Sách Phật giáo
Dấu ấn 30 năm xây dựng và phát triển PG tỉnh Thanh Hóa
Chủ nhật, 03/11/2014 11:32
Cách đây 30 năm, ngày 01/11/1984, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hoá được thành lập với tên gọi là Ban đại diện Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hoá.
Trải qua 3 thập kỷ, với 6 nhiệm kỳ xây dựng và phát triển, Phật giáo Thanh Hóa hòa mình, gắn bó với nhân dân trong tỉnh, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là chỗ dựa về tinh thần, tâm linh của nhân dân địa phương. Với tinh thần đoàn kết, hòa hợp và với tinh thần trách nhiệm cao vì Đạo, vì Đời, Phật giáo Thanh Hóa đã có những thành tựu nhất định, góp phần vào những thành tựu chung của tỉnh.
Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, đây cũng là duyên khởi thành lập Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có Giáo hội Phật giáo Thanh Hoá. Ngày 01/11/1984, Ban đại diện Phật giáo tỉnh Thanh Hoá được thành lập tại chùa Thanh Hà, phường Nam Ngạn, Thị xã Thanh Hoá (nay là phường Trường Thi, TP. Thanh Hoá) do cố Hoà thượng Thích Thanh Cầm làm Chánh đại diện.
Phát huy và kế thừa có chọn lọc tinh hoa của Đạo Phật, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Giáo hội, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành từ trung ương đến địa phương, sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể Tăng Ni, Phật tử, 30 năm qua, Giáo hội Phật giáo Thanh Hóa với phương châm “ Đạo pháp – Dân tộc – CNXH” đã không ngừng phát triển về nhiều mặt: Củng cố tổ chức; Công tác Tăng sự; Hoằng pháp, Nghi lễ, Từ thiện xã hội, Xây dựng chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu và nhiều hoạt động Phật sự khác; góp phần xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết “ đạo – đời”, đoàn kết giữa các tôn giáo Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ông Vương Văn Việt - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho các cá nhân tiêu biểu |
Để không ngừng củng cố và phát triển Phật giáo Thanh Hóa, trong 6 nhiệm kỳ qua, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành chức năng thành lập 17 BTS Phật giáo cấp huyện, thị xã, thành phố. Từ đó, tăng, ni sinh hoạt ổn định, đoàn kết, hòa hợp, thực hiện tốt bổn phận của người xuất gia và ý thức trách nhiệm của người công dân theo đúng tôn chỉ mục đích hoạt động của Giáo hội và pháp luật của Nhà nước. Cùng với đó là công tác bổ nhiệm trụ trì đã đi vào quỹ đạo thống nhất từ cấp cơ sở có chùa tới huyện, thị, thành phố, không còn tình trạng thỉnh sư về chùa tự do của một số địa phương như trước đây đã làm. Hiện nay, Phật giáo Thanh Hoá đã có 129 vị tăng, ni, trong đó: Ni trưởng 2 vị, Ni sư 6 vị, Đại đức 40 vị, Sư cô 52 vị, sa di 10 vị, sa di ni 5 vị và hình đồng 14 vị là thanh viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa. Theo thống kê, cả tỉnh có 269 ngôi chùa, trong đó có 82 ngôi chùa được xếp hạng di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh; có 79 chùa có sư trụ trì. Đây không những là nơi tôn nghiêm thờ Phật mà còn là công trình văn hoá, nơi gìn giữ văn hoá truyền thống của dân tộc và là nơi để nhân dân chiêm ngưỡng, sinh hoạt văn hoá và hưởng thụ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.
Một điều đáng ghi nhận là từ năm 1998, BTS đã thành lập “Quỹ Bảo trợ học đường” để trợ giúp tăng, ni có điều kiện theo học tại các trường Phật học. Đến nay đã có gần 1000 hội viên tham gia, hàng năm hỗ trợ hàng chục triệu đồng cho Tăng Ni ăn học, hỗ trợ cho lớp sơ cấp Phật học tỉnh , đồng thời hỗ trợ các hoạt động khác của Tỉnh hội. Vì vậy, 30 năm qua, số lượng tăng, ni phát triển theo từng nhiệm kỳ và được trẻ hoá; đào tạo cơ bản, có trình độ Phật học và thế học để đảm trách các công việc Giáo hội. Theo đó, 35 vị đã và đang học Học viện Phật giáo, 3 vị cử nhân Triết học, 1 vị cử nhân Hán học, 2 vị Thạc sỹ Triết học, 2 vị Thạc sỹ Phật học, 36 vị tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp Phật học và đang học trung cấp Phật học...
Theo cơ cấu tổ chức của HĐTS GHPGVN, ngành Tăng sự là một ngành gánh vác trọng trách phật sự nặng nề và đa đoan nhất. Nhiệm vụ của ngành là: Thống kê quản lý Tăng Ni và các tự viện, ổn định hòa hợp chúng, sớm phát hiện những mặt yếu kém trong tăng, ni tự viện để kịp thời uốn nắn theo đúng hướng của Giáo hội.
Trong điều kiện tăng, ni ngày càng phát triển đông, địa bàn Phật giáo luôn thay đổi theo địa dư hành chính huyện, thị, thành phố của tỉnh. Dù áp lực công việc nặng nề nhưng ngành Tăng sự đã có nhiều cố gắng, không ngừng đổi mới trong hoạt động thực tiễn nên đã đạt được kết quả hết sức đáng mừng. Song song đó, BTS cũng đẩy mạnh các hoạt động hoằng pháp và hướng dẫn phật tử. Trong các ngày lễ truyền thống, BTS đều tổ chức thuyết giảng Phật pháp để phổ cập giáo lý đến quần chúng Phật tử như: Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu lan báo hiếu và cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ, lễ Vía Đức Phật, Bồ Tát... làm tăng thêm sự hiểu biết cho các phật tử, coi đây là món ăn tinh thần bổ ích cho Phật tử, Bồ đề tâm tăng trưởng làm tròn sứ mệnh ngoại hộ Phật pháp. Ngoài ra, nhiều chùa trong tỉnh cũng đã thiết lập các đạo tràng tu học cho phật tử mà điển hình là khóa tu Bát quan trai, khoá tu một ngàn an lạc vào các ngày sám nguyện, chủ nhật...
Trong điều kiện tăng, ni ngày càng phát triển đông, địa bàn Phật giáo luôn thay đổi theo địa dư hành chính huyện, thị, thành phố của tỉnh. Dù áp lực công việc nặng nề nhưng ngành Tăng sự đã có nhiều cố gắng, không ngừng đổi mới trong hoạt động thực tiễn nên đã đạt được kết quả hết sức đáng mừng. Song song đó, BTS cũng đẩy mạnh các hoạt động hoằng pháp và hướng dẫn phật tử. Trong các ngày lễ truyền thống, BTS đều tổ chức thuyết giảng Phật pháp để phổ cập giáo lý đến quần chúng Phật tử như: Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu lan báo hiếu và cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ, lễ Vía Đức Phật, Bồ Tát... làm tăng thêm sự hiểu biết cho các phật tử, coi đây là món ăn tinh thần bổ ích cho Phật tử, Bồ đề tâm tăng trưởng làm tròn sứ mệnh ngoại hộ Phật pháp. Ngoài ra, nhiều chùa trong tỉnh cũng đã thiết lập các đạo tràng tu học cho phật tử mà điển hình là khóa tu Bát quan trai, khoá tu một ngàn an lạc vào các ngày sám nguyện, chủ nhật...
ĐĐ.Thích Tâm Đức - Trưởng BTS GHPGVN tỉnh trao nhà Đại đoàn kết |
Hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động như: “Xây dựng chùa cảnh tinh tiến”, "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”,“Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, Phật giáo tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều hoạt động thiết thực, xây dựng đạo đức, lối sống văn hoá mới. Với tinh thần “Từ bi cứu khổ”, “Vô ngã vị tha” Phật giáo Thanh Hoá đã tổ chức nhiều hoạt động hết sức có nghĩa, vận động các tăng, ni, phật tử tích cực tham gia hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện như đóng góp, ủng hộ xây dựng các quỹ “Vì người nghèo”, “Khuyến học”, “Xóa đói giảm nghèo”, "Xóa nhà tranh tre nứa lá”, “ Nhà đại đoàn kết”, thăm hỏi động viên, tặng quà các gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, nạn nhân chất độc da cam, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, tàn tật...tới hàng chục tỷ đồng.
Từ các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện này đã xuất hiện các cá nhân và tập thể điển hình như Ban đại diện Phật giáo TP.Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, huyện Nông Cống, Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Cẩm Thuỷ…và các cá nhân như: Đại đức Thích Tâm Đức, Đại đức Thích Tâm Định, Đại đức Thích Tâm Hiền, Đại đức Nguyên Phong, Ni cô Đàm Hoà, Sư cô Đàm Hương, Sư cô Đàm Thành, Sư cô Đàm Chung... Cùng với đó, thực hiện phong trào "Xây dựng chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu" tăng, ni, phật tử ở cơ sở tự viện tích cực hưởng ứng thực hiện theo 5 tiêu chuẩn xây dựng chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu, đã xây dựng được 24/79 số chùa có sư trụ trì trong tỉnh. Đồng thời, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự hảo tâm của tăng, ni, phật tử gần xa, nhiều chùa trong 269 ngôi chùa toàn tỉnh đã và đang được quy hoạch xây dựng, trùng tu tôn tạo qua đó tạo nên nét đẹp văn hóa đặc trưng xứ Thanh, thu hút đông đảo tín đồ phật tử đến tu học, nhân dân và khách thập phương đến tham quan lễ bái.
Từ các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện này đã xuất hiện các cá nhân và tập thể điển hình như Ban đại diện Phật giáo TP.Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, huyện Nông Cống, Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Cẩm Thuỷ…và các cá nhân như: Đại đức Thích Tâm Đức, Đại đức Thích Tâm Định, Đại đức Thích Tâm Hiền, Đại đức Nguyên Phong, Ni cô Đàm Hoà, Sư cô Đàm Hương, Sư cô Đàm Thành, Sư cô Đàm Chung... Cùng với đó, thực hiện phong trào "Xây dựng chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu" tăng, ni, phật tử ở cơ sở tự viện tích cực hưởng ứng thực hiện theo 5 tiêu chuẩn xây dựng chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu, đã xây dựng được 24/79 số chùa có sư trụ trì trong tỉnh. Đồng thời, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự hảo tâm của tăng, ni, phật tử gần xa, nhiều chùa trong 269 ngôi chùa toàn tỉnh đã và đang được quy hoạch xây dựng, trùng tu tôn tạo qua đó tạo nên nét đẹp văn hóa đặc trưng xứ Thanh, thu hút đông đảo tín đồ phật tử đến tu học, nhân dân và khách thập phương đến tham quan lễ bái.
Một dấu ấn quan trọng của Phật giáo Thanh Hóa trong chặng đường 30 năm xây dựng là nhân dịp Kỷ niệm 30 năm thành lập, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân Chương Lao động hạng ba, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa Đại đức Thích Tâm Đức được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 07 tập thể và 07 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen. Nhiều tập thể, cá nhân được Ủy ban MTTQ Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen; TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng bằng tuyên dương công đức.
Trong 30 năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Giáo hội Phật giáo Thanh Hóa đã lãnh đạo Tăng Ni, Phật tử thực hiện tốt phương châm hoạt động của Giáo hội: "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội", gắn bó đồng hành cùng dân tộc, góp phần cùng với nhân dân các dân tộc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.
Nguồn: http://phatgiaothanhhoa.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1662:thanh-hoa-du-n-30-nm-xay-dng-va-phat-trin-pht-giao-tinh-nha&catid=67:pht-giao-thanh-hoa&Itemid=113
Nguồn: http://phatgiaothanhhoa.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1662:thanh-hoa-du-n-30-nm-xay-dng-va-phat-trin-pht-giao-tinh-nha&catid=67:pht-giao-thanh-hoa&Itemid=113