Sách Phật giáo

Đẩy lùi lo lắng, đau khổ như thế nào?

Chủ nhật, 12/08/2020 08:33

Hiện nay, mỗi ngày nghe tin tức về dịch bệnh như sự gia tăng về con số bệnh nhân dương tính với Sars Cov-2, gia tăng khu vực lây nhiễm, gia tăng những chỗ có nguy cơ, những người có nguy cơ… thì trong lòng chúng ta xuất hiện nỗi lo lắng.

Biết đâu đấy ta có khả năng lây nhiễm, biết đâu đấy người thân chúng ta bất cẩn để bị lây nhiễm, biết đây đấy người khác có thể mang dịch bệnh đến cho mình. Nỗi lo trở nên sâu hơn bởi những gì chúng ta nhìn thấy, tưởng tượng ra, nếu bị lây nhiễm rồi bị cách ly thì ai chăm lo cho gia đình? Ở chỗ cách ly có ổn không? Bị lây nhiễm thì cơ thể mình có đủ sức để chống chọi ko?… Và ta càng bị chìm trong nỗi sợ, lo lắng do chính suy nghĩ, tưởng tượng của chúng ta như nghĩ về cái chết, nghĩ về sự bỏ rơi và cô đơn v.v… Nhiều người là bệnh nhân, đang ở trong các khu cách li có lẽ ngoài sự lo lắng, có thể còn là những đau khổ xâm lấn trí óc. Làm thế nào để đẩy lùi những điều tiêu cực trong trí óc của mình? 

Cuốn sách “Hỷ lạc từ tâm” của tác giả Douglas Abrams.

Cuốn sách “Hỷ lạc từ tâm” của tác giả Douglas Abrams.

Thêm lo lắng về dịch bệnh mới bên cạnh dịch virus corona

Đọc cuốn sách “Hỷ lạc từ tâm” của tác giả Douglas Abrams chắp bút viết lại cuộc gặp gỡ trao đổi của 2 nhà lãnh đạo tâm linh thế giới, hai nhân vật cùng đạt giải Nobel hoà bình: Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 và Đức Tổng Giám Mục Nam Phi Desmond Tutu. Hai con người vĩ đaị với cuộc đời hơn 80 năm từng trải sóng gió phi thường nhưng đã là điểm tựa an lạc cho hàng tỉ người trên thế giới trong mấy chục năm qua. Cuốn sách xoay quanh chủ đề: “Mục đích cuộc đời” - mục đích xa lìa khổ đau và đạt được hạnh phúc. Các Ngài đã chia sẻ những hiểu biết, sự thông tuệ của mình về việc làm thế nào để sống với niềm hỷ lạc, ngay cả khi phải đối mặt với những khổ đau không thể tránh khỏi.

Có một số trích dẫn trong cuốn sách có thể đâu đó giúp chúng ta bình thản đón nhận hơn, tìm kiếm niềm an vui ngay trong những hoàn cảnh bất an nhất.

1. Chẳng có số phận đen tối nào định đoạt được tương lai. Chúng ta mới là người quyết định. Trong mỗi ngày và trong từng khoảnh khắc ta luôn có khả năng kiến tạo và sửa đổi vận mệnh chính mình, cũng như chất lượng sống của con người trên toàn thế giới. Sức mạnh này nằm trong tay của chính chúng ta.

2. Chúng ta không thể kiểm soát những khổ đau do thiên tai hay thảm hoạ tự nhiên, nhưng đối với những nỗi bất hạnh thường ngày thì chúng ta có thể. Chúng ta tự tạo ra phần lớn sự đau khổ của mình, vì vậy hợp lý rằng chúng ta có đủ khả năng để kiến tạo nhiều niềm vui hơn thế.

Khi bạn trải qua những hoàn cảnh bi thương, hãy suy tư thế này: “Nếu không còn cách nào để thoát khỏi bi kịch, vậy thì lo lắng cũng chẳng ích gì”

Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14.

Lời Phật dạy sâu sắc về việc gạt bỏ sự lo lắng để có sống an lạc

3. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc đến một vị thầy Phật giáo sống vào khoảng thế kỷ thứ 8 là Tôn giả Tịch Thiên, Ngài đã viết: “Nếu tình hình vẫn còn có thể làm gì đó, thì đâu có gì cần phải lo buồn? Còn nếu chẳng thể làm được gì hơn nữa thì lo buồn cũng nào có ích chi?”

4. Nếu ta chỉ nhìn vào nỗi đau khổ xung quanh mình giống như khi mình khum tay lại - thì mình trở nên lo lắng, nhưng nếu mình nhìn rộng ra nỗi đau khổ ở khắp mọi nơi như khi ta mở rộng bàn tay ra thì sẽ thấy “không chỉ mình chúng ta đang đau khổ mà còn rất nhiều người anh chị em của chúng ta cung đang chịu khổ đau như vậy. Cho nên, khi chúng ta nhìn vào cùng một sự việc, nhưng biết quan sát từ góc độ rộng hơn thì chúng ta sẽ giảm thiểu được nỗi lo lắng và khổ đau của chính mình”

5. "Đây không phải là sự phủ nhận nỗi đớn đau và thống khổ, mà là một sự chuyển đổi cách nhìn - từ cái tôi cá nhân hướng về tha nhân, từ sầu não trở nên từ bi - để thấy được rằng những người khác cũng đang phải chịu khổ. Khi chúng ta nhận ra những khổ đau của người khác và hiểu được rằng mình không cô đơn, thì nỗi đau trong lòng chúng ta cũng sẽ giảm thiểu".

6. “Khổ đau là không tránh khỏi; nhưng khổ não là có quyền lựa chọn”

7. "Bằng nhiều cách, những nổi khổ đau và buồn phiền là điều mà bạn không thể kiểm soát được. Chúng cứ xảy ra. Câu hỏi không phải là: Làm thế nào để tôi thoát khỏi nó? Mà phải là: Làm thế nào để tôi có thể tận dụng nó như một điều tích cực?"

8. "Khổ đau, tuyệt vọng không phải là yếu tố quyết định được chúng ta là ai. Chúng ta có thể sử dụng những điều tưởng chừng như tiêu cực trở thành những động lực tích cực".

Chẳng có số phận đen tối nào định đoạt được tương lai. Chúng ta mới là người quyết định.

Chẳng có số phận đen tối nào định đoạt được tương lai. Chúng ta mới là người quyết định.

‘Vắc-xin’ tinh thần đối trị làn sóng dịch Covid thứ 2

Bình luận: Trong rất nhiều tài sản mà chúng ta sở hữu: tiền bạc, nhà cửa, xe cộ..., có một thứ tài sản mà ta ít để ý đến đó chính là: chính mình. Mình là thứ tài sản duy nhất thuộc về mình mãi mãi. Do vậy, làm chủ được mình, làm chủ được cơ thể và các trạng thái suy nghĩ và cảm xúc của mình không phải là điều khó. Chịu khó quan sát, lưu tâm đến bản thân, đánh giá đúng các trạng thái của mình và chuyển hoá nó đến những điều tích cực nhất - điều làm cho mình an vui, hạnh phúc.

Những dòng suy nghĩ và tưởng tượng của chúng ta được phép diễn ra trong đầu cả những thứ tốt đẹp đến những thứ xấu xa, những thứ thiêng liêng đến những thứ dơ bẩn, những thứ hạnh phúc và cả những thứ đau khổ, buồn phiền - điều đó gắn với môi trường, hoàn cảnh, văn hoá và lối sống của chúng ta. Việc chúng ta nhận biết, chấp nhận và cho phép thứ suy nghĩ nào diễn ra nhiều hơn làm chúng ta vui là do chính chúng ta lựa chọn chứ không hoàn toàn do tác động của hoàn cảnh bên ngoài. Do đó, thực hành lối sống "hỷ lạc từ tâm" - sẽ giúp chúng ta vượt qua nghịch cảnh. Cuốn sách thật có ý nghĩa sâu sắc về nhân sinh và hỷ lạc của con người.

> Xem thêm video "Khắc phục lòng sân hận":

loading...