Kiến thức

Đạo Phật và hòa bình

Thứ ba, 02/04/2021 09:43

Nét đặc thù của Phật giáo là không bao giờ gieo oán kết thù, không bao giờ bạo động hoặc sách động, mà Phật giáo chỉ dùng lưỡi gươm trí tuệ, cây cung từ bi và áo giáp nhẫn nhục để cảm hóa và xây dựng trên bước đường hoằng truyền chánh pháp.

Đức Phật là đấng Đại Giác, Đại Từ Bi, từ tâm của Ngài đối với chúng sanh là vô biên vô hạn, chính vì vậy mà Ngài rất thương yêu và tôn trọng sự sống muôn loài. Khi còn là Thái Tử, trước sự việc người em họ Đề Bà Đạt Đa (Devadata) bắn rơi con thiên nga, Ngài đã cứu thoát và che chở, nuôi nấng cho đến khi nó bình phục và trả con thiên nga ấy bay về với bầu trời xanh và sự kiện này được ghi lại trong kinh điển. Ngài thương xót và cảm thông từ ánh mắt hoảng hốt và đau khổ của con cừu sắp bị tế đàn cho đến một đàn cá bị các em nhỏ hành hạ để vui chơi trong một vũng nước cạn mà Ngài chứng kiến tại thành Xá Vệ (Savatthi) là những hình ảnh sống động nói về đức hạnh Từ Bi cao cả của đức Phật. Chỉ với đàn cá bé nhỏ mà ngài còn động lòng thương xót, huống gì là nói đến muôn loài và nhân loại …

Một trường hợp khác nữa, trong một lần voi điên Nalagiri đã được cho uống rượu say, hung tợn nhắm thẳng hướng Ngài chạy đến, mọi người bối rối bàng hoàng. A Nan (ANanda) đã tính đem thân mình che chở cho đức Phật, nhưng Ngài đã bình tĩnh tiến bước về phía nó với một tình yêu thương vô hạn, thay vì chà nát đức Phật, thì con voi lại phủ phục xuống chân Ngài với một biểu hiện rất đáng kinh ngạc là nước mắt nó ứa ra tỏ vẻ vô cùng hối hận trước việc điên rồ của nó. Cảm hóa lực từ đại bi tâm của đức Phật là như vậy đó, với niềm tin tuyệt đối rằng loài vật sẽ không hãm hại mình, sẽ trở nên hiền hòa đáng yêu nếu như chúng ta thật sự trải lòng yêu thương nó, chính vì vậy mà đức Phật cảm hóa được một con vật hung dữ dù trong tình trạng nó không còn “lý trí”. Với một niền tin sâu sắc vào việc nếu chúng ta trải lòng từ bi thương xót vạn loài thì sẽ không có bất cứ loài vật nào sanh tâm thù hận hay hãm hại đến mình. Trên góc độ khoa học thì điều này có vẻ hoang đường, thế nhưng trên từ trường phát xuất từ chiều sâu tâm linh bởi lòng từ bi thì nó lại có một tác dụng cảm hóa vô cùng lớn lao. Ngài cho rằng loài vật cũng có tình cảm như con người, cũng cảm nhận được tình cảm của loài người và điều ấy Ngài đã thể hiện.

Dù là một đấng giác ngộ đã thoát ly tam giới, nhưng đức Phật luôn quan tâm đến một thế giới hòa bình, nhân loại được ấm no hạnh phúc.

Dù là một đấng giác ngộ đã thoát ly tam giới, nhưng đức Phật luôn quan tâm đến một thế giới hòa bình, nhân loại được ấm no hạnh phúc.

Qủa báo của việc gây tạo chiến tranh

Đạo Phật là đạo của một thế giới hòa bình vĩnh cữu vì nó bước ra từ ánh sáng trí tuệ và suối nguồn yêu thương của đức Phật. Thật vậy, nơi nào có ánh sáng trí tuệ và suối nguồn yêu thương của đức Phật soi rọi đến thì nơi đó cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật vui mừng hớn hở, cảnh giới hòa bình cùng niềm hạnh phúc của muôn loài lan tỏa trong đời sống, và ngược lại, chính nhờ ảnh hưởng tâm từ bi của Ngài mà hận thù trong đời sống con người được hóa giải, chiến tranh chết chóc được đẩy lùi. Nói về đạo Phật với hòa bình, qua kinh tạng PaLi, chúng tôi được biết, đức Phật đã nhiều lần ngăn chặn những cuộc chiến tàn khốc sắp xảy ra giữa vương quốc Kiều Tất La và tiểu quốc Cộng Hòa Thích Ca, quê hương xứ sở của Ngài, dù Ngài biết chắc rằng nhân quả nghiệp báo oán đối hận thù giữa chúng sanh với nhau khó có thể tránh khỏi. Tuy vậy, Ngài vẫn nhiều lần đứng ra can thiệp. Điều này chứng tỏ rằng, lòng nhân từ và tâm đại bi của đức Phật là vô lượng vô biên bởi Ngài đã không một phút nghỉ ngơi vì sự nghiệp hóa độ chúng sanh, mong muốn chúng sanh có được một đời sống hòa bình an lạc.

Dù là một đấng giác ngộ đã thoát ly tam giới, nhưng đức Phật luôn quan tâm đến một thế giới hòa bình, nhân loại được ấm no hạnh phúc. Ngài đã toàn tâm thực hiện bất cứ điều gì trong khả năng mà Ngài có thể can thiệp được. Với quê hương của mình, xứ sở mà cuộc đời của Ngài đã gắn kết sâu sắc nhất từ khi còn là Thái tử đến khi hành đạo, đức Phật đã dốc hết sức mình kiến tạo nên một đất nước hòa bình thịnh vượng, dù lúc đó tuổi Ngài đã cao sức Ngài đã yếu. Trong Kinh tạng PaLi đã ghi lại rằng, vào thời Phật tại thế, Ngài đã dùng uy tín của mình để tiến cử vương tử Ma Ha Nam (Mahanama) lên ngôi kế vị vua Tịnh Phạn (Suddhodana) vừa băng hà. Đức Phật chủ động việc này, vì theo Ngài thì vương tử Ma Ha Nam có đủ đức lẫn tài để đảm đương ngôi vị quốc vương. So với các vị vương tử khác thì với đức độ của vương tử Ma Ha Nam chắc chắn sẽ đem lại cho muôn dân một đời sống hòa bình thịnh vượng. Mà quả thật là như vậy, dưới thời của vua Ma Ha Nam đời sống dân chúng ấm no, an vui, hạnh phúc, đất nước thanh bình thịnh vượng đúng như mong muốn của Ngài.

Đạo Phật là đạo của một thế giới hòa bình vĩnh cữu vì nó bước ra từ ánh sáng trí tuệ và suối nguồn yêu thương của đức Phật.

Đạo Phật là đạo của một thế giới hòa bình vĩnh cữu vì nó bước ra từ ánh sáng trí tuệ và suối nguồn yêu thương của đức Phật.

Quan điểm của Phật giáo về chiến tranh và xung đột

Một trường hợp thể hiện từ tâm của đức Phật và thái độ yêu chuộng hòa bình của Ngài nữa, theo kinh tạng Pa Li ghi lại gằng, nhân một lần về thăm quê ngoại, vương tử Lưu Ly đã bị giới quý tộc của cộng hòa Thích Ca (Sakya) đã khinh miệt về sự xuất thân của mẹ mình. Vô cùng uất hận vì sự miệt thị đó, Lưu Ly ghim sâu hận thù này vào tâm trí với lời thề độc là sẽ lấy máu của dòng họ Thích Ca để rửa sạch mối nhục này. Thế rồi việc gì đến cũng đã đến, khi vừa lên ngôi vua, Lưu Ly Vương liền dốc hết quân lực tiến thẳng về xứ sở cộng hòa Thích Ca bé nhỏ. Tuy nhiên cả ba lần kéo quân chinh phạt thì cả ba lần thì đều gặp đức Phật ngồi chờ ngay biên giới để xin ông đừng dùng vũ lực mà tàn sát lẫn nhau … Dù với tâm thù hận đang dâng cao ngút trời, nhưng Lưu Ly Vương lại có một sự tôn trọng đặc biệt dành cho đức Phật. Cả ba lần đó, ông đều bước xuống chiến xa ra lễ đức Phật và thỉnh cầu Ngài nên quay về an dưỡng tuổi già, đồng thời cũng thỉnh cầu đức Phật hãy dời sang cư trú tại vương quốc Kiều Tất La của ông, vì vùng đất này có nhiều cây râm mát rất phù hợp với đời sống thiên về thiên nhiên của đức Phật. Sau ba lần tấn công Cọng Hòa Thích Ca thất bại, nhưng đến lần thứ tư, nhân lúc đức Phật đương hoằng pháp ở nơi xa không về can thiệp kịp, Lưu Ly Vương đã ồ ạt thần tốc kéo quân sang bình địa thành Ca Tỳ La (Kapila), tàn sát gần như toàn bộ dòng họ Thích Ca, ngoại trừ chỉ một số ít người sống sót nhờ trốn được … Trong một trường hợp khác, khi vua A Xà Thế đến tham kiến đức Phật và xin ý kiến về nhà vua muốn cất binh xâm chiếm nước Bạt Kỳ, đức Phật khéo léo phản đối cuộc chiến tranh vô bỗ này bằng cách khuyên vua A Xà Thế không nên cất binh đánh nước Bạt Kỳ, vì nước này có những yếu tố mà xưa nay chưa có một quốc gia nào dám xâm chiếm đó là: 1/ Thường hội họp nhau để giải quyết vấn đề chung của quốc gia . 2/ Đoàn kết thuận hòa với nhau. 3/ Thi hành đúng theo pháp luật chế định 4/ Tôn kính bậc trưởng thượng. 5/ Kính nể hàng phụ nữ . 6/ Bảo tồn các đền thờ trong xứ . 7/. Sùng bái các bậc tiền nhân . Ơ đây chúng ta thấy rất rõ về quan điểm của đức Phật về chiến tranh .

Chúng ta thấy rằng đức Phật là một con người, một con người tình cảm nhưng trí tuệ, không xa lánh cuộc đời nhưng không bị cuộc làm ô uế. Đối với xã hội, vì lơị ích cho một quốc gia đức Phật đã từng dạy bổn phận của một vị lãnh tụ quốc gia muốn làm vị minh quân phải có 10 điều : 1.Thanh liêm. 2- Nghe lời can gián của người khác. 3- Thi ân cho nhân dân. 4- Thu thuế đúng pháp luật. 5- Phòng the phải nghiêm túc. 6- Không say sưa rượu chè. 7- Siêng năng nghiêm chỉnh. 8- Xét xử nghiêm túc công bằng. 9- Hòa hợp với quần thần. 10- Giữ gìn sức khỏe bản thân (Kinh Tăng Nhứt A Hàm). Đây là lời dạy đầy giá trị và hữu hiệu cho bất cứ một nguyên thủ quốc gia nào muốn trị quốc an dân. Tất cả những việc làm của đức Phật điều duy nhất là vì hạnh phúc, hòa bình cho nhân loại.

Đức Phật là một con người, một con người tình cảm nhưng trí tuệ, không xa lánh cuộc đời nhưng không bị cuộc làm ô uế.

Đức Phật là một con người, một con người tình cảm nhưng trí tuệ, không xa lánh cuộc đời nhưng không bị cuộc làm ô uế.

Đức Phật là người bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh

Như vậy, cho đến tận cuối đời, đức Phật đã không quản ngại gian khổ, Ngài đã đem tấm thân già ra đến tận biên cương hai nước để ngăn chặn một cuộc tương tàn tương sát, thế nhưng mọi nỗ lực của đức Phật đã không thể cứu vãn nỗi tình hình khi quả báo của chúng sanh đã đến lúc chín mùi. Qua sự kiện này, chúng tôi nhận thấy, hành động dùng uy tín và đạo đức của bản thân hay đúng hơn là Ngài đã vận dụng đại bi tâm để cứu khổ chúng sanh, đức Phật của chúng ta đã làm tất cả những gì có thể làm được để hóa giải cuộc chiến tương tàn tương sát điển hình này, dù biết trước rằng, nhân quả nghiệp báo mà chúng sanh phải gánh, phải trả là điều tất yếu khó có thể can thiệp thành công. Điều này đã nói lên nhân cách văn hóa tuyệt vời của đức Phật trong đời sống con người. Cũng qua đó, chúng ta thấy rằng, để hóa giải nghiệp chướng, thì tự thân vua Lưu Ly phải khởi tâm từ bi xóa bỏ hận thù với dòng họ Thích Ca mới có thể thay đổi cục diện và tránh khỏi quả báo khốc liệt về sau bởi hành động tàn sát và tư tưởng hận thù hiện tại.

Chính vì quán xét sâu xa động cơ gây nên chiến tranh và nguyên lý để kiến tạo một thế giới hòa bình bền vững mà đạo Phật luôn triển khai triệt để tinh thần Từ Bi Hỷ Xả trong đời sống tu hàng của tứ chúng. Cũng xuất phát từ tâm từ bi này và cũng là để chấm dứt tận gốc rễ chiến tranh, đạo Phật đã chủ trương truyền trao năm giới cho bất cứ một Phật tử nào khi bắt đầu bước vào con đường học Phật. Trong năm giới thì giới “không sát sanh” được xem là giới “trọng” mang tính chất quyết định để khơi dậy và phát triển lòng từ nơi mỗi con người. Khi giữ được giới “không sát sanh” tức là chúng ta đã cắt đứt được mầm mống chiến tranh gây ra đau khổ và hình thành một cảnh giới an lạc trong tâm hồn mỗi người, nói rộng ra, cả nhân loại giữ được trọn vẹn giới “không sát sanh” thì chắc chắn rằng loài người sẽ được sống an ổn trong ngôi nhà hòa bình của nhân loại. Quả thật như vậy, không sát sanh hại vật chính là một viên gạch vô cùng quí giá để xây dựng ngôi nhà hòa bình mà nhân loại bao đời hằng mơ ước.

Đến nay chúng ta có quyền tự hào cho rằng, đạo Phật là đạo của hòa bình duy nhất trên hành tinh này và điều này đã được LHQ thừa nhận. Thật vậy, suốt chiều dài lịch sử trên 2500 năm qua, dù bất cứ thời đại nào và trong bất cứ hoàn cảnh nào, hễ nói đến đạo Phật thì chúng ta thường nhắc đến tứ vô lượng tâm Từ Bi Hỷ Xả, đây là bốn đức hạnh cao quý để xây dựng một đời sống hòa bình mà đức Phật đã luôn hướng về chúng sanh trong suốt quá trình hoằng pháp độ sanh. Bốn đức hạnh Từ Bi Hỷ Xả này cũng đã được hình thành, được trưởng dưỡng và được nuôi lớn trong tâm hồn mỗi người con Phật. Như chúng ta đã biết, nguyên nhân chính yếu gây nên chiến tranh tàn sát lẫn nhau là do lòng tham vô bờ bến của con người và sự đố kỵ, đối nghịch và thù hận muôn kiếp của loài người. Chúng tôi thiết nghĩ, nếu con người hạn chế và biết dừng tâm tham lam thì ắt sẽ không có tranh giành nhau, hơn thua nhau; và nếu không có tranh giành xâu xé nhau thì sẽ không có đối ngịch và thù hận. Không hơn thua tranh đoạt nhau từ tư tưởng cho đến vật chất và không có đối nghịch và thù hận trong các mối quan hệ thì chắc chắn rằng thế giới này sẽ không có chiến tranh, loài người sẽ dần dần thoát khỏi cảnh lầm than đau khổ do hậu quả chiến tranh gây ra. Về điều này, những cuộc chiến xảy ra hằng ngày trên thế giới đã chứng minh một cách thuyết phục nội dung này. Thật vậy, vì tham lam mà thực dân đế quốc đã đem quân xâm chiếm nước ta gây ra cảnh lầm than nồi da xáo thịt và cuộc chiến giải phóng giành lại độc lập bảo vệ giang sơn xã tắc của nhân dân ta là một cuộc chiến chính nghĩa. Sau khi thắng lợi, nhưng dân tộc ta không những không thù hận thực dân đế quốc mà lại còn xóa bỏ hận thù trong quá khứ, cùng bắt tay nhau hướng đến sự phát triển lâu dài và hòa bình bền vững. Phải chăng đây là tinh thần “lấy ân báo oán” và “lấy tình thương xóa bỏ hận thù” xuất phát từ tinh thần Từ Bi Hỷ Xả của đạo Phật. Có thể nói đây là một sự vận dụng sâu sắc truyền thống đạo đức nhân ái ngàn đời của dân tộc, mà dân tộc Việt nam chúng ta lại có sự ảnh hưởng và gắn kết sâu xa với tinh thần Từ Bi hỷ Xả của đạo Phật. Chính thái độ và cách ứng xử này đã đem lại hòa bình thịnh vượng cho đất nước và tạo được ảnh hưởng tích cực trong các mối quan hệ quốc tế, thu hút được nhiều thiện cảm đối với thế giới khi nghĩ về con người và đất nước Việt nam. Và bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có tinh thần lấy từ bi xóa bỏ hận thù, chắc chắn cũng sẽ mang lại một kết quả thuyết phục trong việc kiến tạo một đất nước hòa bình thịnh vượng như Việt Nam chúng ta ngày nay.

Cho đến tận cuối đời, đức Phật đã không quản ngại gian khổ, Ngài đã đem tấm thân già ra đến tận biên cương hai nước để ngăn chặn một cuộc tương tàn tương sát, thế nhưng mọi nỗ lực của đức Phật đã không thể cứu vãn nỗi tình hình khi quả báo của chúng sanh đã đến lúc chín mùi.

Cho đến tận cuối đời, đức Phật đã không quản ngại gian khổ, Ngài đã đem tấm thân già ra đến tận biên cương hai nước để ngăn chặn một cuộc tương tàn tương sát, thế nhưng mọi nỗ lực của đức Phật đã không thể cứu vãn nỗi tình hình khi quả báo của chúng sanh đã đến lúc chín mùi.

Tham dục tạo ra chiến tranh

Nói về đức hạnh Hỷ Xả của Ngài, thì có lẽ trong đời sống thế gian không có một con người thứ hai thể hiện nỗi. Trong kinh tạng PaLi còn ghi lại rất nhiều câu chuyện liên quan đến Tứ vô luợng tâm của đức Phật. Có câu chuyện rằng: “Khi đức Phật cùng với A Nan (A Nanda) đi vào thành Kiều Thượng Di (Kosambi) để khất thực, không may cho ngài là lúc đó Ngài gặp phải Mãgandiya là hoàng hậu xứ Kiều Thượng Di (Kosambi) vợ của vua Udena, một nhân vật vô cùng oán ghét đức Phật. Sự thể khi còn là thiếu nữ, bà đã đem lòng yêu đức Phật, tất nhiên là đức Phật không thể đáp lại tình yêu của bà. Cũng nhân duyên này đức Phật đã thuyết một bài pháp về quán thân bất tịnh cho bà nghe. Nhưng cũng kể từ đó, bà căm thù đức Phật sâu sắc, vì bà cho rằng đức Phật đã chê bai thân thể là bất tịnh … Cho đến khi thấy cơ hội rửa hận đã tới, bà liền cho người ra chận đường đức Phật và chửi bới những câu thậm tệ nhất. Trước những lời chửi rủa mạ nhục thậm tệ, đức Phật bình thản đứng lặng im, sau đó Ngài dạy A Nan: “Hãy can đảm đối đầu với sự thật, mọi chuyện sẽ qua rất nhanh , nhưng nhớ đừng sanh tâm oán hận”.

Chính vì một lịch sử có khởi nguồn tuệ giác và đạo đức vĩ đại như vậy mà những ảnh hưởng tích cực của đạo Phật là muôn vàn to lớn khó có thể kể ra hết được. Chỉ liên hệ một vài ảnh hưởng điển hình từ nền tuệ giác và giáo pháp cao siêu của đức Phật đến vận mạng dân tộc và sự hưng thịnh của đất nước Việt Nam chúng ta sẽ thấy rất rõ điều này. Chẳng hạn ngay trong thời kỳ dựng nước, nhờ tuệ giác của các Thiền sư mà Phật giáo đã đóng góp tích cực cho công cuộc dựng nước. Cũng buổi ban đầu mới mở mang bờ cõi, các triều đại đã biết lấy đạo đức Phật giáo để xây dựng một xã hội thuần lương, một dân tộc thuần thiện, điều này đã được văn học dân gian truyền tụng bàng bạc trong đời sống, như “Đầu làng có một cây đa, giữa làng cây thị xa xa ngôi chùa” hay “Rủ nhau xuống biển mò cua, lên non hái củi vào chùa nghe kinh”. Trong quá trình giữ nước, lịch sử thường nhắc đến các triều đại huy hoàng nhất, đó là triều đại Lý Trần. Dưới các triều đại này các thiền sư nổi tiếng với tuệ giác siêu việt đã giữ vai trò Quốc sư góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước như thiền sư Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Mãn Giác, Giác Hoàng, Không Lộ … Các thiền sư đã trực tiếp giúp nhà vua thiết lập kế hoạch, thảo văn thư, soạn chiếu chỉ, tiếp ngoại giao đoàn. Như vậy dù đạo Phật không đem của cải vật chất hay vũ khí tối tân để giúp vua, giúp nước đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng nước nhà, mà bằng tuệ giác đã giúp vua giúp nước, đánh thắng oai hùng quân xâm lược xây dựng nên một thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam …

Trong cuộc đời ngũ trược ác thế này, nếu không có tuệ giác soi đường, nếu không có từ tâm ban rải thì sẽ khó có được một đời sống hòa bình hạnh phúc. Nét đặc thù của Phật giáo là không bao giờ gieo oán kết thù, không bao giờ bạo động hoặc sách động, mà Phật giáo chỉ dùng lưỡi gươm trí tuệ, cây cung từ bi và áo giáp nhẫn nhục để cảm hóa và xây dựng trên bước đường hoằng truyền chánh pháp. Chính vì vậy mà Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận và lấy ngày Phật Đản Sinh là ngày lễ hội tôn giáo toàn cầu, đó cũng là ngày hội hướng đến hòa bình của nhân loại.

loading...