Đức Phật
Di mẫu của Đức Phật - Bậc Ni trưởng mẫu mực đầu tiên
Thứ bảy, 15/06/2020 01:39
Trong kinh Phật Bản Hạnh và kinh Trung Bản Khởi có ghi lại câu chuyện của Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo, vị Tỳ kheo ni đầu tiên trong ni giới. Khi chưa xuất gia bà tên là Kiều Đàm Di (Gotami), mang nghĩa là người phụ nữ thuộc dòng họ Cồ-đàm (Gotama).
Người nữ có thể chứng đạt sự giác ngộ, giải thoát trong kiếp hiện tại hay không?
Bà là con vua Thiện Giác nước Câu-lợi, là em hoàng hậu Ma Da và là di mẫu của Thái tử Tất Đạt Đa. Sau khi xuất gia, bà được gọi với tên là Ma-ha Ba-xà-ba-đề (Mahaprajapati), dịch nghĩa sang Hán ngữ là Đại Ái Đạo.
Chuyện kể rằng:
Hoàng hậu Ma Da sau khi sinh thái tử Tất Đạt Đa được bảy ngày thì băng hà. Di mẫu Kiều Đàm Di thay chị chăm lo cho Thái tử.
Phu nhân Kiều Đàm Di dung mạo xinh đẹp, tính nết đoan trang, hiền hậu, khả ái, phẩm hạnh của bà thật thánh thiện cao cả. Chẳng những trong cung ai cũng ngưỡng mộ cung kính, mà cả Quốc vương Tịnh Phạn cũng rất sủng ái bà. Sau khi hoàng hậu qua đời, bà được đưa vào vị trí thay thế hoàng hậu. Mặc dù sau này bà sinh ra hoàng tử Nan Đà, nhưng vẫn luôn yêu thương Thái tử Tất Đạt Đa như con đẻ.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?
Lúc Thái tử còn nhỏ, tuy đã có ba mươi hai cung nữ hầu hạ, nhưng phu nhân Kiều Đàm Di vẫn không yên lòng. Bà muốn chính mình tự tay chăm sóc Thái tử từ giấc ngủ, miếng ăn, kể cả việc nhỏ nhất như chọn quần áo v.v... Mỗi mỗi đều một tay bà sắp xếp. Thái tử dù đã mất mẹ, nhưng bù lại được dì thương yêu chăm sóc chu đáo như mẹ ruột.
Mười chín tuổi, thái tử đã nhận biết cõi đời là tạm bợ, thân này không thật nên vô cùng thương xót chúng sinh còn mãi chìm đắm trong ngũ dục, si mê. Ngài muốn tìm cách độ hết thảy chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.
Thế rồi, Ngài từ bỏ dục lạc thế gian, một mình vượt thành vào rừng xuất gia tu khổ hạnh. Phu nhân Kiều Đàm Di nghe tin thái tử xuất gia thì đau buồn, nhớ thương bằng sự quan tâm lo lắng của người mẹ khi thấy đứa con cành vàng lá ngọc của mình giờ đây phải chịu sống đời cơ cực, kham khổ giữa núi rừng hoang vu tịch mịch. Nghĩ như thế nên lòng bà đau như cắt.
Sự kiện Ni giới nhận lãnh thêm Bát Kỉnh pháp
500 người nữ xin Phật xuất gia
Trong lần đầu tiên đức Phật trở về Ca Tỳ La Vệ - quê hương trước kia của Ngài - để thuyết pháp, những vị vương tôn trong dòng tộc như hoàng tử Bạt-đề, A-na-luật, Nan-đà đều được Phật hóa độ cho xuất gia, và cả La Hầư La - con trai của Thái tử ngày trước - cũng được thọ giới xuất gia theo Phật.
Phu nhân Kiều Đàm Di nhìn thấy hình ảnh đó, bà phát khởi thiện căn nên đến trước Thế Tôn cầu xin Ngài cho bà được xuất gia nhập chúng theo cùng Tăng đoàn.
Lúc bấy giờ trong tăng đoàn của Phật không có Tỳ kheo ni. Đối với lời cầu xin của phu nhân Kiều Đàm Di, đức Thế Tôn không đồng ý. Ngài bảo bà chỉ nên sống đời cư sĩ tại gia học Phật pháp, quy y Tam bảo, thọ trì năm giới, nếu quyết chí tu cũng có thể được lợi ích lớn lao trong đời này và đời sau.
Vai trò của ni giới đối với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay
Nhưng phu nhân Kiều Đàm Di không mãn nguyện với điều đó, nên mỗi lần Thế Tôn trở về cung thuyết pháp bà vẫn kiên nhẫn cầu xin cho bà được xuất gia.
Một hôm, đích thân bà may hai tấm y đem đến vườn Ni-câu-luật nơi đức Phật ở để dâng cúng. Đức Thế Tôn nói:
- Hai tấm y mà phu nhân dâng cúng, Như Lai hoan hỷ nhận một tấm, còn lại phu nhân nên cúng dường cho chúng tăng.
Được đức Phật nhận y, bà hết sức vui mừng, nhân cơ hội này liền chắp tay bạch Phật:
- Kính bạch đức Thế Tôn! Xin thương xót cho hàng nữ giới chúng con cũng được y theo chính pháp xuất gia, thọ cụ túc giới.
Đức Phật bảo:
- Phu nhân chớ nói như thế! Người nữ tu tại gia cũng là tốt lắm rồi. Nay ta đã xét kỹ, nếu cho nữ giới xuất gia, nhập vào Tăng đoàn của Như Lai thì sẽ có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến Tăng đoàn về sau.
Đã ba lần cầu xin đều bị Phật từ chối, nhưng phu nhân Kiều Đàm Di vẫn kiên nhẫn đợi chờ. Với sự chân thành tha thiết muốn được xuất gia và cũng để tỏ lòng thành khẩn, nên sau khi đức Phật đã dẫn Tăng đoàn từ Tỳ-xá-ly về tinh xá Na-ma-đề-ni, bà liền cùng năm trăm người nữ lập nguyện khổ hạnh, đi chân trần đến tinh xá Na-ma-đề-ni để một lần nữa cầu xin đức Phật cho phép xuất gia. Những đôi chân đài các của hàng mệnh phụ đều bị rướm máu vì trên đường đi đầy chông gai đá sỏi, nhưng họ vẫn quyết tâm đi đến nơi để cầu xin đức Phật cho phép được xuất gia.
Lúc này, tôn giả A-nan thấy di mẫu và năm trăm người nữ lấy sự khổ hạnh chân trần rướm máu làm hạnh nguyện xuất gia, khiến ngài không đành lòng nên cũng một lòng nói giúp. Ngài tha thiết đến cầu xin Phật lần nữa, lại nhắc đến công ơn của bà Kiều Đàm Di từng nuôi nấng chăm lo cho Thế Tôn từ khi còn ở hoàng cung, thương yêu lo lắng như người mẹ ruột thương con v.v...
Cuối cùng, trước sự kiên trì, thành khẩn của bà Kiều Đàm Di và 500 vị mệnh phụ phu nhân cùng với sự tha thiết khẩn cầu của tôn giả A-nan, đức Thế Tôn nhận thấy không thể nào giải thích để họ từ bỏ sự mong muốn được gia nhập Tăng đoàn, nên Ngài đành miễn cưỡng chấp nhận thỉnh cầu. Tuy nhiên, nhằm hạn chế những bất ổn có thể xảy ra cho Tăng đoàn về sau, ngài đã đưa ra một số điều kiện mà ni giới phải tuân thủ, gọi là Bát kỉnh pháp. Đức Phật dạy rõ, nếu nữ giới có thể tự nguyện vâng giữ theo Bát kỉnh pháp thì cho phép xuất gia.Ngài A-nan bạch Phật:
- Bạch Đức Thế Tôn! Nếu đồng ý cho phép họ xuất gia thì dù có đưa ra giới pháp gì họ cũng sẽ hoan hỷ tuân theo.
“Người có ý chí, ắt việc gì cũng thành”. Phu nhân Kiều Đàm Di được xuất gia làm Tỳ kheo ni đầu tiên trong Tăng đoàn, năm trăm người nữ theo bà cũng được xuất gia như vậy.
Ni giới Việt Nam cùng Phật giáo trong dòng chảy lịch sử
Vị Ni trưởng đầu tiên
Sau khi xuất gia, thọ giới Tỳ kheo ni, bà Kiều Đàm Di có pháp danh là Ma-ha Ba-xa-ba-đề (Mahaprajapati), dịch nghĩa sang Hán ngữ là Đại Ái Đạo. Bà hết sức kính cẩn thực hành theo lời Phật dạy. Đối với mọi người, bà không còn nghĩ rằng mình là hoàng hậu của nước Ca-tỳ-la-vệ, và cũng không ỷ thế là di mẫu của đức Phật. Bà luôn khiêm cung, tinh tấn, nhiệt tình với mọi việc.
Sau khi xuất gia, bà được giao trách nhiệm lãnh đạo Ni chúng. Các vị đại trưởng lão trong Tăng đoàn cũng rất kính trọng bà.
Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo vừa góp phần giáo hóa ni chúng, vừa làm công tác từ thiện với dân nghèo. Với người bệnh hoặc các nạn nhân bị thiên tai lũ lụt, bà vui vẻ đến thăm hỏi, cứu trợ. Bà lại hay khuyên nhủ thanh thiếu niên thường xuyên đi tham dự các pháp hội để học Phật pháp. Ngoài ra bà còn động viên mọi người nên quy y để nương theo Tam bảo mà làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhờ sự khuyên dạy của bà mà nhiều gia đình biết quay về nương tựa nơi Tam bảo, có được cuộc sống hạnh phúc.
Dù được Thế Tôn giao lãnh đạo ni đoàn, bà cũng không có tâm kiêu ngạo, khinh mạn. Đối với những vị mới xuất gia, bà đều đưa đến các vị hòa thượng để xin thọ giới pháp.
Sau khi xuất gia, bà được giao trách nhiệm lãnh đạo Ni chúng. Các vị đại trưởng lão trong Tăng đoàn cũng rất kính trọng bà.
Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo vừa góp phần giáo hóa ni chúng, vừa làm công tác từ thiện với dân nghèo. Với người bệnh hoặc các nạn nhân bị thiên tai lũ lụt, bà vui vẻ đến thăm hỏi, cứu trợ. Bà lại hay khuyên nhủ thanh thiếu niên thường xuyên đi tham dự các pháp hội để học Phật pháp. Ngoài ra bà còn động viên mọi người nên quy y để nương theo Tam bảo mà làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhờ sự khuyên dạy của bà mà nhiều gia đình biết quay về nương tựa nơi Tam bảo, có được cuộc sống hạnh phúc.
Dù được Thế Tôn giao lãnh đạo ni đoàn, bà cũng không có tâm kiêu ngạo, khinh mạn. Đối với những vị mới xuất gia, bà đều đưa đến các vị hòa thượng để xin thọ giới pháp.
Những điểm tương đồng giữa Phật tử nam và Phật tử nữ
Tuy mang thân nữ nhưng có đủ đầy tính trượng phu
Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo lãnh đạo ni đoàn, nhưng bà và ni chúng cũng không tùy tiện thâu nhận đồ chúng, không tùy tiện đi khất thực. Y phục của họ thống nhất một màu, một loại, khi đi đâu họ không đi một mình, đi xa trên tay không mang theo dãy đầy đồ đạc, không liên hệ qua lại với cư sĩ hay ở nhà thế tục... Mọi việc trên, ni chúng đều tuân thủ theo giới luật, thực hành thật nghiêm chỉnh.
Đại Ái Đạo xứng đáng là một vị Tỳ kheo ni đầu tiên, xứng đáng là người lãnh đạo ni đoàn. Chấp nhận cho người nữ xuất gia, Đức Thế Tôn hy vọng ni giới có thể học theo hạnh của Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo mà làm cho giáo pháp của Đức Phật không bị mai một.
Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo lãnh đạo ni đoàn, nhưng bà và ni chúng cũng không tùy tiện thâu nhận đồ chúng, không tùy tiện đi khất thực. Y phục của họ thống nhất một màu, một loại, khi đi đâu họ không đi một mình, đi xa trên tay không mang theo dãy đầy đồ đạc, không liên hệ qua lại với cư sĩ hay ở nhà thế tục... Mọi việc trên, ni chúng đều tuân thủ theo giới luật, thực hành thật nghiêm chỉnh.
Đại Ái Đạo xứng đáng là một vị Tỳ kheo ni đầu tiên, xứng đáng là người lãnh đạo ni đoàn. Chấp nhận cho người nữ xuất gia, Đức Thế Tôn hy vọng ni giới có thể học theo hạnh của Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo mà làm cho giáo pháp của Đức Phật không bị mai một.
Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo trụ thế hơn chín mươi tuổi mới nhập Niết-bàn. Lúc ấy, Đức Phật đứng trước hội chúng thán bà:
- Này chư Tỳ kheo! Các ông đừng nên xem thường Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo là người nữ. Tuy là thân nữ nhưng lại có đức tính trượng phu, là người có đức hạnh cao cả, xứng đáng làm gương cho Tăng đoàn mai sau.
Đức Phật đối trước hội chúng tán thán đức hạnh của Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo mà tu học, nhất là tấm gương về Bát kỉnh pháp.
Xem thêm video "Biểu tượng hoa đăng trong Phật giáo":