Đức Phật

Đề Bà Đạt Đa chính là cổ Phật tái lai giúp thành tựu công đức cho Đức Phật

Thứ năm, 14/05/2023 05:00

Có đối lập là có phiền não, là có đau khổ, là có khổ báo, nên phải hóa giải đối lập. Người khác đối lập với chúng ta không sao, dù đối lập đến đâu, thì chúng ta ở đây đều hóa giải hết, không còn nữa, được đại tự tại.

Học Phật phải học dùng chân tâm, Đức Thế Tôn suốt đời dùng chân tâm đối nhân tiếp vật, ngài đã thể hiện ra. Đức Thế Tôn có ghét người nào chăng? Không có, đến Đề Bà Đạt Đa ngày nào cũng làm phiền ngài còn không ghét. Đề Bà Đạt Đa có nhân duyên với Phật, là anh em chú bác, không có gì khác, chính là do tâm đố kỵ quá nặng.

Đề Bà Đạt Đa muốn hại Phật, ông muốn thay Phật, nghĩa là trong Tăng đoàn ông lớn nhất, mọi người nghe theo lời ông, ông hủy báng Phật. Thế nên có một số người nghe lời ông, sinh ra hoài nghi Đức Thế Tôn, đi theo Đề Bà Đạt Đa, nên ông cũng có không ít đệ tử. Sau cùng, vì làm quá nhiều việc ác, nên bị đọa vào địa ngục, do đó những người đệ tử của ông giác ngộ, quay đầu trở về bên Phật.

Đề Bà Đạt Đa là một vị đại Bồ Tát ứng dụng nghịch hạnh?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đề Bà Đạt Đa tạo nên nghiệp nặng, biết Đức Phật mỗi ngày đi khất thực, ngài quen đi con đường đó. Con đường đó có một nơi là vách đá, một vách núi dựng đứng, ông ở trên đó lăn xuống một tảng đá lớn, Đức Phật đi khất thực bên dưới, lăn tảng đá xuống muốn hại Phật. Phước báo của Phật lớn, có thần hộ pháp gia hộ. Bồ Tát Vi Đà ở trên không trung dùng chày hàng ma cản trở tảng đá, tảng đá nát vụn. Khi đá bể, có một mãnh nhỏ văng đến làm chân Phật chảy máu, đây gọi là xuất Phật thân huyết, nó có điển tích.

Tội này là đọa địa ngục A tỳ, ông có đọa địa ngục A tỳ chăng? Có đọa, nhưng Đức Phật nói, ông ở địa ngục được an vui như ở cõi trời Đao Lợi vậy, như vậy là sao? Đức Phật dùng công đức tu trì của mình để gia trì, làm giảm nhẹ khổ báo của ông, không có oán hận, Đức Phật từ bi bình đẳng với tất cả.

Từ đó cho thấy, thiện ác nhân quả hoàn toàn ở nơi một niệm của mình, không liên quan đến cảnh giới bên ngoài. Ý niệm chúng ta thiện, thì người hại mình được thiện báo, đọa địa ngục nhưng không chịu khổ. Đạo lý này rất sâu, phải tham cứu tường tận mới hiểu được.

Khi đã hiểu, ta nên thay đổi tâm tình để xử sự đối nhân tiếp vật, như vậy sẽ vô cùng an vui. Có đối lập là có phiền não, là có đau khổ, là có khổ báo, nên phải hóa giải đối lập. Người khác đối lập với chúng ta không sao, dù đối lập đến đâu, thì chúng ta ở đây đều hóa giải hết, không còn nữa, được đại tự tại.

loading...