Kiến thức
Đi chùa đầu năm
Thứ hai, 27/02/2021 03:54
Đi chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa tâm linh của dân tộc, chứa đựng nhiều ý nghĩa giáo dục lớn lao.
Phật tử đi chùa đầu năm bởi đó là sự khởi đầu của sự sống, của một năm mới và của những điều thiện lành, tốt đẹp. Về nơi cửa Phật là về với chốn an vui, tự tại để biết buông bỏ những phiền muộn, âu lo, mỏi mệt của một năm cũ đã qua và mong cầu một năm mới cả gia đình sẽ được an vui, hạnh phúc.
Trong tâm thức của người Phật tử, hình ảnh ngôi chùa đã trở nên thân thuộc, gần gũi Tiếng chuông chùa ngân nga; mùi nhang trầm thơm thoảng vốn đằm sâu tâm hồn. Chắp tay thành kính trước Đức Phật, lòng mình rưng rưng một xúc cảm thiêng liêng, làm cho tâm thức sáng suốt tin về luật nhân quả, về những điều hay lẽ phải ở đời mà Đức Phật đã răn dạy.
Phật dạy con người biết sống từ bi, biết làm những điều thiện lành. Bởi vậy, đi chùa đầu năm với người con Phật còn là cách để nhận biết mình cần phải sống tốt, biết hướng thiện.
Không nên bắt ép trẻ em đi chùa
Điều đáng quý hơn, được diện kiến tôn nhan sáng ngời từ tôn tượng Phật - ngắm nhìn nụ cười bao dung, độ lượng, vị tha của Đấng Thích Tôn hay nụ cười hoan hỉ của Đức Phật Di Lặc,…
Về nơi cửa Thiền ngày Tết cũng cho ta cảm giác ấm áp như về với mái nhà chung của mình, để được che chở, được an ủi, vỗ về,… để ta cùng gia đình hướng về niềm vui an lạc, để thấy cuộc đời thật ý nghĩa và đáng sống..
Tinh thần cầu nguyện của người Phật tử khi đi chùa
Đi chùa đầu năm còn là cách để mỗi người dành những lời cầu chúc tốt đẹp cho cho quốc thái dân an; cho quê hương luôn được bình yên, giàu đẹp; cho con người với con người luôn sống trong tình yêu thương,, chia sẻ, hòa bình.
Ta thường giữ tâm niệm, người có tâm thì cửa chùa luôn rộng mở đón chào. Thiền môn luôn là nơi trở về nương tựa an lành, hạnh phúc nhất. Đơn giản là vì:
“Vào chùa tâm tĩnh lặng
Bước chân chẳng vội vàng
Vui trong niềm tỉnh thức
Hạnh phúc thật nhẹ nhàng”...