Chùa Việt

Đầu xuân, chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ nghìn năm tuổi ở Thủ đô

Thứ năm, 15/02/2024 08:00

Ở Hà Nội, có một ngôi chùa nghìn năm tuổi cổ kính, đó là chùa Yên Ngưu, tên chữ là Hưng Long tự.

Chùa Yên Ngưu, tên chữ là Hưng Long tự nằm ẩn mình giữa ngôi làng Yên Ngưu, huyện Thanh Trì. Do thôn này còn có tên nôm là Kẻ Ngâu nên chùa cũng được gọi là chùa Ngâu.

Chùa Yên Ngưu, tên chữ là Hưng Long tự nằm ẩn mình giữa ngôi làng Yên Ngưu, huyện Thanh Trì. Do thôn này còn có tên nôm là Kẻ Ngâu nên chùa cũng được gọi là chùa Ngâu.

Ngôi chùa được dựng trên một thế đất cao ráo, bằng phẳng, ngay sát đình Yên Ngưu và gần sông Tô Lịch.

Ngôi chùa được dựng trên một thế đất cao ráo, bằng phẳng, ngay sát đình Yên Ngưu và gần sông Tô Lịch.

Mặc dù chưa tìm được dấu vết của niên đại khởi dựng, song qua những tư liệu, di vật hiện còn, có thể khẳng định, chùa Yên Ngưu đã có lịch sử xây dựng từ lâu đời. Đến năm cảnh Hưng thứ 23 (1762), ngôi chùa được đại tu do một vị quốc lão triều Lê - ông Nguyễn Du - đứng ra hưng công.

Mặc dù chưa tìm được dấu vết của niên đại khởi dựng, song qua những tư liệu, di vật hiện còn, có thể khẳng định, chùa Yên Ngưu đã có lịch sử xây dựng từ lâu đời. Đến năm cảnh Hưng thứ 23 (1762), ngôi chùa được đại tu do một vị quốc lão triều Lê - ông Nguyễn Du - đứng ra hưng công.

Thuở hàn vi ông Nguyễn Du (Trịnh Du) thường qua lại đất Yên Ngưu. Sau này khi hiển đạt, ông đã xin phần đất này làm thái ấp. Khi đó ở Yên Ngưu đã có một ngôi chùa cổ, nổi tiếng linh ứng, nhưng lâu ngày hư hại, quy mô lại chật hẹp.

Thuở hàn vi ông Nguyễn Du (Trịnh Du) thường qua lại đất Yên Ngưu. Sau này khi hiển đạt, ông đã xin phần đất này làm thái ấp. Khi đó ở Yên Ngưu đã có một ngôi chùa cổ, nổi tiếng linh ứng, nhưng lâu ngày hư hại, quy mô lại chật hẹp.

Vì công đức này, vị quốc lão đã được thờ hậu tại chùa và ngôi chùa cũng được gọi tên là Quốc lão Hưng Long tự. Các đời về sau, chùa Yên Ngưu vẫn được dân làng gìn giữ, tiếp tục tu bổ, mở rộng.

Vì công đức này, vị quốc lão đã được thờ hậu tại chùa và ngôi chùa cũng được gọi tên là Quốc lão Hưng Long tự. Các đời về sau, chùa Yên Ngưu vẫn được dân làng gìn giữ, tiếp tục tu bổ, mở rộng.

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, chùa luôn là địa điểm linh thiêng, gắn bó với người dân làng và ngày càng thu hút nhiều du khách thập phương.

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, chùa luôn là địa điểm linh thiêng, gắn bó với người dân làng và ngày càng thu hút nhiều du khách thập phương.

09
10
01
03
Xung quanh chùa là những tán cây cổ thụ xanh mát như cây muỗm, cây mít hàng trăm năm tuổi. Ngoài ra, chùa còn bảo lưu được một khối di vật cổ, có giá trị văn hóa cao trong đó có quả chuông đồng cao 124 cm, đường kính miệng rộng 60 cm. Chuông có dáng đẹp, quai trang trí hình đôi rồng đuôi xoắn, thân chuông đề bốn chữ “Hưng Long tự chung” (chuông chùa Hưng Long) đúc năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799).

Xung quanh chùa là những tán cây cổ thụ xanh mát như cây muỗm, cây mít hàng trăm năm tuổi. Ngoài ra, chùa còn bảo lưu được một khối di vật cổ, có giá trị văn hóa cao trong đó có quả chuông đồng cao 124 cm, đường kính miệng rộng 60 cm. Chuông có dáng đẹp, quai trang trí hình đôi rồng đuôi xoắn, thân chuông đề bốn chữ “Hưng Long tự chung” (chuông chùa Hưng Long) đúc năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799).

04
Tam quan chùa được xây bằng đá xanh.

Tam quan chùa được xây bằng đá xanh.

Tam quan chùa được xây bằng đá xanh.

Tam quan chùa được xây bằng đá xanh.

18
loading...