Đức Phật

Điều gì thôi thúc Đức Phật xả ly cuộc sống vương giả?

Thứ bảy, 22/03/2020 04:00

Thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy rõ ràng những hệ quả không thể nào tránh khỏi của vô thường. Do vậy, Ngài bị thôi thúc mạnh mẽ bởi ước muốn xả ly thế tục và chiến thắng tâm vô minh chấp thường.

 > Giáo pháp của Đức Phật là toa thuốc trị liệu mọi nỗi khổ đau của nhân sinh

Sau khi chứng kiến bốn cảnh khổ - sinh, già, bệnh, chết - của con người, Thái tử Tất Đạt Đa nhận thấy mọi vật chất tài bảo mà phụ vương Ngài sở hữu chẳng khác nào những giấc mơ và bóng ảnh. Ngài nhận ra ngay chính thân thể và đời sống cũng không thuộc về ai, bởi không ai giải đáp được hai câu hỏi cốt yếu trong cuộc sống: khi nào cái chết đến và mình sẽ chết như thế nào. Thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy rõ ràng những hệ quả không thể nào tránh khỏi của vô thường. Do vậy, Ngài bị thôi thúc mạnh mẽ bởi ước muốn xả ly thế tục và chiến thắng tâm vô minh chấp thường.

Sau khi chứng kiến bốn cảnh khổ - sinh, già, bệnh, chết - của con người, Thái tử Tất Đạt Đa nhận thấy mọi vật chất tài bảo mà phụ vương Ngài sở hữu chẳng khác nào những giấc mơ và bóng ảnh.

Sau khi chứng kiến bốn cảnh khổ - sinh, già, bệnh, chết - của con người, Thái tử Tất Đạt Đa nhận thấy mọi vật chất tài bảo mà phụ vương Ngài sở hữu chẳng khác nào những giấc mơ và bóng ảnh.

 Một đêm, hoàng hậu Da Du Đà La gặp ác mộng, toàn bộ trang sức và ngai vàng của nàng bị đập vỡ, cả mặt trời và mặt trăng đều trụ ở phương Bắc thay vì luân chuyển trên bầu trời như bình thường. Giấc mơ đáng sợ và báo hiệu đầy sự bất tường này khiến nàng bừng tỉnh giấc giữa đêm khuya. Nàng đánh thức Thái tử đang ngủ say bên cạnh để kể về cơn ác mộng vừa trải qua. Thái tử trấn an nàng rằng, “Những giấc mơ trong luân hồi luôn chỉ là ảo mộng và vốn không có thật. Ngay lúc này, cơn ác mộng của nàng chẳng thể đem lại điều gì bất tường, bởi chính ta vừa có rất nhiều giấc mơ tốt đẹp”. Ngài nói thêm, “Ta mơ thấy từ lỗ rốn của ta mọc ra một cái cây khổng lồ bao trùm khắp thế gian. Ta nằm gối đầu lên núi Tu Di, và mỗi tay của ta với tới hai dòng sông lấp lánh như bảo báu ở phương Đông và phương Bắc, và hai chân duỗi tới tận đại dương bao la ở phương Nam.” Sau khi nghe những lời an ủi nhẹ nhàng này, hoàng hậu Da Du Đà La cảm thấy yên tâm và an lành ngủ thiếp đi.

Chư Thiên trợ giúp Thái tử rời cung điện

 Sau đó, khi lính gác và cung nữ đã ngủ say, Đế Thích Thiên Vương cùng chư thiên đã hạ giới để giúp Thái tử Tất Đạt Đa rời khỏi cung điện. Họ nhẹ nhàng đánh thức Xa Nặc, người giữ ngựa, lấy chú ngựa Kiền Trắc và sẵn sàng chờ phía ngoài cung điện. Đế Thích Thiên Vương và bốn vị thần giám hộ nhấc bổng Thái tử cùng Xa Nặc và Kiền Trắc lên bầu trời. Họ nhiễu ba vòng quanh cung điện, thành phố và xa hơn nữa, cầu mong có được sự chấp thuận của tất cả mọi người và nói lời từ biệt với họ khi họ cùng rời đi.

Một lát sau, Sakyanama, một cận thần thân tín của Thái tử, giật mình tỉnh giấc, thoáng thấy một tia sáng trên bầu trời và tưởng đó là mặt trăng. Nhưng khi dụi mắt nhìn lại lần nữa, anh ta nhận ra đó không phải mặt trăng mà là Thái tử Tất Đạt Đa đang trên con đường xuất gia tìm đạo. Anh ta cầu xin Thái Tử hãy ở lại và lớn tiếng khóc than: “Xin Ngài đừng từ bỏ cuộc sống hoàng gia, đừng từ bỏ hàng nghìn phi tần và hoàng tộc, và trên hết, xin Ngài đừng phá vỡ ước mơ của Phụ vương Ngài.”

Đức Phật là một nhà đại giáo dục

Chư Thiên trợ giúp Thái tử rời cung điện.

Chư Thiên trợ giúp Thái tử rời cung điện.

Thái tử Tất Đạt Đa chốc lát nhìn lại và đáp lời Shakyanama: “Vương vấn gia đình và người thân tựa như buộc mình bằng dây thép. Nếu không cắt bỏ lúc này, sự bám chấp vào tiện nghi và lạc thú thế gian sẽ trói buộc ta mãi mãi. Bám chấp vào gia đình cũng như cầm rắn độc cuốn quanh đầu, để rồi bị chính con rắn ấy hại chết. Hoặc giống như đi vào hang sâu đang cháy sau khi vừa ăn trái độc. Tốt hơn hết ta nên lánh thân vào rừng, tìm một loại rượu tiên đong đầy giác ngộ».

Sáng hôm sau, Shakyanama thuật lại lời Thái tử Tất Đạt Đa cho phụ thân Ngài, Quốc vương Tịnh phạn, cùng Hoàng hậu và thân quyến trong Hoàng tộc. Tất cả Hoàng gia đều vô cùng sửng sốt. Ai nấy đều khóc than, sững sờ vì khổ đau và phiền muộn. Toàn bộ hoàng cung bao trùm trong tiếc thương và tuyệt vọng.

Thái tử Tất Đạt Đa đi 12 dặm từ thành Ca Tỳ La Vệ về phía Đông, theo hướng về Chorten Namdagdrung, nơi một nghìn Đức Phật của Hiền Kiếp này đều sẽ đến để cắt bỏ mái tóc và xả ly mọi luyến ái thế gian. Khi đến gốc cây bên cạnh một bảo tháp, Thái tử xuống ngựa. Ngài vô cùng hoan hỷ khi đến nơi này, Ngài đã tháo bỏ tất cả hoàng phục và đồ trang sức với nụ cười viên mãn. Sau đó, tay phải cầm gươm, tay trái cầm tóc, Ngài cắt phăng mái tóc đen mượt của mình. Khi Ngài ném những lọn tóc lên bầu trời, Đế Thích Thiên Vương đã bắt lấy và mang tất cả tóc Ngài về cõi thiên như những linh vật ban gia trì. Để ghi nhớ thánh địa này, dân chúng trong vùng cùng Đế Thích Thiên Vương, sau đó đã dựng nên Bảo tháp thứ hai tại đây, bên trong Bảo tháp còn lưu giữ một số di vật như hoàng bào và tóc của Thái tử.

Người tùy tùng Xa Nặc đã than khóc khi nhìn thấy Thái tử tự cắt tóc và cởi bỏ hoàng bào. Xa Nặc không thể nói nên lời, hai hàng nước mắt lăn dài trên má như những viên ngọc pha lê. Chú ngựa Kiền Trắc cũng chung niềm thương tiếc, cả hai buồn bã khóc khi nhìn Thái tử khoác lên mình bộ y màu nghệ được cúng dường bởi Đế Thích Thiên Vương, để trở thành một vị tu sỹ sống đời thanh tịnh. Thái tử cảm thấy vô cùng thoải mái, Ngài an ủi Xa Nặc, “Ngươi không nên buồn rầu và khóc lóc như vậy. Thay vì thế, ngươi hãy đưa Kiền Trắc và cùng toàn bộ trang sức của ta về cung, trao lại cho công chúa Da Du Đà La và phụ vương của ta.” Xa Nặc và Kiền Trắc vô cùng đau buồn và thương xót, cả hai miễn cưỡng quay trở về hoàng cung, ủ rũ như thể cả cuộc sống, trái tim và linh hồn đều trở nên trống rỗng. Cả hai mất bảy ngày mới về tới cung điện thành Ca Tỳ La Vệ.

Đức Phật thăm Tỷ kheo lâm bệnh

Đức Phật trở về thăm hoàng cung sau khi Ngài thành đạo

Đức Phật trở về thăm hoàng cung sau khi Ngài thành đạo

Khi về gần đến hoàng cung, Xa Nặc nghĩ: “Làm sao mình có thể đối diện với hoàng hậu Da Du Đà La và Quốc vương Tịnh Phạn? Tốt hơn hết ta nên để Kiền Trắc một mình quay về hoàng cung”. Nghĩ rồi, Xa Nặc xuống ngựa, thả yên cương để Kiền Trắc tự tìm đường về cung. Khi chú ngựa tiến vào thành, tất cả thành viên hoàng tộc và cùng thần dân trong vương quốc  đều nhìn thấy yên ngựa trống vắng không người cưỡi, ai nấy đều kêu khóc thảm thiết, chẳng khác nào những linh hồn bất hạnh đau khổ nơi địa ngục. Kiền Trắc không thể nào tiếp tục bước đi. Quá đau buồn, Kiền Trắc cứ đứng yên cổng thành và kêu khóc, trong khi cả hoàng gia đứng vây quanh.

Đức Phật giải đáp 6 câu hỏi của vua cha vì sao Ngài từ bỏ ngai vàng để xuất gia tìm đạo

Về sau, khi đã thành tựu giác ngộ, Thái tử Tất Đạt Đa đã hồi đáp lại nhiều lời thỉnh cầu tha thiết của Phụ vương Ngài, quay trở về hoàng cung để trò chuyện với hoàng gia. Khi đó, Quốc vương đã đặt sáu câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân khiến Thái tử từ bỏ cảnh xa hoa và tiện nghi của cuộc sống đế vương, để trở thành một vị tu sỹ: “Chúng ta đều vô cùng hồi hộp và háo hức khi biết Ngài nhận lời trở về cung thăm gia đình. Song ta vô cùng muốn biết lý do đã khiến Ngài quyết định xả ly thế tục”.

“Đầu tiên, vì sao Ngài muốn lánh thân nơi rừng rậm, bỏ mặc hoàng cung rực rỡ như ánh nắng mặt trời? Thứ hai, vì sao Ngài rửa tay bằng nước băng tan dưới ánh nắng mặt trời, nơi những dòng sông chảy qua cánh đồng rộng mênh mông, thay vì thứ nước thơm mát lạnh ở trong bình vàng được cúng dường bởi cung nữ xinh đẹp trẻ trung ? Thứ ba, sao Ngài lại chọn ngồi trên nền đất trống, không có ngai vàng, không đồ trang hoàng, không phủ gấm hay không lót đệm ngồi sang trọng? Thứ tư, tại sao Ngài lại khoác tấm y màu nghệ này, mà từ bỏ hoàng bào được dệt nên bởi những tơ lụa tuyệt hảo nhất, nhuộm màu rực rỡ từ những chất liệu tốt nhất? Thứ năm, sao Ngài có thể hoan hỷ ôm bình bát khất thực, trong đôi bàn tay tựa như đóa hoa sen? Cuối cùng, vì sao Ngài lại tự hành hạ tấm thân vương giả của mình bằng việc sống khổ hạnh trong rừng hoang, rời xa mọi thú vui trong nội cung với phi tần mỹ nữ?”.

Suy ngẫm về cuộc đời đức Phật

Ta đã thấy bản chất thực sự của đời sống con người là ai cũng phải thuận theo quy luật ốm bệnh, già nua và chết.

Ta đã thấy bản chất thực sự của đời sống con người là ai cũng phải thuận theo quy luật ốm bệnh, già nua và chết.

Đức Phật đáp lại Phụ vương bằng nét mặt tươi cười và nụ cười rạng rỡ:

 1. “Ta đã thấy bản chất thực sự của đời sống con người là ai cũng phải thuận theo quy luật ốm bệnh, già nua và chết. Dù bao nhiêu của cải giàu sang cũng chẳng thể thay đổi điều này. Chính vì vậy nên ta chọn cuộc sống trong rừng, và ta thấy đời sống khổ hạnh trong rừng này không có hại gì cả. Ta đã nhìn thấy sự thật rằng dù ta rửa tay và cơ thể mình bằng nước thơm cũng không bao giờ tịnh hóa được những ham muốn hoặc những luyến ái si mê”.

 2. “Thân và tâm chúng ta cần được trang hoàng bởi lòng từ bi thay vì xoa bột gỗ đàn hương. Tay của chúng ta cần quen với việc bố thí của cải với tâm hoan hỷ và nhậm vận tự nhiên, chứ không phải chỉ để đeo trang sức ngọc ngà”.

3. “Ngai vàng và giường nệm hoàng cung tuy bề ngoài có vẻ tiện nghi, song lại chính là nguồn gốc tạo nên tâm bám chấp và ganh ghét, với vô số nỗi sợ hãi và căng thẳng lo âu khi ta sở hữu chúng. Mặc một tấm áo choàng bằng loại vải lụa tốt nhất cũng không khác nào khoác tấm da rắn, dù chúng ta đều tưởng mình đang được bao bọc bởi sự êm ấm và giàu sang. Tuy vậy, tấm y màu nghệ này vô cùng thanh tịnh, không chút nhiễm ô chấp chước.”

 4. “Chiếc bát khất thực cũng là một vật thanh tịnh, chứa đựng phẩm vật của sự viên mãn. Cội nguồn bản ngã của một vị quốc vương xuất phát từ sự sở hữu một cung điện tráng lệ, với của cải giàu có và quyền lực thống trị trước hoàng hậu và thần dân. Trên thực tế, tất cả của cải và quyền lực này đều rất vô thường, rốt cuộc chỉ mang lại khổ đau. Vì vậy, ta đã hoàn toàn xả ly mọi xiềng xích ấy và chọn sống một mình trong rừng, đây chính là thiên đường của thế gian”.

Ta không tin rằng bất kể con người có làm gì, số phận vẫn không thay đổi. Song ta tin số phận sẽ không thay đổi, nếu chúng ta không thực hành chuyển hóa nghiệp.

Theo: daophatngaynay.com.vn

loading...