Chùa Việt

Điểm nhấn kiến trúc và tâm linh ở TP. Cà Mau: Chùa Monivonsa Bopharam

Chủ nhật, 12/09/2019 04:20

Chùa Monivonsa Bopharam, định danh theo tiếng Pali - Phạn ngữ, và lấy ý nghĩa từ kinh điển Phật giáo, dịch ra tiếng Việt có thể hiểu Liên Hoa Tự - Chùa Liên Hoa. Riêng tên chùa đã thú vị?

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo 

Khuôn viên chùa rộng lớn với những tán cây thốt nốt vươn thẳng lên trời cao. Mái chính điện được cấu trúc thành nhiều tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau, tạo không gian cao vút. Đây chính là nét đặc trưng của một ngôi chùa Khmer Nam Bộ.

Khuôn viên chùa rộng lớn với những tán cây thốt nốt vươn thẳng lên trời cao. Mái chính điện được cấu trúc thành nhiều tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau, tạo không gian cao vút. Đây chính là nét đặc trưng của một ngôi chùa Khmer Nam Bộ.

Đến trung tâm thành phố Cà Mau, qua cầu Mới đang sửa chữa lớn, đổ dốc thẳng xuống đường Ngô Quyền phường 9, qua khu hành chính mới rẽ trái, đi tiếp một đoạn ngắn qua trụ sở công an thành phố Cà Mau, một hệ thống kiến trúc Phật giáo Nam Tông Khmer điển hình xuất hiện bên phải của đường, thuộc địa  giới phường 1.

Chùa Monivonsa Bopharam đặt viên đá đầu tiên vào năm 1964 dưới thời VNCH, trong khu vực của tỉnh lỵ An Xuyên cũ, tên của TP Cà Mau ngày nay. Kiến trúc đặc sắc của văn hóa dân tộc và Phật giáo Nam Tông Khmer được hoàn thiện từng bước qua 7 đời trụ trì cho đến ngày nay, thành một không gian Phật giáo nam tông khmer nổi bật, lớn nhất thành phố và cả trong tỉnh Cà Mau vốn có 8 ngôi chùa Nam Tông của hệ phái này.

Bức tượng Phật khổng lồ nằm ngang trước chánh điện chùa Monivongsa Bopharam gây ấn tượng đặc biệt. Tư thế nằm của Đức Phật được thiết kế độc đáo, tay phải kê đầu nhẹ nhàng, khuôn mặt thanh thoát, toát lên sự ung dung tự tại.

Bức tượng Phật khổng lồ nằm ngang trước chánh điện chùa Monivongsa Bopharam gây ấn tượng đặc biệt. Tư thế nằm của Đức Phật được thiết kế độc đáo, tay phải kê đầu nhẹ nhàng, khuôn mặt thanh thoát, toát lên sự ung dung tự tại.

Với các hạng mục căn bản của một ngôi chùa Nam Tông Khmer: tăng xá, giảng đường, chính điện, khu tháp, các hạng mục phục vụ... Song ở chùa Monivonsa Bopharam rợp bóng hàng trăm chim bồ câu hiền hòa nhàn tản hay tung cánh trên trời... Chùa còn có khu hỏa thiêu quy mô phục vụ cho nhu cầu hỏa táng của cả vùng.

Chùa Monivonsa Bopharam đáp ứng nhu cầu tâm linh của bà con người khmer sở tại đồng thời là chiếc nôi nuôi dưỡng đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc khmer thông qua các lễ hội truyền thống; ngoài ra, chùa còn quy tụ sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo Phật giáo của cộng đồng dân tộc Kinh, Hoa địa phương.

Màu đỏ và vàng tươi là hai tông màu chủ đạo trong kiến trúc chùa.

Màu đỏ và vàng tươi là hai tông màu chủ đạo trong kiến trúc chùa.

Hòa thượng Thạch Hà - Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Ban Thường trực Ban trị sự Phật giáo tỉnh Cà Mau - vị trụ trì thứ bảy và có thâm niên lãnh đạo quản trị ngôi chùa lâu nhất.

Khu vực tọa lạc của ngôi chùa ấy trong khoảng lặng một góc Cà Mau, cùng hình ảnh chim bồ câu hòa bình và áo cà sa từ ái khiến chất thiền tự nhiên lan tỏa khi bạn chậm chân rảo bước chiêm bái hành hương.

Với tôi, chùa Monivonsa Bopharam có kỷ niệm: từ nhà cha nuôi số 71 Ngô quyền phường 9 sang viếng chùa đi bộ chẳng mấy chốc, băng ngang những trụ sở hành chính nhà nước còn mới màu vôi. Cha tôi cũng thường kể về ngôi chùa, những vị sư, thời chiến tranh, vị trí ấy cũng là tiền tiêu phòng thủ tỉnh lỵ của chính quyền cũ dù cách không xa Dinh tỉnh Trưởng và chợ.

Tượng Phật xuất hiện trong nhiều yếu tố điêu khắc. Với dân tộc Khmer, tính cộng đồng rất cao, ngôi chùa là nơi thiêng liêng nhưng cũng rất gần gũi. Khi vào chùa, khách thăm viếng nhớ phải bỏ mũ nón, đi chân không để tỏ lòng tôn kính.

Tượng Phật xuất hiện trong nhiều yếu tố điêu khắc. Với dân tộc Khmer, tính cộng đồng rất cao, ngôi chùa là nơi thiêng liêng nhưng cũng rất gần gũi. Khi vào chùa, khách thăm viếng nhớ phải bỏ mũ nón, đi chân không để tỏ lòng tôn kính.

Và, khi ông qua đời, theo di nguyện, nhục thân được hỏa táng ở ngôi chùa cận kề, di cốt trong lọ trên bàn thờ nghi ngút khói hương.

Chùa Monivonsa Bopharam, với tôi, không chỉ là điểm nhấn kiến trúc và tâm linh của Phật giáo hệ phái Nam Tông Khmer ở Cà Mau, mà còn có trong hoài niệm, như thế...

loading...