Chùa Việt

Đến Bạc Liêu ghé thăm chùa Ghositaram

Thứ năm, 29/03/2020 08:00

Chùa Ghositaram (ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) như một "bảo tàng mỹ thuật" thể hiện tài năng của các nghệ nhân Khmer, và là một trong những điểm đến văn hóa vô cùng độc đáo.

> Ngôi chùa Khmer lớn nhất Việt Nam

Chùa Ghositaram được xây dựng vào năm 1860 trên khu đất rộng 4ha, phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, là hình ảnh quen thuộc của cảnh sắc miền Tây. Chùa Ghositaram gồm có nhiều khu vực đặc trưng thường có của một ngôi chùa Khmer, như: chánh điện, tăng sá, giảng đường, bảo tháp, trường học, an sá… Theo thời gian, ngôi chùa dần bị hư hỏng, nên đến năm 2001 tòa chánh điện được xây dựng lại, 10 năm sau thì hoàn thành. Tòa chánh điện có diện tích 427 m2, cao 36 m.

Chùa Ghositaram là một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông đẹp nhất của cộng đồng người Khmer.

Chùa Ghositaram là một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông đẹp nhất của cộng đồng người Khmer.

Mái chùa được cấu trúc thành nhiều tầng, lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp.

Mái chùa được cấu trúc thành nhiều tầng, lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp.

Dấu ấn thời gian đã tạo nên sự cổ kính trong không gian của ngôi chùa.

Dấu ấn thời gian đã tạo nên sự cổ kính trong không gian của ngôi chùa.

Không gian bên trong chánh điện.

Không gian bên trong chánh điện.

Bên trong chánh điện là những bức tranh phù điêu mô tả các điển tích của Đức Phật từ lúc sơ sinh cho đến khi thành đạo.

Bên trong chánh điện là những bức tranh phù điêu mô tả các điển tích của Đức Phật từ lúc sơ sinh cho đến khi thành đạo.

Hình tượng rắn 5 đầu tại chùa Ghositaram.

Hình tượng rắn 5 đầu tại chùa Ghositaram.

Những hàng cột được sơn son thiếp vàng với những hoa văn tinh xảo.

Những hàng cột được sơn son thiếp vàng với những hoa văn tinh xảo.

Các linh vật trong chùa Ghositaram.

Các linh vật trong chùa Ghositaram.

Hoa văn, phù điêu tinh xảo tại Chùa Ghositaram.

Hoa văn, phù điêu tinh xảo tại Chùa Ghositaram.

10Bức phù điêu miêu tả đời sống hàng ngày của người Khmer.

10Bức phù điêu miêu tả đời sống hàng ngày của người Khmer.

11Những bức tranh phù điêu mô tả các điển tích của Đức Phật từ lúc sơ sinh cho đến khi thành đạo.

11Những bức tranh phù điêu mô tả các điển tích của Đức Phật từ lúc sơ sinh cho đến khi thành đạo.

Chùa Ghositaram như một điểm son trong văn hóa tín ngưỡng Phật giáo và là một trong những ngôi chùa Khmer có không gian, kiến trúc đẹp bậc nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hình tượng trang trí độc đáo đỡ phần mái chùa.

Hình tượng trang trí độc đáo đỡ phần mái chùa.

Chiếc cồng tại chùa Ghositaram.

Chiếc cồng tại chùa Ghositaram.

Tháp cốt.

Tháp cốt.

Chùa Ghositaram là nơi học tập của những người con Khmer. Theo tập tục của người Khmer, con trai lớn lên (khoảng 14-15 tuổi) phải vào chùa tu để báo hiếu cho cha mẹ, học kinh Phật và những kiến thức cần thiết cho cuộc sống, là ngôi trường dạy kiến thức phổ thông, dạy chữ Việt, chữ Khmer, dạy nhạc ngũ âm... Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tu, họ hoàn tục về đời thường, đem kiến thức phụ giúp gia đình, đền ơn công dưỡng dục của bậc sinh thành và phục vụ xã hội.

Dạy học trong chùa.

Dạy học trong chùa.

Chuẩn bị hoa dâng lên Đức Phật trước các buổi lễ.

Chuẩn bị hoa dâng lên Đức Phật trước các buổi lễ.

Nhìn từ xa, tòa chánh điện to lớn hiện lên rực rỡ với tông màu đỏ - vàng đặc trưng của các ngôi chùa Khmer. Theo ông Thạch Phol, Trưởng Ban trị sự chùa Ghositaram, chùa có khu vực trường học khang trang, thường xuyên mở các lớp học giáo lý Pali, lớp học văn hóa thu hút đông đảo thanh thiếu niên Khmer trong vùng. Trong những ngày lễ hội quan trọng của cộng đồng Khmer như lễ Dolta, Dâng Y, tết Chol Chnam Thmay… chùa Ghositaram thu hút đông đảo tín đồ và du khách về tham dự.

Việc nằm gần các điểm du lịch khác trong khu vực như: cánh đồng điện gió, vườn nhãn cổ, khu ẩm thực bánh xèo A Mật… chùa Ghasitaram góp phần hình thành chuỗi du lịch khám phá và du lịch tâm linh, thu hút thêm nhiều du khách gần xa đến với Bạc Liêu.

Bài: Sơn Nghĩa - Ẩnh: Lê Minh

Nguồn: Báo ảnh Việt Nam

loading...