Kiến thức
Đặt mình vào vị trí của người để cảm thông là một đức hạnh đáng quý
Thứ ba, 27/04/2023 01:00
Nếu ta bình tâm đặt mình vào hoàn cảnh của người, thì có khi sự tình đã xảy ra ngược lại, kẻ kia hành động đúng chứ không sai lầm như ta nghĩ. Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người, lòng ta sẽ cảm thấy khoan dung độ lượng hơn.
Đa số chúng ta chỉ biết đứng ở vị trí mình để phê phán người khác, không biết đặt mình vào hoàn cảnh họ để thông cảm. Mà đứng yên ở vị trí chủ quan của mình tức là ngã chấp được củng cố, còn quên đi vị trí của mình, tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác tức là phá dần ngã chấp.Một anh công an hỏi cung một thanh niên bị bắt quả tang phạm tội móc túi ở bến xe.
Thông thường, nếu đứng yên ở vị trí người bảo vệ an ninh xã hội, trước tang chứng không thể chối cãi, người công an có thể khởi tố gã thanh niên vài tháng tù giam. Nhưng anh công an điềm tĩnh đi tìm hoàn cảnh, động cơ phạm tội.
Quan trọng là nuôi dưỡng chính mình một tâm lượng bao dung
Thì ra người thanh niên là người tốt, rơi vào hoàn cảnh gia đình không may, đi thăm cha ở xa về hết tiền, không muốn bán chiếc quần dài lấy tiền mua vé, nên bất đắc dĩ đã tìm cách móc túi. Người công an tha bổng.
Vài tháng sau anh được thư cám ơn của người thanh niên báo vào vụ mùa này, anh thu hoạch được ba tấn bắp. Người công an thầm nghĩ, nếu anh không thông cảm, tống giam người thanh niên ấy thì xã hội mất đi ba tấn lương thực.
Rất nhiều, rất nhiều khuyết điểm của người khác mà ta chỉ biết trách móc chê bai. Nếu ta bình tâm đặt mình vào hoàn cảnh của người, thì có khi sự tình đã xảy ra ngược lại, kẻ kia hành động đúng chứ không sai lầm như ta nghĩ. Hoặc có khi lỗi của họ còn lại rất ít, những yếu tố khác buộc họ phải hành động như thế. Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người, lòng ta sẽ cảm thấy khoan dung độ lượng hơn.