóng góp vào việc dựng nước. Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng định giai cấp cho Tăng sĩ và ban chức Tăng Thống cho Ngô Chân Lưu hiệu là Khuông Việt Thái Sư, chính thức nhận Phật giáo làm nguyên tắc chỉ đạo tâm linh cho chính sự. Cũng trong thế kỷ này mà vua Lê Đại Hành mời Thiền sư Pháp Thuận và Vạn Hạnh làm cố vấn chính trị. Các Thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh cũng đã tiếp tục giúp vua Lý Thái Tổ trong thế kỷ kế tiếp. 

Đạo Phật góp phần ổn định trật tự xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây là những giá trị to lớn mà đạo Phật đã đóng góp cho cuộc đời, xây dựng cuộc đời làm cho đời thêm tươi đẹp.

Đạo Phật góp phần ổn định trật tự xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây là những giá trị to lớn mà đạo Phật đã đóng góp cho cuộc đời, xây dựng cuộc đời làm cho đời thêm tươi đẹp.

Bài liên quan

Các tăng sĩ tham dự chính sự nhưng không tham dự chính quyền. Họ chỉ tới giúp ý kiến và công việc, rồi trở về chùa. Lý do nào mà họ góp phần vào chính sự? Lý do thứ nhất: Họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi với quần chúng và biết được những khổ đau của dân tộc bị một chính sách đô hộ hà khắc bóc lột. Lý do thứ hai: Họ không có ý muốn tranh ngôi của vua, không giành quyền bính và địa vị ngoài đời, nên vua tin họ. Lý do thứ ba: Họ không cố chấp vào thuyết trung quân (chỉ biết giúp một vua mà thôi) như các nhà Nho, nên họ có thể cộng tác với bất cứ ông vua nào có thể đem lại hạnh phúc cho dân. Lý do thứ tư: Các vua cần sức học của họ, nhất là trong đời Đinh, Lê, các vua đều không phải thuộc giới trí thức. Nho sĩ thì chắc đã không có mấy người, mà lại chỉ trung thành được với một triều đại.

Trong phần nói về hành trạng của các Thiền sư Ngô Chân Lưu, Pháp Thuận và Vạn Hạnh, ta đã thấy hành động của họ đóng góp nhiều trong lĩnh vực chính trị. Danh hiệu “Khuông Việt” đủ nói lên tầm quan trọng về công tác của ông. Năm 986, khi sứ thần nhà Tống là Lý Giác qua, vua Đại Hành nhờ ông ra ứng đối, bởi vì ông là người có khả năng nhất lúc bấy giờ. Chắc hẳn công trình của Khuông Việt trong chính sự khá lớn, cho nên sách Thiền Uyển Tập Anh mới chép: “Vua Lê Đại Hành rất kính trọng, phàm những việc quân quốc trong triều đình đều đưa cho Ngài cả” (Lê Đại Hành hoàng đế vưu gia lễ kính, phàm triều đình quân quốc chi sự, sư giai dữ yên)

Mỗi khi các nhà lãnh đạo quốc gia tin tưởng, trọng dụng và tham vấn về các đường lối chính trị để xây dựng và bảo vệ đất thì các Ngài tận tâm hướng dẫn họ các đường lối chính trị mà đức Phật từng dạy.

Mỗi khi các nhà lãnh đạo quốc gia tin tưởng, trọng dụng và tham vấn về các đường lối chính trị để xây dựng và bảo vệ đất thì các Ngài tận tâm hướng dẫn họ các đường lối chính trị mà đức Phật từng dạy.

Tuy giúp nhà Tiền Lê, nhưng khi thấy tình trạng tệ hại do Lê Long Đỉnh tạo ra, Thiền sư Vạn Hạnh đã không ngần ngại ủng hộ Lý Công Uẩn trong việc chấm dứt chế độ dã man này. Sau khi Lê Đại Hành mất, con là Long Việt lên ngôi mới được có 3 ngày thì bị Long Đỉnh giết. Biết trước Long Đỉnh sẽ rất tàn bạo, Lý Công Uẩn đã ôm xác Long Việt mà khóc. Vạn Hạnh cũng thấy rõ nguy cơ ấy nên bắt đầu mới nuôi ý đưa Lý Công Uẩn lên chính quyền, qua sự kiện lời phù sấm ở cây gạo bị sét đánh làng Cổ Pháp, Ông đã tỏ rõ ý nầy và bộc lộ tài thông thái, quyền biến sắp đặt nên sự việc. Sau đó phối hợp với Đào Cam Mộc làm nên việc lật đổ triều Lê, đưa nhà Lý lên ngôi và ổn định triều thần, nhân dân bằng uy tín của mình.

Bài liên quan

Thuở ban đầu lập quốc của 3 triều đại này, các Thiền sư đã mở những cuộc vận động gây ý thức quốc gia, đã sử dụng những môn học phong thủy và sấm vĩ trong cuộc vận động ấy, đã trực tiếp thiết lập kế hoạch, thảo văn thư, tiếp ngoại giao đoàn, bàn luận về cả những vấn đề quân sự. Sau khi triều đình đã có đủ người thay thế họ lo các việc đó, thì họ trở về giữ vai trò hướng dẫn tinh thần và cố vấn đạo đức cho triều đình và cho mọi tầng lớp nhân dân. Có những Tăng sĩ thường đi lại cửa khuyết, nhưng nhiều người lại từ chối về kinh khi có chiếu mời. Ngay cả Vạn Hạnh là người có tham dự chính sự nhiều, trong khi làm việc vẫn giữ phong cách xuất thế của mình, xong việc thì rút lui về chùa. Triết lý hành động của Vạn Hạnh tiêu biểu cho thái độ chung của các Thiền sư: làm thì làm vì đất nước, nhưng không mắc kẹt vào công việc, không nương tựa vào danh thế, địa vị, mà cuối cùng họ cũng trở về với việc tu hành yên lặng, tịnh tĩnh của đạo Phật.

Các vị chân tu Phật giáo, luôn tiếp nối tinh thần cứu nhân độ thế của đức Phật và chư vị Tổ sư tiền bối nên lúc nào cũng mang trong lòng hoài bão hoằng hóa độ sanh, bằng cách đem ánh sáng đạo Phật đi vào trần thế.

Các vị chân tu Phật giáo, luôn tiếp nối tinh thần cứu nhân độ thế của đức Phật và chư vị Tổ sư tiền bối nên lúc nào cũng mang trong lòng hoài bão hoằng hóa độ sanh, bằng cách đem ánh sáng đạo Phật đi vào trần thế.

Bài liên quan

Tăng sĩ đời Trần không trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trị nhưng Phật giáo đã là một yếu tố liên kết nhân tâm quan trọng. Tinh thần Phật giáo đã khiến cho các nhà chính trị đời Trần áp dụng những chính sách bình dị, thân dân và dân chủ. Có thể nói đời sống sinh hoạt Phật giáo luôn gắn liền với đời sống sinh hoạt dân tộc. Với xu hướng hòa quang hồng trần, đạo Phật trong thời đại Lý-Trần đã đi vào cuộc đời làm cho đời thêm tươi sáng. Tư tưởng này là sự kết tinh của một tiến trình phát triển lịch sử Phật Giáo Việt Nam từ vua thời Lý Thánh Tông cho đến vua Trần Thái Tông và kế tiếp sau này là Tuệ Trung Thượng Sĩ và Trần Nhân Tông cũng như các thành viên Thiền phái Trúc Lâm.

Vào thời Trần tư tưởng này được thực hiện triệt để vì nhu cầu bức thiết của đất nước được đặt ra là dân tộc đang đối đầu với sự xâm lược của quân Nguyên Mông hung hãn và thiện chiến, cho nên cả nước từ vua, quan cho đến thần dân đều phải đoàn kết một lòng, tập trung năng lực và trí tuệ xây dựng và bảo vệ đất nước. Các nhà lãnh đạo quốc gia thời bấy giờ vừa giữ vai trò một nhà lãnh đạo quốc gia, vừa có tư thế một nhà lãnh tụ Phật giáo. Phần lớn họ là những bậc anh hùng dân tộc, vừa có tài cai trị, vừa giỏi chiến lược, vừa có kiến thức quảng bác, vừa có tài kinh bang tế thế. Bên cạnh đó, họ cũng chính là những nhà Phật học uyên thâm đắc đạo như Vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ .

Trải qua các thời đại đạo Phật không tách rời cuộc đời mà hòa với cuộc đời như sữa hòa với nước.

Trải qua các thời đại đạo Phật không tách rời cuộc đời mà hòa với cuộc đời như sữa hòa với nước.

Họ vừa có tư cách một Bồ tát tại gia, quên mình phụng sự chúng sanh, vừa có phong độ của một Thiền sư siêu phàm thoát tục, cho dù sống trong vàng son nhung lụa mà vẫn không bị phù hoa cám dỗ. Khi đất nước cần các Ngài có thể cầm gươm lên ngựa, đi trước ba quân, xông pha giữa lằn tên mũi đạn, cứu đất nước thoát khỏi ách ngoại xâm; khi đất nước hòa bình các Ngài dùng đức trị dân, đã có những đường hướng, những chính sách đúng đắn xây dựng đất nước như pháp luật nghiêm minh, chính trị ổn định, võ bị vững chắc, văn học được khởi sắc, giáo dục được cũng cố, kinh tế phát triển…

Bài liên quan

Phật giáo đời Lý – Trần quả thật mang tinh thần nhập thế năng động, đáp ứng những nhu cầu bức bách của đất nước, đem đạo hòa vào đời, làm cho đời thêm tươi sáng. Chính những nguyên nhân này đã khiến cho thời đại Lý - Trần là thời đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Nhìn chung, trải qua các thời đại đạo Phật không tách rời cuộc đời mà hòa với cuộc đời như sữa hòa với nước. Các vị chân tu Phật giáo, luôn tiếp nối tinh thần cứu nhân độ thế của đức Phật và chư vị Tổ sư tiền bối nên lúc nào cũng mang trong lòng hoài bão hoằng hóa độ sanh, bằng cách đem ánh sáng đạo Phật đi vào trần thế. Các Ngài vừa lo tu dưỡng, vừa lo đem ánh sáng đạo Phật đi vào cuộc đời, hướng dẫn mọi người trong xã hội thực hành theo những luân lý đạo đức mà đức Phật chỉ dạy như Năm giới, Thập thiện, Bát chánh đạo … Quan trọng hơn, mỗi khi các nhà lãnh đạo quốc gia tin tưởng, trọng dụng và tham vấn về các đường lối chính trị để xây dựng và bảo vệ đất thì các Ngài tận tâm hướng dẫn họ các đường lối chính trị mà đức Phật từng dạy. Nhờ đó, đạo Phật góp phần ổn định trật tự xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây là những giá trị to lớn mà đạo Phật đã đóng góp cho cuộc đời, xây dựng cuộc đời làm cho đời thêm tươi đẹp.

loading...